Nhóm giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT nguyễn bính huyện vụ bản tỉnh nam định trong bối cảnh đổi mới giáo dục 001 (Trang 89 - 97)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Bính huyện Vụ

3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh

3.2.2.1. Xây dựng và quản lý nề nếp học tập cho học sinh

* Mục tiêu.

Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh nhằm làm cho hoạt động học tập của học sinh đi vào nề nếp và chất lượng trong nhà trường được nâng lên.

* Nội dung

Giáo dục hình thành thái độ, động cơ, học tập đúng đắn cho học sinh trên cơ sở đó tạo ra cho các em tính cần cù chịu khó, tự giác, tích cực trong học tập.

Từng bước giúp học sinh có phương pháp học tập cho phù hợp với môn học, năng lực của học sinh và điều kiện cụ thể của gia đình.

* Cách thức tiến hành

Hiệu trưởng xây dựng nội quy học tập, nội quy phòng học, nội quy của nhà trường THPT. Hiệu trưởng đưa ra các nội dung trên về công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp để nhắc nhở hàng tuần, hàng tháng đối với học sinh. Hiệu trưởng đưa ra các nội dung này vào các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường, lớp trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn. Hiệu trưởng làm cho các thành viên trong nhà trường hiểu, nhớ và có trách nhiệm thực hiện quy chế, nội quy, quy định của nhà trường, các đoàn thể đề ra, cụ thể như sau:

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp cho học sinh của lớp mình học tập các quy định, nội quy của nhà trường đề ra trong tuần sinh hoạt đầu năm học. Qua đó, học sinh hiểu và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nề nếp. Phối hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường ,tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp học sinh trong tuần, trong tháng. Đó là những căn cứ để đánh giá, xếp loại lớp, cá nhân trong việc thực hiện nề nếp học tập trong tuần, tháng, học kỳ.

Ban chấp hành đoàn trường, đội ngũ cán bộ lớp, bí thư các chi đồn tổ chức thực hiện nề nếp học tập, cuối tuần có tổng hợp và đánh giá.

Giáo viên bộ môn quản lý việc học tập của học sinh trên lớp, là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và nhà trường về việc học tập của học sinh trong giờ đó, đồng thời trong q trình dạy học thì giáo viên bộ mơn phải quan tâm đến phương pháp dạy, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ, giao trách

nhiệm học tập cụ thể cho học sinh trong lớp tương ứng với nội dung của từng bài, nhằm tăng cường cho các hoạt động tập thể của học sinh trong việc hướng dẫn học sinh phương pháp học, cách làm bài tập ở nhà.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tồn diện của lớp mình. Vì vậy muốn giáo dục có chất lượng và hiệu quả thì phải tổ chức và quản lý tập thể cho tốt, lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình trong cơng tác, phân chia tổ phù hợp, đồng đều về chất lượng, chỉ đạo đội ngũ cán bộ lớp trong việc theo dõi học sinh thực hiện nề nếp học tập như đi học đúng giờ, học chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết dựa vào đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn thể, tăng cường cơng tác quản lý lớp mà mình phụ trách. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi sát sao tình hình học tập của mỗi lớp, hỗ trợ giáo viên bộ môn để quản lý học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện cho học sinh tự học ở nhà, kiểm tra giờ giấc học tập, có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh, nắm bắt cụ thể tình hình học tập ở nhà của học sinh.

* Điều kiện thực hiện

Phải có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa nhà trường, các tổ chức đoàn thể, GVCN, GVBM, học sinh và phụ huynh học sinh.

Nhà trường tổ chức theo dõi, tổng kết chính xác các phong trào học tập. Thường xuyên tuyên dương khuyến khích các điển hình tiên tiến. Có biện pháp phù hợp để giúp đỡ các học sinh chậm tiến.

Tổ chức khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích cao trong dạy và học.

3.2.2.2. Quản lý chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà

- Mục tiêu:

Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm khuyến khích các em cố gắng vươn lên trong học tập, phát hiện những học sinh có năng lực học tập, giúp các em tham gia thi học sinh giỏi các cấp, đồng thời chăm lo phụ đạo cho học sinh yếu, kém nhằm bổ sung những kiến thức và nâng cao nhận thức của các em, giúp các em từng bước vươn lên trong học tập.

- Nội dung:

+ Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi + Quản lý công tác ôn thi THPT quốc gia

+ Quản lý việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém + Quản lý công tác ôn thi lên lớp cuối năm

+ Quản lý hoạt động hướng nghiệp, học nghề + Quản lý hoạt động ngoại khóa

- Cách thức tiến hành:

* Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh gỏi.

+ Việc phát hiện và lựa chọn đội tuyển HSG để tham gia các kỳ thi HSG phải được thực hiện công phu dựa trên 2 kênh thơng tin chính là giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả của các lần thi kiểm tra đánh giá của nhà trường.

+ Hiệu trưởng phải lựa chọn những giáo viên có năng lực chun mơn giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG để bồi dưỡng đội tuyển.

