Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 74)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Quy trình thực nghiệm

Căn cứ tình hình thực tế, với nguồn lực hiện có, để đảm bảo tính khách quan, tính đại diện và tính giá trị của kết quả, q trình thực nghiệm áp dụng

thiết kế nghiên cứu đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, có nhóm đối chứng, có phân bố ngẫu nhiên. Quy trình thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm cụ thể như sau:

Để tiến hành thực nghiệm, luận văn khái quát một số bước như sau: Giai đoạn 1: Kế hoạch thực nghiệm

+ Bước 1: Xây dựng mục đích, lực chọn đối tượng, xác định thời gian,

địa điểm thực nghiệm.

+ Bước 2: Xác định nội dung và phạm vi thực nghiệm. + Bước 3: Biên soạn tài liệu thực nghiệm.

+ Bước 4: Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm. + Bước 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm.

Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm:

+ Bước 1: Phỏng vấn giáo viên về phương pháp dạy học hiện tại, cảm quan ban đầu của giáo viên đối với phương pháp hiện tại.

+ Bước 2: Xây dựng cách thức kiểm tra + Bước 3: Triển khai thực nghiệm

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm

+ Bước 1: Mô tả kết quả học tập của học sinh thông qua việc xử lý và

phân tích kết quả khảo sát trước thực nghiệm.

+ Bước 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm thông qua việc xử lý, phân tích kết quả đánh giá sau thực nghiệm.

+ Bước 3: Kết luận về tính khả thi của thực nghiệm qua phân tích, so sánh trước và sau thực nghiệm; so sánh tính bền vững của phương pháp dạy học tích cực.

Cụ thể từng giai đoạn thực hiện như sau: Bước 1: Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.

Bước 2: Xây dựng thang đánh giá, cách thức đánh giá nhằm đo lường kết quả, sự biến đổi, kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng thực nghiệm theo những yêu cầu nhất định để các kết luận rút ra sau thực nghiệm có thể vận dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm phạm vi rộng lớn, bảo đảm tính phù hợp và có thể có sai số nhỏ.

+ Khống chế các tác động không thực nghiệm, nếu chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong một lớp học.

+ Khống chế ảnh hưởng thứ tự các tác động. Bước 1: Chuẩn bị cho GV và học sinh

Về phía GV : Phối hợp với giáo viên xác định mục đích thực nghiệm; Xây dựng nội dung thực nghiệm; Yêu cầu của hệ thống câu hỏi; Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam

- Về phía HS: Học như thường ngày

Bước 2: Khảo sát kết quả thông qua phiếu đánh giá đối với học sinh và GV về biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam.

Bước 3: Xử lý kết quả thực nghiệm * Những lưu ý trong thực nghiệm:

- Các nhóm thực nghiệm phải như nhau về lứa tuổi, trình độ thể lực trình độ kĩ thuật, giới tính và một số trình độ khác.

- Thực nghiệm trên số lượng người đủ lớn, để số liệu nhận được có độ tin cậy cao.

- Để kết quả nghiên cứu khách quan, trước khi nghiên cứu tác giả đã kiểm tra, xác định trình độ ban đầu của các lớp đối chứng và thực nghiệm. Cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm tương đồng về học lực cũng như hạnh kiểm, kết quả học tập ở tại thời điểm kiểm tra.

3.3.2. Nội dung cần thực nghiệm

Điều tra cơ bản về tình hình đặt câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam tại trường THPT chuyên Lê Q Đơn, tìm hiểu thơng tin cần thiết về các lớp thực

- Thực hiện thực nghiệm sư phạm được tiến hành song song giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Ở các lớp thực nghiệm, tiến hành vận dụng các biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam. Ở các lớp đối chứng, tiến hành dạy ở lớp theo phương pháp truyền thống.

- Kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một đề, trong cùng một khoảng thời gian.

- Trao đổi với HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau các buổi dạy để điều chỉnh phương án giảng dạy cho phù hợp.

- Trao đổi với GV cộng tác, tổng kết, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm một cách khách quan.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận sư phạm.

Các biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam được thiết kế, soạn thảo phù hợp với mục đích, chức năng, đặc điểm của nhóm bài để xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam. Nội dung của các biện pháp phải mang lại hiệu quả nhất định nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.

Đặc điểm và lợi ích thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm có ưu thế lớn nhất trong việc đi sâu vào phân tích các đặc điểm, đánh giá tính khả thi và cần thiết của các biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam.

