Thực trạng dạy học đọc hiểu truyện dân gian và việc sử dụng hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 35 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu truyện dân gian và việc sử dụng hệ thống

thống câu hỏi đọc hiểu của giáo viên

Để tìm hiểu thực trạng dạy học đọc hiểu truyện dân gian và việc sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu của GV chúng tôi tiến hành khảo sát qua bảng hỏi GV và HS tại các trường THPT trong tỉnh Lai Châu. Cụ thể là:

Mục đích: Đánh giá thực trạng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam.

Nội dung khảo sát:

- Thực trạng dạy học đọc hiểu truyện dân gian và việc sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu của GV

- Thực trạng học truyện dân gian và năng lực đọc hiểu truyện dân gian của HS lớp 10.

Phương pháp và kĩ thuật khảo sát:

Sử dụng bảng hỏi giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, HS tại các trường THPT trong tỉnh Lai Châu (Phụ lục 3)

Kết quả khảo sát được thể hiện qua phần dưới đây:

1.2.2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học truyện dân gian lớp 10

Để đánh giá thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học truyện dân gian lớp 10, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của GV dạy môn Ngữ Văn qua câu hỏi số 1 – Phụ lục 3. Kết quả khảo sát được thể hiện:

Bảng 1.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên

Phương pháp dạy học Thường xuyên

Đôi khi Không dùng

Diễn giảng – minh hoạ 86.4 13.6 0

Vấn đáp, đàm thoại 63.6 36.4 0

Phát hiện, giải quyết vấn đề 22.7 13.6 63.6

Vận dụng công nghệ thông tin 45.5 45.5 9.1

Phương pháp thảo luận 68.2 31.8 0

Phương pháp dạy theo dự án 0 45.5 54.5

Phương pháp dạy học tình huống 9.1 45.5 45.5 Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV chưa vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy truyện dân gian lớp 10, chủ yếu phương pháp truyền thống như diễn giải, đàm thoại...Mặc dù vậy, việc thực hiện đổi mới PPDH đặc biệt đổi mới việc đặt câu hỏi cho HS có một số chuyển biến bước đầu như:

+ Đối với bài giảng kiến thức mới: GV dùng hệ thống câu hỏi gợi mở, tổ chức hướng dẫn học sinh bằng cách đặt vấn đề

+ Đối với giờ luyện tập: HS thảo luận nhóm, GV tổng kết ưu khuyết điểm và đưa ra lời nhận xét

lớp 10 bậc THPT

Bảng 1.6: Thực trạng đặt câu hỏi của GV trong dạy học truyện dân gian cho HS lớp 10

Stt Nội dung Khơng

thực hiện Ít thường xun Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Hoàn toàn theo SGK Ngữ

Văn 75.0 5.0 0.0 20.0

2 Câu hỏi SGK chiếm phần lớn,

thêm ít bài tập liên hệ thực tế 52.5 47.5 0.0 0.0 3

Câu hỏi trong SGK chiếm phần

ít. Chủ yếu là câu hỏi tự soạn 45.5 45.5 9.1 0.0 4

Bài tập hoàn toàn do GV tự soạn 50.0 0.0 30.0 20.0

Thực tế, việc sử dụng các câu hỏi đọc hiểu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài dạy học trên lớp mà còn ảnh hưởng đến kết quả đọc hiểu của học sinh trong quá trình dạy học. Qua khảo sát cho thấy, đa số giáo viên thường sử dụng với câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, ít khi giáo viên soạn thêm các bài tập mới, nếu có chủ yếu tập trung vào các tiết dạy mẫu, có người dự giờ thăm lớp. 100% giáo viên không soạn các câu hỏi riêng cho phần tìm hiểu bài (thể hiện ở giáo án của giáo viên). Điều này cũng dễ hiểu, vì SGK đã có những bài tập sẵn, hơn nữa trình độ giáo viên cũng hạn chế khơng dễ làm theo cách này. Tình hình này cũng đồng nghĩa với tình trạng GV chưa quan tâm nhiều đến việc bổ sung thêm những bài tập nhằm liên hệ vận dụng thực tiễn cuộc sống cho học sinh.