+ Với đối tượng HSG, GV cần yêu cầu cao đối với HS này, có câu hỏi riêng về nhà, hướng dẫn HS loại sách tham khảo, các chuyên đề HS tự học, tự nghiên cứu. Việc bồi dưỡng HS giỏi phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Mỗi giáo viên giảng dạy phải đảm nhận một chuyên đề. Dạy đội tuyển là trách nhiệm của mỗi GV. Với GV mới tham gia giảng dạy đội tuyển, phần chương trình dạy phải được thơng qua tổ chun mơn để các GV có kinh nghiệm giúp đỡ.

* Điều kiện thực hiện

Lựa chọn đúng đối tượng để bồi dưỡng học sinh giỏi. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần có sự kết hợp giáo viên giàu kinh nghiệm và giáo viên mới vào nghề để nâng cao hiệu quả vừa bồi dưỡng được học sinh vừa bồi dưỡng giáo viên.

Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên lãnh đội và phần thưởng khích lệ sự phấn đấu của học sinh giỏi.

* Quản lý công tác ôn thi THPT quốc gia, xét ĐH-CĐ

- Mục tiêu:

Kết quả TNTHPT của khối 12 là một trong những mục tiêu quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. Đây cũng là kết quả cuối cùng của bậc học phổ thông nên được các nhà trường hết sức quan tâm.

Cung cấp cho học sinh hệ thống các kiến thức ở các mức độ để xét TNTHPT và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ đồng thời giúp học sinh tự nhận thức đúng năng lực học tập của mình để chọn trường, chọn tổ hợp môn thi phù hợp.

- Nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia ngay từ đầu năm học + Xây dựng nội dung ôn thi cho từng môn

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện theo kế hoạch

+ Tổ chức cho học sinh học theo các tổ hợp bộ môn xét tuyển đại học

+ Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức thi THPT quốc gia

- Cách thức tiến hành:

Ngay từ đầu năm học, khi phân công giảng dạy, ưu tiên chọn những giáo viên có năng lực khá, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác dạy để dạy lớp 12 và dạy ôn thi TN. Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ trưởng các bộ môn lên kế hoạch thống nhất về nội dung và phương pháp ôn tập cho phù hợp. Tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch dạy và ôn thi TN của giáo viên và học sinh.

Tiến hành tập huấn kỹ năng sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm, tránh những sai sót khơng đáng có phạm lỗi tơ sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Tiến hành thi thử tốt nghiệp từ 2 đến 3 lần. Sau mỗi lần thi thử cần phân tích kết quả, rút kinh nghiệm và có hướng ơn tập phù hợp tiếp theo.

Ngay từ đầu cấp học giáo viên chủ nhiệm cần giúp đỡ các em định hướng đúng và tập trung học tập. Hiệu trưởng lên kế hoạch cho học sinh đăng ký học ôn thi theo nguyện vọng và năng lực bản thân. Trên cơ sở danh sách học sinh đăng ký, Hiệu trưởng lập kế hoạch dạy theo khối và chọn giáo viên có đủ năng lực và kinh nghiệm ôn luyện để dạy các lớp này. Các giáo viên dạy ơn khối phải có kế hoạch về nội dung và phương pháp cụ thể. Phải phối kết hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác để theo dõi và kiểm tra kết quả từng tháng, từng kỳ của các em. Tổ chức nhiều lần thi thử để học sinh vừa được tập dượt, vừa nhận rõ kết quả học tập của mình để từ đó xây dựng kế hoạch học tập tiếp theo. Và đặc biệt là biết năng lực thực sự của mình đến đâu để chọn trường, chọn nghành cho phù hợp. Dựa trên kết quả thi thử, GVCN phối hợp với gia đình học sinh làm tốt cơng tác tư

vấn hướng nghiệp cho các em. Bởi việc lựa chọn trường thì phù hợp với năng lực của mình sẽ giúp các em có sự tự tin trong lựa chọn nghành học, trường học.

* Điều kiện thực hiện

Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ đầu. Đảm bảo việc phân luồng và phân loại học sinh một cách chính xác.

Phân công giáo viên giàu kinh nghiệm dạy ôn thi đặc biệt chú trọng lớp cuối cấp. Thống nhất nguồn kinh phí phù hợp cho hoạt động ôn tập.

Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc điều chỉnh kịp thời để đảm bảo đúng kết quả của chương trình ơn tập.

* Quản lý việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém.

- Mục tiêu:

Giúp học sinh yếu kém vươn lên trong học tập, tạo niềm tin cho học sinh phấn đấu.

- Nội dung:

+ Rà soát phân loại đối tượng học sinh theo năng lực học tập để có danh sách học sinh yếu kém.

+ Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình phương pháp phụ đạo cho học sinh yếu kém.

+ Phối hợp với gia đình, tổ chức theo dõi động viên giúp đỡ học sinh vươn lên.

