Nhóm biện quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT nguyễn bính huyện vụ bản tỉnh nam định trong bối cảnh đổi mới giáo dục 001 (Trang 69 - 89)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Bính huyện Vụ

3.2.1. Nhóm biện quản lý hoạt động dạy của giáo viên

3.2.1.1. Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên

* Mục tiêu:

Thực hiện quy chế chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi giáo viên. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn là một trong những nhân tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Biện pháp tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên nhằm làm cho mọi hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, đúng kế hoạch, đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

* Nội dung

+ Quản lý kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên

+ Quản lý chất lượng sinh hoạt của các tổ chức chuyên môn + Quản lý việc soạn giáo án, hồ sơ chuyên môn của giáo viên + Quản lý việc thực hiện chương trình

* Cách thức tiến hành

+ Quản lý kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên

Đầu năm học, sau khi giáo viên được phân công giảng dạy và các công tác kiêm nhiệm khác… Hiệu trưởng yêu cầu các giáo viên lập các kế hoạch trong đó phải thể hiện rõ phần thực hiện chương trình dạy học. Kế hoạch dạy học là thành phần chính trong kế hoạch của mỗi giáo viên. Kế hoạch dạy học của mỗi giáo viên cần được trao đổi trong nhóm hoặc trong tổ chun mơn. Thực tiễn dạy học của giáo viên trong năm học sẽ là câu trả lời cho sự thực hiện chương trình dạy học. Vì vậy quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ chương trình dạy học nằm trong tồn bộ hoạt động dạy của giáo viên: Soạn bài, lên lớp, ôn tập kiểm tra, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập ngoài lớp học… phải được điều khiển theo đúng chương trình dạy học.

+ Quản lý kế hoạch chủ nhiệm:

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng chương trình và kế hoạch làm việc của giáo viên chủ nhiệm:

Điều tra tình hình các mặt của từng học sinh (sổ chủ nhiệm): Xếp loại về các mặt giáo dục trong những năm học trước của từng học sinh; những đặc điểm về tính năng lực, tư cách, hoàn cảnh sinh hoạt, sở thích…; hồn cảnh chính trị, kinh tế, quan hệ xã hội của gia đình và cá nhân học sinh.

Các đặc điểm trên về từng học sinh phải được ghi chép chu đáo tỷ mỉ, phải được bàn giao đầy đủ khi nhận lớp chủ nhiệm mới.

Thơng tin thu thập được nói trên sẽ được phân tích và xử lý vào chương trình cơng tác của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN lập kế hoạch công tác cho cả năm, từng học kỳ, từng quý, từng tháng, chú ý đến những vấn đề sau:

Kế hoạch xây dựng tập thể lớp. Các sinh hoạt và hoạt động do lớp tự quản. Sự phối hợp với các giáo viên bộ mơn, các đồn thể, phụ huynh học sinh để xây dựng phong trào thi đua học tập và tổ chức phối hợp triển khai các hoạt động giáo dục.

Định kỳ đánh giá tình hình các mặt của lớp. Việc này thường làm sau các học kỳ, sau các đợt thi đua, sau một hoạt động có chủ đề lớn có xác nhận thành tích và ưu điểm để phát huy, đồng thời thấy thiếu sót để khắc phục. Kế hoạch giúp đỡ học sinh chậm tiến phải đặt mức phấn đấu theo từng thời gian.

+ Kế hoạch làm việc của hiệu trưởng với các giáo viên chủ nhiệm:

Bồi dưỡng GVCN về phương pháp công tác và trao đổi kinh nghiệm. Cả hai vấn đề đều nhằm mục đích bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Cơng tác bồi dưỡng này có kế hoạch dài hạn sẽ mang lại hiệu quả cho tất cả GVCN và cho hiệu trưởng.

Kiểm tra công tác của GVCN: Kiểm tra để đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, chất lượng dạy học đã cụ thể hóa, song chất lượng giáo dục lại khó định lượng. Do vậy việc đánh giá chất lượng một cách không khách quan khoa học dễ sa vào chủ nghĩa hình thức vì thế yêu cầu đối với hiệu trưởng nhất thiết phải kiểm tra và kiểm tra phải có đánh giá, xếp loại, thưởng phạt nghiêm minh.