Qua dự giờ tập đọc của giáo viên, chúng tôi nhận thấy, việc dạy học đọc hiểu trên lớp của giáo viên đã tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình dạy học, tuy nhiên nhiều tiết dạy chỉ “điểm qua” từng bước trong quy trình dạy học, chưa có trọng tâm. Học sinh tỏ ra hiểu bài, trả lời được các câu hỏi

trong SGK, song còn gượng ép, chưa thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng của bản thân, chưa thực sự là chủ thể của hoạt động tiếp nhận, đặc biệt thiếu “cơ hội” liên hệ thực tiễn cuộc sống.

Từ bảng số liệu cho thấy, đa phần giáo viên dạy học đọc hiểu theo SGK và hệ thống bài tập cho sẵn, chỉ khi có tiết dạy mẫu giáo viên mới bổ sung những câu hỏi tự soạn để cho học sinh liên hệ bản thân và thực tiễn cuộc sống. Các bài tập đọc hiểu thiếu những bài tập mang tính vận dụng vào thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn giao tiếp trong xã hội. Phần lớn giáo viên trả lời là tương đối thường xuyên liên hệ thực tiễn cuộc sống, giúp các em rút ra các bài học cho bản thân , song điều đó chưa được thể hiện trong giáo án của giáo viên. Đây cũng là một chỗ trống cần giúp giáo viên bổ khuyết.

1.2.2.3. Thực trạng việc sử dụng hệ thống câu hỏi của giáo viên trong dạy học truyện dân gian lớp 10 bậc THPT

Bảng 1.7: Thực trạng việc sử dụng hệ thống câu hỏi của giáo viên trong dạy học truyện dân gian lớp 10 bậc THPT

Stt

Nội dung Khơng

thực hiện Ít thường xun Thường xun Rất thường xuyên 1 CH khai thác được đặc sắc

nổi bật của các thể loại truyện dân gian

75.0 5.0 0.0 20.0

2 CH có tính dẫn dắt, gợi mở để học sinh khám phá vẻ đẹp về nội dung câu chuyện

52.5 47.5 0.0 0.0

3 CH có khả năng phân hóa

đối tượng học sinh 45.5 45.5 9.1 0.0

4 Cấu trúc câu hỏi ngắn gọn,

rõ ràng, trực tiếp 50.0 0.0 30.0 20.0

5 CH kích thích năng lực tư

6 Hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng phù hợp các khâu của quá trình đọc hiểu văn bản

45.5 45.5 10.0 0.0

Kết quả khảo sát cho thấy: Hệ thống câu hỏi để phát triển năng lực đọc hiểu cho HS của GV ít được chú trọng đến. Hình thức đặt câu hỏi được thường xuyên nhất là: “Cấu trúc câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, trực tiếp” với 50% GV lựa chọn và “Câu hỏi khai thác được đặc sắc nổi bật của các thể loại

truyện dân gian” với 20% GV thường xuyên sử dụng. Trong đó, để phát triển

năng lực đọc hiểu cho HS yêu cầu câu hỏi cần phải “Câu hỏi có khả năng

phân hóa đối tượng học sinh. Câu hỏi kích thích năng lực tư duy của người học. Hệ thống câu hỏi phong phú đa dạng, phù hợp với các khâu của q trình đọc hiểu văn bản,” thì ít được chú trọng. Điều đó cho thấy kỹ thuật đặt

câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của HS mới chỉ mức độ khá khiêm tốn.