- Đặc điểm cơ bản của thực nghiệm sư phạm là sự điều khiển và can thiệp có chủ định, có kế hoạch của con người vào đối tượng nghiên cứu, đó là sự cơ lập, tách biệt nhân tố có lợi, hai để sáng tạo, phát hiện và điều chỉnh các

mối liên hệ mới, hợp lí nhằm đặt tới hiệu quả cao khi tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực.

Nội dung thực nghiệm sư phạm được chia theo các vấn đề, mục tiêu và điều kiện nghiên cứu.

3.3.3. Điều kiện thực nghiệm

- Đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh theo chương trình, mục tiêu của dạy học truyện dân gian Việt Nam

- Đúng với đặc điểm học sinh THPT.

- Đảm bảo kết quả thực nghiệm được đánh giá một cách khách quan, minh bạch, đúng yêu cầu giáo dục.

- Đánh giá tính tích cực, sáng tạo của học sinh, phát huy nội lực, tiềm năng trí lực của người học trong việc giải quyết vấn đề.

- Đảm bảo q trình thực nghiệm ổn định, có kết quả thực tế khoa học thực sự với khả nằng ứng dụng rộng rãi, thuận tiện.

- Chọn bài thực nghiệm, chọn đối tượng thực nghiệm phong phú giúp cho việc só sánh, đánh giá được rõ ràng, khách quan thực tế.

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, việc khống chế các tác động đến thực nghiệm là rất quan trọng, nó giúp cho q trình thực nghiệm sư phạm đạt được mục đích, kết quả thực nghiệm được chính xác. Tuy vậy, việc khống chế các tác động khơng thực nghiệm sư phạm là khâu khó khăn nhất về biện pháp và kĩ thuật. Vì vậy trong quá trình thực nghiệm sư phạm, luận văn đã cố gắng khống chế các tác động ảnh hưởng tới quá trình thực nghiệm sư phạm một cách tối đa, trong đó điều kiện chủ quan của đối tượng thực nghiệm (số lượng học sinh, GV, lớp học, điều kiện kiểm tra) là những nhân tố cần được giữ ổn định. Để cân bằng những tác động vào thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây:

- Người thực hiện đề tài và Ban giám hiệu cộng tác sắp xếp để cùng có mặt trong các giờ dạy ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng đều làm các bài kiểm tra như nhau, do GV cộng tác chấm theo thang điểm đã thống nhất giữa hai giáo viên.

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả dạy học và kết quả học tập của học sinh đồng thời, trao đổi mục đích, kế hoạch với cán bộ quản lý cùng giáo viên trong nhà trường về kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp khảo sát: Tổ chức khảo sát nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng của bài dạy, quan sát đánh giá hiệu quả biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam.

Phương pháp phỏng vấn: Sau kỳ kiểm tra chúng tôi trao đổi với giáo viên cộng tác và HS để cùng nhau rút kinh nghiệm đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Phương pháp thống kê toán học: là một bộ phận của xác suất thống kê, nhằm đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.5. Giáo án thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với mục đích kiểm chứng kết quả nghiên cứu được đề xuất ở chương 3 - tính hiệu quả của các biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian dưới sự chi phối của các nguyên tắc được nêu. Tuy vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10 trong dạy học truyện dân gian là cả một quá trình liên tục và lâu dài, trong khi thực tế chương trình ngữ văn hiện hành cịn nhiều bất cập nếu xét theo yêu cầu phát triển năng lực cho HS; vì vậy, chúng tơi khó có thể thực nghiệm một cách toàn diện các biện pháp đề xuất. Trong điều kiện sư phạm

thực tế cho phép, chúng tôi cố gắng tối đa để vận dụng và kiểm chứng các biện pháp đó ở mức độ có thể với trường hợp lớp 10. Cụ thể, các nội dung được triển khai trong giờ dạy thực nghiệm bao gồm:

+ Chú trọng xây dựng các câu hỏi nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho SH, cố gắng đưa ra nhiều phản hồi có giá trị; tạo cơ hội để HS phản hồi và tự phản hồi;

+ Bước đầu giới thiệu, hướng dẫn HS lập hồ sơ đọc và định hướng việc mở rộng phạm vi đọc, tăng cường khả năng đọc độc lập ngồi giờ cho HS thơng qua một số nhiệm vụ đọc.

Để thực hiện những nội dung này, chúng tôi chọn các bài dạy học sau để thực nghiệm bài truyện cổ tích Tấm Cám (SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trong các bài dạy học thực nghiệm trên, sở dĩ chúng tôi ưu tiên lựa chọn bài học trong Chương trình ngữ văn cơ bản bởi đây là Chương trình được áp dụng ở tại trường tôi đang công tác, hơn nữa phạm vi rộng hơn so với Chương trình ngữ văn chuyên ban. Tuy vậy, bài học lí luận văn học có liên quan tới việc định hướng cho HS cách đọc – với tư cách tương đương với một bài học đọc hiểu văn bản thơng tin như đã trình bày – chỉ có trong Chương trình ngữ văn nâng cao.