+ Quản lý việc xây dựng thời khóa biểu:

Thời khóa biểu là lịch học của các lớp. Khi sắp xếp lịch học các môn học trong trường cũng kết hợp sắp xếp những sinh hoạt chuyên môn của GV, hoặc nhóm, tổ

chun mơn, GV chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể học sinh và một vài hình thức hoạt động giáo dục khác: Ngoại khóa, lao động, vệ sinh trường lớp…

Thời khóa biểu có vai trị xây dựng, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu khơng khí sư phạm vừa trang nghiêm vừa sôi động trong trường học.

Thời khóa biểu được sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định:

Nguyên tắc phù hợp với cường độ nhận thức (học tập) của học sinh trong mọi buổi học. Chẳng hạn đối với những mơn học có yêu cầu cao về cường độ hoạt động trí tuệ (văn, tốn…) có thể sắp xếp một bài học gồm hai tiết vào những tiết giữa buổi là những thời điểm hoạt động nhận thức tích cực, khơng xếp một buổi học mà chỉ học tồn văn và tốn.

Ngun tắc vì quyền lợi học tập của học sinh không làm cho học sinh phải học tập căng thẳng.

Nguyên tắc sắp xếp xen kẽ hợp lý với các môn học, không coi thường mơn học nào để thầy và trị hoạt động một cách hài hòa trong ngày, trong tuần; để dạy và học có điều kiện tiếp thu tốt, tạo được sự cân đối, mối tương quan khoa học giữa lao động dạy của thầy và lao động học của trò trong cả tuần lễ.

Phải điều chỉnh thời khóa biểu kịp thời khi cần thiết, nhưng chỉ điều chỉnh vì lý do chính đáng sau khi được cân nhắc kỹ với nguyên tắc được nêu trên. Sử dụng tốt thời khóa biểu, hiệu trưởng có thể quản lý được nhiều việc trong hoạt động dạy học và khối lượng lao động của thầy và trò. Chỉ riêng với việc quản lý giờ lên lớp, thời khóa biểu đã có rất nhiều tác dụng: Sắp đặt vị trí ổn định cho các bài học, điều khiển và kiểm soát được tiến độ chương trình các mơn học, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên…

Hiệu trưởng giữ quyền quyết định việc điều chỉnh sửa đổi thời khóa biểu, không cho phép bất cứ ai tùy tiện thay đổi nếu hiệu trưởng không đồng ý. Khi điều chỉnh thay đổi cần cố gắng thu hẹp sự thay đổi, không để lan rộng xáo trộn. Luôn ln theo dõi, ghi chép, lưu trữ hình thức thực hiện và thay đổi thời khóa biểu để uốn nắn bổ khuyết rút kinh nghiệm.

+ Quản lý việc thực hiện chương trình.

Chương trình dạy học là pháp lệnh Nhà nước, do Bộ GD-ĐT ban hành. Thực hiện kế hoạch dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo chung.

Để thực hiện đúng tiến độ của phân phối chương trình ngay từ đầu năm học, BGH yêu cầu các GV trong nhóm chun mơn nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức, từ đó lên kế hoạch dạy học chi tiết, thống nhất trong cả nhóm đảm bảo đủ nội dung theo quy định. Kế hoạch này được hiệu trưởng phê duyệt, hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về bản kế hoạch của từng bộ mơn, giáo viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

Việc quản lý thực hiện chương trình phải hết sức chặt chẽ. BGH nhà trường theo dõi việc thực hiện chương trình của giáo viên thơng qua kế hoạch dạy học, lịch báo giảng, sổ đầu bài và dự giờ đột xuất trên lớp, kể cả việc kiểm tra vở ghi chép của học sinh.

Hàng tháng giáo viên báo cáo tiến độ thực hiện chương trình cho BGH thơng qua bản báo cáo công tác tháng.

Soạn bài, chuẩn bị lên lớp: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi nội dung phương hướng giảng dạy từng bài, những bài khó, trọng tâm bài, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài giảng, những điều kiện vật chất cần bổ sung cho bài giảng.