Qua thực tế đứng lớp cũng như đi dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy cách xây dựng hệ thống câu hỏi trong từng tiết dạy tác phẩm văn chương nói chung và truyện dân gian Việt Nam nói riêng của giáo viên cịn rất nhiều hạn chế, chưa phát triển được năng lực đặc biệt là năng lực đọc hiểu cho học sinh. Có những tiết giáo viên chỉ đặt một loại câu hỏi duy nhất, câu hỏi rất dễ, học sinh không cần suy nghĩ, suy luận mà chỉ cần nhìn SGK đọc lên. Chính vì thế mà khả năng tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích của học sinh khơng có và sẽ dẫn tới tình trạng khi viết văn lời văn khơ khan chỉ biết sao chép theo khuôn mẫu mà khơng có sự sáng tạo. Bên cạnh đó, có những tiết giáo viên đặt rất nhiều câu hỏi vụn vặt, thậm chí gặp đâu hỏi đó, câu hỏi q khó, hỏi “ tấn cơng” HS đến khi nào không trả lời được mới thôi. Điều này dẫn tới tình trạng khơng khí lớp nặng nề,căng thẳng, khơng làm cho HS hứng thú, tích cực

mà cịn lo sợ mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi. Vậy làm thế nào để xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung và truyện dân gian Việt Nam nói riêng cho phù hợp. Đây là vấn đề chúng tơi băn khoăn, trăn trở, muốn tìm ra giải pháp để giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy.

1.2.2.4. Đánh giá về ưu điểm, lợi thế của của việc đặt câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh

Từ trên đánh giá của GV về kỹ thuật đặt CH nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của HS, chúng tôi cho rằng việc đặt CH nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của HS có vai trị rất cần thiết. Chúng tơi đã khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng 1.8: Đánh giá về ưu điểm, lợi thế của của việc đặt câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh

Stt Nội dung Khơng quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 1 HS phân tích được đặc điểm

nổi bật của các thể loại truyện dân gian trong những bài học cụ thể.

0.0 0.0 80.0 20.0

2 HS thể hiện quan điểm cá

nhân trong cách tiếp nhận 0.0 0.0 52.5 47.5 3 HS thể hiện tốt kỹ năng đọc

- hiểu văn bản 0.0 9.1 45.5 45.5

4 HS tìm hiểu, sưu tầm về văn

hóa dân gian… 0.0 20.0 30.0 50.0

5 HS có thái độ trân trọng, gìn giữ các giá trị văn hóa dân gian.

0.0 10.0 10.0 80.0

6 HS đặt mình vào các tình huống thực tế để từ đó có

tượng và năng lực sáng tạo độc lập

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần GV đánh giá ưu điểm, lợi thế của việc đặt câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu giúp HS “Về mặt kiến thức

học sinh phân tích được các đặc điểm nổi bật của các thể loại truyện dân

gian trong những bài học cụ thể” (100% ý kiến đánh giá), và “Câu hỏi đặt

học sinh vào các tình huống thực tế, trao cho học sinh “cơ hội” để phát huy trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo độc lập” có phiếu đánh giá (82.7% lựa

chọn). Đồng thời các ý kiến cũng xoay quanh ưu điểm, lợi thế của đặt câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh là: Về mặt kiến thức học sinh phân tích được các đặc điểm nổi bật của các thể loại truyện dân gian trong những bài học cụ thể; Học sinh sẽ thu nạp được những kiến thức thể hiện rõ cảm nhận, đánh giá của cá nhân trong cách tiếp nhận, và đặc biệt thể hiện được quan điểm của con người hiện đại; Học sinh thể hiện tốt kỹ năng đọc - hiểu văn bản tự sự, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề, lập luận logic.

1.2.3. Thực trạng học truyện dân gian và năng lực đọc hiểu truyện dân gian của học sinh lớp 10.

1.2.3.1. Tình hình học truyện dân gian của học sinh lớp 10

Bảng 1.9. Thực trạng học truyện dân gian của học sinh lớp 10

Stt Nội dung Khơng

thực hiện Ít thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên 1

Nghe giảng và ghi lại những gì giáo viên đọc chậm

0.0 10.0 80.0 10.0

2 Tích cực tham gia vào

hoạt động học trên lớp 0.0 47.5 52.5 0.0

3

Đọc sách, tìm hiểu thêm tài

4

Thực hiện tốt các yêu cầu từ

bài học 40.0 50.0 10.0 0.0

5

Đọc bài mới trước khi đến

lớp 80.0 10.0 10.0 0.0

6

Trao đổi với bạn bè để thảo luận về phân loại, đặc trưng của các thể loại truyện dân gian