- Cách thức thực hiện:

Đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, giáo viên bộ mơn tiến hành ra sốt và lập danh sách những học sinh yếu kém cần được phụ đạo (đối với lớp 11, 12 thì dựa vào kết quả học tập của năm trước, đối với lớp 10 thì dựa vào kết quả khảo sát đầu năm). Trên cơ sở đó Hiệu trưởng xây dựng chương trình, phân cơng giáo viên có nhiều kinh nghiệm để dạy phụ đạo cho hợp lý. Hiệu trưởng lập kế hoạch phụ đạo trong đó thể hiện rõ thời gian thực hiện kế hoạch, nội dung và kiến thức cần bổ trợ, phù hợp với từng đối tượng học sinh, thông báo cho giáo viên giảng dạy và phụ huynh học sinh biết tình hình học tập của học sinh và kế hoạch phụ đạo của nhà trường thông qua GVCN. Giao cho GVCN của những học sinh này lên kế hoạch phân công những học sinh khá kèm cặp giúp đỡ những đối tượng học sinh yếu, kém này như phân chỗ ngồi cùng, phân cơng học nhóm.

Giáo viên phụ đạo và giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về kết quả của những học sinh này hàng tháng, hàng kỳ.

- Điều kiện thực hiện

Quá trình phân loại học sinh yếu kém phải hết sức khéo léo tránh ảnh hưởng đến tâm lí bị loại thải của học sinh.

Phân cơng giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, kiên trì giúp đỡ các em học sinh yếu kém. Động viên, khen thưởng kịp thời sự tiến bộ của các em.

3.2.2.3. Quản lý các hoạt động khác của học sinh

* Quản lý phong trào tự học, học nhóm của học sinh - Mục tiêu:

Hướng dẫn HS phương pháp tự học. Xác định cho HS phải coi việc tự học là cốt lõi, thầy dạy mà trị khơng tự học thì sẽ khơng có kết quả. Quản lý việc tự học của HS nâng cao chất lượng học tập.

- Nội dung:

GVCN và GV bộ môn là những người quản lý trực tiếp việc tự học của HS lớp mình . Muốn vậy GV phải giành thời gian hướng dẫn HS cách học. Sau mỗi bài dạy phải hướng dẫn cho HS việc cần làm ở nhà, những lưu ý cần thiết của bài học. Đầu giờ học phải dành thời gian kiểm tra những vấn đề giờ trước GV yêu cầu HS chuẩn bị, đưa việc này vào nề nếp. Phân cơng các nhóm học sinh tự ra đề kiểm tra các môn, tổ chức chấm chéo và phản biện lời giải, đáp án giữa các nhóm.

- Cách thức thực hiện:

GVCN kết hợp với GVBM tạo cho các em từng nhóm học tập từ 4 đến 5 em có đặc điểm: cư trú gần nhau, trong nhóm có HS khá, HS giỏi và HS yếu. Yêu cầu đặt ra là các em khá, giỏi giúp các em yếu hơn về phương pháp học tập, bổ sung giảng giải kiến thức mà bạn chưa hiểu, tuyệt đối không làm thay, học thay.

Mỗi buổi học, HS vào lớp trước tiết học đầu 15 phút để các tổ kiểm tra việc học bài và làm bài cũ của các thành viên trong tổ. Đoàn THCS Hồ Chí Minh tự quản trong giờ này và chấm điểm thi đua cho các lớp. Làm như thế tạo ra khơng khí thi đua giữa các tổ, nhóm giúp các em có ý thức học tập tốt hơn. GVCN phối hợp với phụ huynh HS trong việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho HS: phụ huynh kiểm tra giờ giấc học tập, lịch học đã được ghi trong thời gian biểu, tạo góc học tập cho HS ở nhà; mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập đầy đủ; thường xuyên báo cáo với GVCN về tình hình học tập của con em mình.

* Điều kiện thực hiện

Nhà trường triển khai trên quy mơ tồn trường. Tính điểm thi đua giữa các nhóm vào thành tích mỗi học sinh. Tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng các nhóm học cùng học tập đạt kết quả tốt.

* Quản lý hoạt động hướng nghiệp, học nghề. - Mục tiêu:

Công tác GDHN và dạy nghề trong trường THPT là bước khởi đầu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho học sinh tâm thế kỹ năng sẵn sàng đi vào lao động các ngành nghề mà xã hội cần.

- Nội dung:

+ Định hướng nghề nghiệp cho học sinh + Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh

+ Tạo điều kiện cho việc tuyển chọn nghề nghiệp

- Cách thức tiến hành:

+ Định hướng nghề nghiệp là sự hướng dẫn chung của giáo viên nhằm giúp cho học sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, bao gồm hai cơng việc gắn bó với nhau là giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ: cho học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của xã hội và của địa phương, tìm hiểu xu thế phát triển nghề và những yêu cầu tâm lý do nghề đó đặt ra cho người lao động. Tạo điều kiện ban đầu để học sinh phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã hình thành. Giáo dục thái độ lao động đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong dự định chọn nghề của học sinh.

Tuyên tuyền nghề nghiệp: Làm cho HS chú ý đến những nghề đang có nhu cầu cấp thiết về nhân lực, đang cần lao động trẻ tuổi và điều chỉnh hứng thú, động cơ nghề nghiệp của học sinh thông qua các gương lao động dũng cảm, sáng tạo trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT nguyễn bính huyện vụ bản tỉnh nam định trong bối cảnh đổi mới giáo dục 001 (Trang 89 - 97)