3.5.1. Cấu trúc giáo án thực nghiệm

A. Mục tiêu bài học

Mục tiêu của các bài học TN được xây dựng nhằm hướng tới chuẩn NL ĐH VB đã được đề xuất ở chương 3.

B. Chuẩn bị của GV và HS trước giờ học

Chuẩn bị của GV bao gồm giáo án DH, các phương tiện DH cần thiết. Với HS, ngoài việc chuẩn bị tài liệu học tập, nhiệm vụ còn gồm việc đọc trước VB được GV định hướng thông qua một số bài tập. Mục đích của các bài tập này là giúp HS tự đọc VB và khám phá ở mức độ nhất định, làm nền tảng cho các hoạt động GV tổ chức trên lớp học sau đó.

Hoạt động đầu tiên là hoạt động khởi động giờ học, tạo tâm thế, hứng thú cho HS, đồng thời cũng giúp huy động tổng hợp những tri thức nền HS đã có để kết nối với bài học. Các hoạt động tiếp theo là các hoạt động giúp HS chiếm lĩnh các đơn vị nội dung của bài học cũng như kết nối, vận dụng các nội dung đó vào các tình huống học tập hay thực tiễn phù hợp. Hoạt động cuối cùng là hoạt động tổng kết, gợi mở (cũng có khi được tích hợp với hoạt động kết nối, vận dụng bài học ở trên).

3.5.2. Nội dung giáo án thực nghiệm

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, cụ thể là:

- Kể được nội dung câu chuyện, biết đến một số dị bản của truyện. - Nhận diện, phân tích cắt nghĩa được nội dung xã hội và những nét dặc sắc trong nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám

- Nhận thấy được truyện cổ tích Tấm Cám là một truyện cổ tích thần kì

tiêu biểu của người Việt, thể nghiệm khái niệm và những đặc trưng cơ bản của văn bản truyện cổ tích thần kì qua văn bản truyện Tấm Cám, từ đó có kĩ

năng nghe hiểu, đọc hiểu truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kì.

- Tự củng cố, nâng cao tri thức và kĩ năng nhận biết các yếu tố ngôn ngữ và Việt ngữ như: văn bản, đặc điểm của văn bản, việc đọc văn và làm văn - Hiểu thấm thía những triết lí nhân sinh có trong truyện; trân trọng tình cảm giữa con người với con người; củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, cái chính nghĩa.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

1. GV: Giáo án, bài giảng trình chiếu trên Power point, truyện tranh Tấm Cám, tranh vẽ Tấm Cám, đoạn phim Tấm Cám, các phiếu học tập

2. HS: tự đọc VB và hồn thành phiếu học tập được cung cấp. Tìm hiểu và sưu tầm các tư liệu liên quan đến truyện cổ tích Tấm Cám…

C. Tiến trình giờ học

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự là gì? 3. Tổ chức dạy và học bài mới:

 1. KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu hoạt động: Tạo hứng thú, tâm thế tiếp nhận bài học

- GV giao nhiệm vụ:

+Trình chiếu 1 đoạn video phim Tấm Cám (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đốn các chi tiết trong truyện

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kỳ,cũng là câu chuyện khá quen thuộc trên thế giới như: Cô bé Lọ Lem ( Pháp ),chiếc hài pha lê( Đức ) ,Con cá vàng ( Thái Lan )

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt Họat động 1: Tìm hiểu chung

* Mục đích của hoạt động: Củng cố kiến thức về thể loại cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kì, định hướng tiếp nhận văn bản theo đặc trưng thể loại; khai thác những ấn tượng ban đầu về văn bản ở HS, định hướng quá trình

tiếp nhận.

-Hs đọc Tiểu dẫn cho biết: Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên một vài truyện cổ tích mà em biết. Truyện cổ tích gồm những lại nào? Đặc điểm khác biệt của chúng là gì? Tấm Cám thuộc loại truyện nào?

- HS tóm tắt văn bản bằng hoạt động trò chơi “ Ai nhanh hơn”. GV đưa ra các hình ảnh tương ứng với các sự kiện chính của câu chuyện nhưng được sắp xếp lộn xộn

- HS tóm tắt lại câu chuyên dựa trên các hình ảnh đã cho bằng lời văn của mình.

I. Đọc hiểu khái quát

1. Khái quát về truyện cổ tích

- Khái niệm: SGK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam (Trang 74)