Kết luận chung về dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 102 - 127)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.3. Kết luận chung về dạy học thực nghiệm

Qua việc so sánh đối chứng kết quả kiểm tra biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học truyện dân gian Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao tư duy, óc sáng tạo, trí lực học tập, nâng cao năng lực năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10.

Thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học truyện dân gian Việt Nam đảm bảo các kĩ năng, kiến thức cũng như theo mạch kiến thức vừa bao quát được môn học vừa giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức ngay từ đầu giáo viên phải gia công, tâm huyết để xây dựng được giáo án, kỹ thuật nêu vấn đề, đặt tình huống, giả thuyết.

Thứ ba: Tại nhóm thực nghiệm: Kết quả cho thấy, người học phải huy động kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn và áp dụng vào đời sống hàng ngày; phát huy được khả năng quan sát trực quan, tư duy lơgic, chủ động, tích cực trong học tập; Kết quả việc tiếp thu và vận dụng kiến thức ngay tại lớp của lớp thực nghiệm tốt; Phát huy được tính tự giác và tạo được hứng thú cho người học.

Bên cạnh đó, biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam đưa ra không những người học chủ động nắm vững được kiến thức cơ bản mà còn rèn luyện được những kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phát hiện sửa lỗi sai, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm bài tập.

* Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong quá trình đưa ra các biện pháp của giáo viên, một số câu hỏi do giáo viên chưa hợp lý. Thời gian phân bố theo chương trình chưa đảm bảo, có sự dao động về mặt thời gian trong quá trình sửa chữa, vận dụng.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những phân tích về mặt lý thuyết, kết hợp với sự phân tích thực nghiệm tại trường THPT chun Lê Q Đơn tỉnh Lai Châu, có thể thấy biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam là một điều cần thiết và cần được phổ biến áp dụng.

Việc tổ chức vận dụng biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam bước đầu có tính khả thi, có thể áp dụng trên diện rộng nhằm mang lại kết quả tích cực, qua đó phát triển năng lực môn học cho học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu kết quả nghiên cứu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài: “Xây

dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam” luận văn đã thu được các kết quả sau:

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu nước ngoài và trong nước, luận văn kế thừa và xây dựng các khái niệm về câu hỏi, xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực, năng lực đọc hiểu, truyện dân gia. Luận văn đánh giá cơ sở thực tiễn của xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam. Kết quả cho thấy hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam chưa được quan tâm và tổ chức một cách có hiệu quả. Đứng trước thực trạng trên thì việc nghiên cứu, xây dựng biện pháp để xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam là cần thiết.

Luận văn đã xây dựng các căn cứ để đề xuất giải pháp bao gồm nguyên tắt đảm bảo mục tiêu mơn học; Đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo và đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng; Nguyên tắt đảm bảo phù hợp với đặc điểm, nội dung chương trình mơn Ngữ văn THPT..

Đặc biệt luận văn đã tổ chức xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam bao gồm: Câu hỏi nhận diện thể loại truyện dân gian; Câu hỏi xác lập lại các nhân tố trong truyện dân gian; Câu hỏi tiếp nhận bối cảnh của các sự việc trong truyện dân gian; Câu hỏi tìm hiểu nhân vật trong truyện dân gian; Câu hỏi tìm hiểu về sự việc trong truyện dân gian; Câu hỏi xác định tình cảm, thái độ trong truyện dân gian; Câu hỏi đánh giá và phản hồi giá trị, ý nghĩa câu

chuyện từ phía học sinh; Câu hỏi yêu cầu đọc diễn cảm; Câu hỏi vận dụng kết quả đọc hiểu giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống; Câu hỏi đọc hiểu truyện mới

Trên cơ sở các cách thức đã xây dựng nhằm đánh giá tính khả thi và thực tiễn của các biện pháp, đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm về các biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam có hiệu quả cao phát triển năng lực đọc hiểu cho HS.

Để đạt được những kết quả như trên, chúng tơi thiết nghĩ mỗi giáo viên cần có ý thức, trách nhiệm, tâm huyết trong công tác giáo dục, tâm huyết xây dựng, tìm tịi để vận dụng, xây dựng hệ thống câu hỏi để phát triển năng lực của HS trong đó có năng lực đọc hiểu.

2. Khuyến nghị

Dựa vào kết quả thực nghiệm thu được, chúng tơi có những kiến nghị sau: - Tăng cường đưa câu hỏi vào dạy học môn Ngữ văn bậc THPT. Hiện nay, câu hỏi chương trình môn Ngữ văn bậc THPT mặc dù đã được Bộ GĐ&ĐT triển khai thực hiện nhưng vẫn cịn ít so với dung lượng chương trình.

- Để phát triển năng lực đọc hiểu cho HS phải được đổi mới một cách tồn diện trong đó chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học.

- Giáo viên cần có sự đầu tư, tiếp tục tổ chức dạy học các chủ đề khác nhằm tiếp tục phát triển năng lực của HS.

- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. - Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho dạy học tích hợp như thư viên, thư viện điện tử, hệ thống máy chiếu, tranh ảnh, tài liệu....

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Diệp Quang Ban (1991), Sơ lược về ngữ pháp văn bản và việc lựa chọn

một ngữ pháp văn bản thích hợp, Thông báo khoa học số 6/1991 – ĐHSPHN

1, Tr. 115 – 1

2. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết “Về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế”,

Số: 29-NQ/TW, Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hà Nội

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 (cơ bản), Nxb Giáo dục

4. Nguyễn Quang Cương (2002), Câu hỏi và bài tập với việc dạy – học tác phẩm văn chương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Viết Chữ (2012), "Vấn đề đổi mới toàn diện việc dạy học Ngữ

văn"– Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ

thông VN. NXB Đại học sư phạm Hà Nội

6. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian, đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học xã hội.

7. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb

Khoa học xã hội

8. Lê Thị Mĩ Hà (2013), “Vận dụng PISA vào đánh giá môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ

văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ GD&ĐT, NXB Đại học Sư phạm, tr.511-524.

9. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc- hiểu các bài tác gia văn học ở trung học phổ thơng, Tạp chí khoa

10. Nguyễn Thái Hòa (2004), “Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu”, Thông tin khoa học sư phạm, Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 5 (trang 4-7).

11. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác

phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), “Phát triển năng lực đọc trong dạy học Ngữ

văn”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7.

13. Nguyễn Thúy Hồng (2012), "Khung năng lực chủ chốt của chương trình

đánh giá quốc tế PISA", Tạp chí KHGD, số 7

14. Nguyễn Thúy Hồng (2012), "Tác động của đánh giá PISA tới phát triển

chương trình giáo dục phổ thơng ở một số nước", Tạp chí KHGD, số 8

15. Phạm Thị Huệ (2014), Mô hình câu hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn trung học, Luận án Tiến sĩ, viện KHGD Việt

Nam.

16. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 17. Nguyễn Thanh Hùng (2010), “Câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn

chương và những cách nhìn hiện đại”, Tạp chí khoa học giáo dục số 60.

18. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu văn, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

19. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục

20. Bùi Duy Khiêm (2015), Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học

giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường,

Nxb Giáo dục

22. Trịnh Thị Lan (2017), Văn bản và dạy học đọc hiểu văn bản ở trường trung học (Vận dụng vào dạy học truyện dân gian), Nxb ĐH Sư phạm.

23. Phan Trọng Luận (2014), Phương pháp luận giải mã văn bản văn học,

NXB Đại học sư phạm

24. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua

phương pháp và phương tiện dạy học mới (Tài liệu hội thảo -Tập huấn). Bộ

Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục THPT (Khoản vay số 1979 - VIE).

25. Nguyễn Thị Quốc Minh (2016), Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội.

26. Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên, 2003), Văn học dân gian- những cơng trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Kim Phong (Chủ biên, 2006), Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn

10, Nxb Giáo dục.

28. Nguyễn Lan Phương (2015), Đánh giá năng lực người học, Báo cáo khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 01- 2015.

29. Trần Đình Sử (2001), Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong dạy học

Ngữ văn hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Đỗ Ngọc Thống (2003), “Chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng và việc hình thành năng lực học văn cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số

66 (9/2003), tr. 26 -28.

31. Trần Thị Hồng Thu (2007), Mơ hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với

việc hình thành và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh trung học phổ thơng, Tạp chí Giáo dục, số 162/2007/, tr.22- 24.

32. Võ Quang Trọng (1997), Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

Framework for PISA.

Trang web tham khảo

34. https://123doc.org/document/2497151- truyen- co- dan- gian- viet- nam.htm

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Bảng thống kê các CH đọc hiểu bốn văn bản truyện dân gian trong SGK Ngữ văn 10, tập 1 (bộ cơ bản) STT Văn bản Số lượng CH CH trong SGK chuẩn 1 Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

5 1. Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết liệt kê, anh(chị) hãy phân tích:

a) Do đâu mà nhân vật An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào?

c) Sáng tạo những chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái…nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dưng Vương và việc mất nước Âu Lạc?

2. Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:

- Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.

- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.

3. Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thân thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?

4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai- giếng nước”? 5. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hóa như thế nào?

2 Tấm Cám 4 1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu

thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).

2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Q trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì? 3. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?

4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngồi xã hội?)

3 Tam đại con gà

2 1. Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

- “Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống

nào?

- “Thầy” đã giải quyết những tình huống đó ra sao?

- Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào? 2. Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một số đối tượng cụ thể là anh học trị dốt khơng?)

4 Nhưng nó

phải bằng hai mày

3 1. Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xịe năm ngón tay…bằng hai mày”.

Chú ý: a) Quan hệ giữa hai nhân vật: Cải và thầy lí

b) Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật trên.

2. Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện.

3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải.

Phụ lục 2 GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG Tiết 20+21 TẤM CÁM ( Truyện cổ tích) I. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Về kiến thức:

- Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm

- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hóa của Tấm;

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.

2. Về Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 102 - 127)