3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng không truy cứu trách
3.4.3. Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác quản lý giải quyết vụ việc
việc tạm đình chỉ, giải quyết các vụ án, vụ việc hết thời hiệu
Các cơ quan tư pháp hình sự cần phải tiếp tục quan tâm, rà soát các vụ việc, vụ án đang bị tạm đình chỉ giải quyết, nếu thỏa mãn các điều kiện để áp dụng quy định khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu thì phải ra quyết định khơng khởi tố vụ án hoặc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đúng theo
quy định của pháp luật. Đơi với những trường hợp có căn cứ đê xác định lý do tạm đình chỉ khơng cịn thì cần phải phục hồi vụ án, khẩn trương tiếp tục điều tra, làm rõ tội phạm và người phạm tội để giải quyết vụ án một cách kịp thời, chính xác tránh bỏ lọt tội phạm, cần xem xét lại công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ tạm đình chỉ, xem xét có khắc phục được hay khơng những thiếu sót trong hồ sơ đế kịp thời xử lý. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau hơn trong việc quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ đảm bảo việc giải quyết một cách thống nhất, có hiệu quả, khơng để kéo dài q lâu thời hạn giải quyết do không thống nhất được quan điểm giữa các bên. Khi tiến hành đình chỉ hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc vụ án hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, có trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong q trình giải quyết vụ án, vụ việc đó hay khơng từ đó có hình thức xử lý phù hợp nhằm hạn chế những tiêu cực trong việc áp dụng quy định nhân đạo này.
Bên cạnh đó, để có thề đánh giá được một cách toàn diện hiệu quả áp dụng trên thực tiễn của quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu thì chúng ta cần phải bổ sung thêm các chỉ tiêu thống kê về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự (trong đó có khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu). Đây là giải pháp thực sự cần thiết bởi thực tế số lượng các vụ việc không khởi tố do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự rất nhiều nhưng chưa được theo dõi bằng các số liệu thống kê hình sự đề chúng ta có thể đánh giá, từ đó tham mưu cho công tác áp dụng quy định nhân đạo này trong thực tiễn được hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Qua kết quả nghiên cứu tại Chương này, chúng ta có thể nhận thấy mặc dù trong lần pháp điển hóa lần thứ ba này đã bổ sung nhiều điểm mới tiến bộ trong BLHS, tuy nhiên hiện tại các quy định về không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu vẫn cịn những tồn tại, hạn chế cả về kỹ thuật lập pháp cũng như nội dung của điều luật cần phải được tiếp tục nghiên cứu, định hướng hoàn
thiện trong tương lai.
2. Đe có thể đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu trên thực tiễn và xây dựng những định hướng, kiến giải lập pháp về quy định này chúng ta cần phải bám sát và quán triệt những cơ sở lý luận, lập pháp và thực tiễn thì mới xây dựng được những kiến giải chính xác về mặt khoa học, lý luận cũng như có chất lượng, khả thi trên thực tiễn.
3. Dựa trên những cơ sở đó, luận văn đà đưa ra một số định hướng, kiến giải về mặt lập pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật về khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định nhân đạo này trên thực tiễn đó là: Hồn thiện hệ thống các quy định pháp luật hình sự; Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra viên, Kiếm sát viên, Thấm phán và các cán bộ tư pháp; Tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân; Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác quản lý giải quyết vụ việc tạm đình chỉ, giải quyết các vụ án, vụ việc hết thời hiệu.
KÊT LUẬN
Việc nghiên cứu đề tài “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thòi hiệu
- Lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong luận
vãn cao học này cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung dưới đây.
1. Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu là một biện pháp tha miễn quan trọng trong pháp luật hình sự. Mặc dù chưa được ghi nhận một cách trực tiếp trong BLHS 2015 nhưng nó được thể hiện qua quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 27, 28 BLHS và quy định về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại tại Điều 75 Bộ luật này.
2. Khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội (hoặc pháp nhân thương mại phạm tội) đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật hình sự quy định thì sẽ được hưởng quy định nhân đạo của Nhà nước, đó chính là khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Nói cách khác, chu thể phạm tội được xóa bỏ hồn tồn hậu quả pháp lý về mặt hình sự giống như được áp dụng một dạng miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên trên cơ sở mục đích của luật hình sự đã đạt được, khơng cịn cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nữa. Quy định này một mặt đà thể hiện được tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam, bên cạnh đó cịn đặt ra trách nhiệm cho các cơ quan tư pháp hỉnh sự trong việc không ngừng đấu tranh, phát hiện, xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các lợi ích mà tội phạm xâm hại.
3. Đe áp dụng quy định “không truy cứu trách nhiệm hĩnh sự do hết thời
hiệu ” trong thực tiễn không phải vấn đề đơn giản bởi lẽ quy định này liên quan rất
nhiều đến các chế định liên quan khác như thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm và phân loại tội phạm, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại... Bên cạnh đó, nhiều vấn đề chưa được quy định chính thức và cụ thể trong BLHS cũng như chưa được các cơ quan tư pháp trung ương hướng dẫn một cách thống nhất dẫn đến hiệu quả áp dụng quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu vẫn cịn hạn chế. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định này trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến 2021, chúng ta có thể
thây được những kêt quả đã đạt được cũng như những vân đê cịn tơn tại và nguyên nhân từ đó có cơ sở để xây dựng những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu.
4. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay để hồn thiện hơn pháp luật hình sự cũng như phù hợp với nhận thức khoa học và thực tiễn giải quyết các vụ án, nhà làm luật cần ghi nhận trường hợp khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên với những điều kiện chặt chẽ của nó. Đồng thời bồ sung thêm một số quy định để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nước ta và đảm bảo tính phân hóa trong việc áp dụng trường hợp khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu. Bên cạnh đó, cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong một số trường hợp còn tồn tại nhiều vướng mắc và thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định nhân đạo này trong thực tiễn để việc áp dụng đảm bảo có căn cứ hợp pháp và đúng pháp luật.
5. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong chừng mực nhất định, luận văn mới chỉ đạt được những kết quả trong phạm vi khả năng nghiên cứu và những vấn đề lý luận và thực tiễn mà học viên tổng kết được. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn quy định này dưới góc độ nhận thức - khoa học là việc làm cần thiết để góp phần hồn thiện pháp luật hình sự, khơng chỉ bảo vệ tốt hơn quyền con người mà cịn nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11.
liệu tiêng Việt
Đỗ Tuấn Anh (2019), Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật
hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa), Luận văn
thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch Ỉ3/2012/TTLT hướng dẫn thi hành một số
quy định của Bộ luật TTHS 2003 và Luật thi hành án hình sự 2010, Hà Nội.
Bộ Tư pháp (2017), Giới thiệu Luật sửa đôi, hô sung một số điều của BLHS
2015, Hà Nội.
Lê Vàn Cảm, Trịnh Tiến Việt (2001), “Chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam: Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí khoa học pháp lý, (02).
Lê Văn Cảm - Trần Thị Hoàng Lan (2020), “Lý luận về thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện chế định này”, Tạp chí
Khoa học kiểm sát, (05, 06).
Lê Vãn Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (12).
Lê Văn Cảm (2018), Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự
Việt Nam sau pháp điên hóa lần thứ ba, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Lê Văn Cảm (2018), Pháp luật hĩnh sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay - Lịch
sử và thực tại, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bán trong khoa học luật hình sự
(Phần chung), Giáo trình sau đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Chính phủ (2015), Tờ trình 186/TTr — CP ngày 27/4/2015 về dự án Bộ luật
hĩnh sự sửa đổi, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 02 tháng 6
năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thắng pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyêt 49-NQ/TW ngày 24 tháng 5
năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cái cách tư pháp đến năm 2020,
Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
13, Hà Nội.
Hoàng Minh Đức - Lê Quang Thắng (2018), “Bàn về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017”, Tạp chí Nghề luật, (2).
Đinh Bích Hà (dịch) (2007), BLHS Trung Quốc 1997, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Phạm Hồng Hải (2001), “Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng chế định này trong thực tiễn”, Tạp chí Luật học, (05).
Nguyễn Ngọc Hòa - Lê Thị Sơn (2011), “về phần chung Bộ luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức”, Tạp chí Luật học, (09).
Nguyễn Ngọc Hịa (1999), Từ điên giải thích thuật ngừ Luật học: Luật hình
sự, Luật tổ tụng hĩnh sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Hịa (2020), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại —
Nhận thức cần thống nhất, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Hoa (2009), Những vấn đề lỵ luận và thực tiễn về chế
định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học -• • Ã. Ẩ. * •• • • ••
Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Hoàng Ngọc Hoài (2003), “Hoàn thiện chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tịa
án nhân dân, (05), tr. 19.
Phùng Văn Hoàng (2020), “Bàn về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, đăng ngày 29/9/2020.
Bùi Văn Hưng (2016), “Tìm hiểu chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Trung Quốc”, Tạp chí Kiểm sát, (06), tr. 53 - 62.
Liên Hợp Quốc (2003), Công ước của Liên Hợp quắc về phòng chống
tham nhũng.
25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36.
Vũ Thành Long (2016), Những vướng măc, bát cập trong việc truy nã bị
can, bị cáo và việc áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, Tạp chí
Kiểm sát (19), tr. 26-30.
Nguyễn Hữu Nam (2020), Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của Bộ luật hình sự 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học• • • • 7 • • • • 2 4^2 • •
Luật Hà Nội, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2021), Hồng Việt hình luật, Nxb Hồng Đức.
Nguyễn Tố Phương (2018), Thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Đinh Văn Quế (2009), “Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể”, Tạp chí tịa án nhân dân, (19), tr. 7-14.
Đinh Văn Quế (2020), Bĩnh luận Bộ luật hình sự 2015 Phần chung, Nxb Thơng tin và truyền thơng, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự
1985, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự
1999, sửa đơi bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021), Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015, sửa đơi bơ sung năm 2021, Nxb Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật hình sự
2015, sửa đổi bơ sung năm 2017, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết số
4Ỉ/20Ỉ7/QHỈ4 ngày 20/6/2017 về việc thi hành BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và về hiệu lực thỉ hành của BL TTHS 2015, Luật tô chức CQĐT hình sự 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Hà Nội.
Nguyễn Trường Thiệp (2020), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo BLHS 2015 Lý luận, thực tiễn và lập pháp”, trong cuốn sách: Trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, Nhận thức cần thống nhất, của
Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Tư pháp, tr. 159.
31. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49.
Trần Quang Tiệp (2002), “Các quy định cơ bản của phần chung pháp luật hình sự Vương quốc Anh”, Tạp chỉ Nhà nước và Pháp luật, (12), tr. 65 -72.
Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (04), tr. 4.
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điền giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hịa Liên hang
Đức, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giảo trình Luật hình sự Việt Nam Phần