Cố gắng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học đối với từng mơn học, đây là cơng trình chung của tập thể sư phạm nhà trường, nhất là tổ chun mơn. Có tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp cho việc đánh giá giờ học vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Đương nhiên những tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những quy định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết. Trong thực tế tình hình cụ thể, cần vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp.

Để góp phần nâng cao trình độ của giáo viên, hiệu trưởng cần tổ chức các chuyên đề hội thảo về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy đây là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả, thiết thực nhất đối với giáo viên.

Việc tổ chức và hướng dẫn học sinh cũng nằm trong công tác chỉ đạo của hiệu trưởng, thực chất đây là nhiệm vụ của giáo viên bộ mơn, song cần có sự quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng để đảm bảo có sự hiệp đồng thống nhất trong các giáo viên. Về việc này hiệu trưởng cần kết hợp với Đoàn – Hội nhằm tạo nên phong trào quần chúng sôi nổi, rộng rãi trong nhà trường.

Quản lý việc soạn giáo án: Soạn giáo án có vai trị quan trọng đối với chất lượng

bài dạy trên lớp. Khi soạn giáo án phải xác định mục đích yêu cầu, nội dung cơ bản, phương pháp tối ưu cho từng bài, từng phần, từng mục. Bài soạn phải được ghi rõ ngày tháng soạn, bài soạn được trình bày rõ ràng, khoa học, phản ánh rõ tiến trình và sự phối hợp hoạt động của thầy và trị trong đó coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động của trị. Nội dung bài soạn vừa đảm bảo tính chính xác nội dung của sách giáo khoa lại vừa có sự khai thác, bổ sung liên hệ, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế. Việc quản lý soạn giáo án của GV được tiến hành thông qua việc kiểm tra định kỳ của tổ chuyên môn cũng như hoạt động kiểm tra đột xuất của BGH.

GV thiết kế, xây dựng nội dung bài gảng: tạo ra các tình huống có vấn đề để HS tự giác giải quyết nhiệm vụ học tập; cần quan tâm đến sự phù hợp giữa các mục tiêu của nhà trường, mục đích yêu cầu của từng tiết học và sự phát triển của HS.

Khi thiết kế bài lên lớp, GV sử dụng khéo léo các câu hỏi, bài tập đáp ứng được nhu cầu phát triển trí tưởng tượng, trí tị mị, sự say mê tìm tịi cái mới của HS. Bài giảng phải đảm bảo yêu cầu: giảng những gì mà bài giảng yêu cầu, những gì mà HS cần chứ khơng phải giảng những gì mà GV có, vận dụng PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Việc soạn bài trước khi lên lớp là bắt buộc và phải được kiểm duyệt trước một tuần. Hiệu trưởng chỉ đạo cho các tổ trưởng hoặc các phó hiệu trưởng ký duyệt hàng tuần vào ngày họp tổ, nhóm chun mơn. Giáo án của mỗi GV phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hàng tuần và BGH kiểm tra đánh giá theo từng tháng.

Hồ sơ giáo viên gồm có: a) Giáo án (bài soạn);

b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; c) Sổ điểm cá nhân;

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Hiệu trưởng cần quy định nội dung và mẫu, cách ghi chép các loại hồ sơ. Kiểm tra hồ sơ chuyên mơn. Sử dụng hồ sơ chun mơn vào việc tìm hiểu tình hình, kiểm tra, xác minh những nhầm lẫn (điểm số, thực hiện phân phối chương trình dạy học, thiếu giờ dạy…). Lưu hồ sơ làm căn cứ theo dõi và sử dụng về sau.

Việc thực hiện giờ giấc lên lớp: Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng

dạy học.Vì vậy dễ hiểu vì sao cả hiệu trưởng lẫn giáo viên đều tập trung mọi sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp với cùng một mục đích là nâng cao chất lượng tồn diện giờ lên lớp. Nhưng mỗi người có vai trị riêng đối với giờ lên lớp. Trực tiếp quyết định giờ lên lớp là người giáo viên. Quản lý thế nào để các giờ lên lớp của giáo viên có hiệu quả tốt là việc của hiệu trưởng.

Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để quản lý giờ lên lớp. Đó là những chuẩn mực cần thiết. Giờ lên lớp là hình thức tổ chức dạy học trên lớp của bài học. Có bao nhiêu loại bài học thì có bấy nhiêu hình thức tổ chức lên lớp tương ứng, vì vậy mà có những tiêu chuẩn chung nhất theo lý luận dạy học đã khái quát. Nhưng trong thực tiễn quản lý giờ lên lớp, người hiệu trưởng phải tìm ra cái riêng, cái cụ thể, nghĩa là phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn giờ lên lớp của từng loại giờ lên lớp. Cần nhấn mạnh rằng quản lý giờ lên lớp là phạm vi quản lý cụ thể. Với các bài học khác nhau thì cần giải quyết theo những cách khác nhau.

Việc xây dựng các bản tiêu chuẩn giờ lên lớp trong công tác quản lý giờ lên lớp của hiệu trưởng khơng chỉ có giá trị nhận thức lý luận mà quan trọng hơn là giá trị thực tiễn: nhận thức thực tiễn và chỉ đạo thực tiễn giờ lên lớp; từng bước nâng cao dần chất lượng toàn diện giờ lên lớp.

Như vậy việc định ra tiêu chuẩn giờ lên lớp là một quyết định của hiệu trưởng. Nó phụ thuộc vào thực tiễn quản lý giờ lên lớp của một trường cụ thể. Nó phản ánh yêu cầu và chất lượng giờ lên lớp ở một thời điểm nhất định của nhà trường. Nó sẽ biến đổi theo sự biến đổi của thực tiễn quản lý giờ lên lớp trong nhà trường.

Hiệu trưởng quản lý giờ lên lớp của giáo viên thơng qua thời khóa biểu, lịch báo giảng, sổ đầu bài và kiểm tra trực tiếp trên lớp học. Giờ lên lớp của giáo viên là giờ hành chính buộc mọi người phải thực hiện một cách nghiêm túc. Bởi vậy cán bộ quản lý phải xử lý nghiêm việc giáo viên vi phạm. Vì vậy muốn giờ lên lớp của giáo viên đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải coi trọng việc chuẩn bị bài lên lớp và các loại hồ sơ chun mơn khác.

Ngồi ra BGH còn quản lý giờ lên lớp của GV qua các luồng thông tin: theo dõi của giáo vụ, giám hiệu phụ trách khối, phản ánh của HS, của các phụ huynh, đồng thời với việc thường xuyên dự giờ, thăm lớp, của tổ chuyên môn. BGH dựa trên các

luồng thơng tin đó, tiến hành đánh giá kết quả giảng dạy của GV, tìm những ưu nhược điểm, nguyên nhân chủ quan, khách quan, hướng giải quyết. Bằng cách quản lý đó sẽ đánh giá thực chất chất lượng giờ lên lớp của GV. Đó cũng là cơ sở để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng GV, chọn GV tham gia đăng ký GV dạy giỏi các cấp.

Hàng năm thực hiện quy chế chuyên môn và biên chế năm học trường THPT Nguyễn Bính đã thực hiện tốt công tác đánh giá kết quả chất lượng học tập và xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo thông tư 58 của Bộ GD&ĐT. Thông qua kết quả đó, để đánh giá hiệu quả đào tạo của nhà trường.

* Quản lý chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học của các thành viên trong tổ. Chất lượng tổ chuyên môn được nâng lên hay nói khác đi giáo viên có chun mơn giỏi thì mới có học sinh giỏi. Do vậy phải đầu tư xây dựng, quản lý tổ chuyên môn một cách tốt nhất để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng chuyên môn của từng giáo viên.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một giải pháp chỉ đạo nề nếp dạy học vừa mang tính chất quản lý hành chính vừa có yếu tố sư phạm. Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn là quản lý bằng kế hoạch, bằng các quy định cụ thể và bằng thi đua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT nguyễn bính huyện vụ bản tỉnh nam định trong bối cảnh đổi mới giáo dục 001 (Trang 69 - 89)