45.5 45.5 10.0 0.0

Kết quả cho thấy đa số HS đã chú trọng đến hoạt động học truyện dân gian. Cụ thể, 100% HS đã“Nghe giảng và ghi lại những gì giáo viên đọc

chậm”. Số ít HS đã thực hiện “Đọc sách, tìm hiểu thêm tài liệu để bổ sung bài học”. Tuy nhiên việc tiến hành học để hiểu về ý nghĩa, cảm thụ nét đẹp,

hay của truyện như “Trao đổi với bạn bè để thảo luận về phân loại, đặc trưng

của các thể loại truyện dân gian; Đọc kỹ bài, tóm lược mục đích, ý nghĩa của truyện”...chưa được chú ý.

1.2.3.2. Đánh giá về năng lực đọc hiểu truyện dân gian của học sinh lớp 10, bậc THPT

Bảng 1.10: Đánh giá về năng lực đọc hiểu truyện dân gian của học sinh lớp 10, bậc THPT Stt Nội dung Khơng thực hiện Ít thường xun Thường xun Rất thường xuyên 1 Chủ động phản biện, đặt câu hỏi với GV, bạn bè về nội dung bài học

82.5 17.5 0.0 0.0

2 Đọc kỹ bài, tóm lược mục

đích, ý nghĩa của truyện 0.0 0.0 87.5 12.5

3

Đọc - hiểu ngôn từ: Nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.

4

Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của mỗi câu chuyện

52.5 47.5 0.0 0.0

5

Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học

45.5 45.5 9.1 0.0

6

Đọc - hiểu và thưởng thức

văn học. 50.0 20.0 30.0 0.0

Kết quả khảo sát cho thấy: Năng lực đọc hiểu của HS được thể hiện ở việc “Đọc kỹ bài, tóm lược mục đích, ý nghĩa của truyện” và “Đọc - hiểu

ngôn từ: Nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc” với

100%. Bên cạnh đó, một số nội dung cịn hạn chế như: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của mỗi câu chuyện; Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học; Đọc - hiểu và thưởng thức văn học đặc biệt nội dung “Chủ động phản biện, đặt câu hỏi với GV, bạn bè về nội dung bài học” cũng ít được chú trọng.

Kết quả phỏng vấn GV cho thấy: GV cho rằng học sinh hiếm khi hoặc không bao giờ chủ động phản biện, đặt câu hỏi với giáo viên, bạn bè về nội dung bài học hoặc thể hiện ý kiến cá nhân trước tập thể lớp khi tranh luận, thuyết trình trước lớp. Điều này cũng dễ thấy bởi trong giáo án của giáo viên không thiết kế các câu hỏi để học sinh được tranh luận thuyết trình về một nội dung học tập nào đó trước lớp. Bên cạnh đó, việc đọc hiểu của HS hiện nay mới dừng lại ở nội dung hiểu mục đích, nội dung câu chuyện chưa thể hiện ở việc cảm thụ nét đẹp, ý nghĩa và vận dụng vào thực tiễn.

Từ thực tiễn này, muốn dạy học đọc hiểu đạt kết quả tốt, cần tăng cường xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh

lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Xuất phát từ bản chất của khái niệm năng lực và năng lực đọc hiểu như các nhà nghiên cứu đã khẳng định, có thể thấy được vai trò của phát triển năng lực đọc hiểu cho HS trong dạy học mơn Ngữ Văn. Chính vì vậy, trong chương 1 đề tài đã đi sâu, phân tích và khái quát về đọc hiểu, năng lực đọc hiểu truyện dân gian đặc biệt khái quát về đặc trưng, nội dung,...của truyện dân gian ở bậc THPT.

Kết quả khảo sát thực trạng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu cho thấy hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam đã được nhận thức đúng về vai trò và được hiện thực hóa trong từng bài học, nhưng hiệu quả chưa cao, cịn mang tính hình thức.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu góp phần phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM

2.1. Định hƣớng xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 35 - 45)