Nhóm giải pháp quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT nguyễn bính huyện vụ bản tỉnh nam định trong bối cảnh đổi mới giáo dục 001 (Trang 97 - 100)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Bính huyện Vụ

3.2.3. Nhóm giải pháp quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học

3.2.3.1. Tăng cường quản lý và nâng cao CSVC, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập.

* Mục tiêu:

- Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố khơng thể thiếu trong q trình dạy học và giáo dục. Sử dụng cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị dạy học hiện đại vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho học sinh đại trà nói chung và học sinh mũi nhọn nói riêng phát huy được năng lực tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh chóng thích hợp với nền kinh tế thị trường của xã hội.

- Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Khoa học - công nghệ – kỹ thuật thông tin hiện đại phát triển đến chóng mặt. Yêu cầu giáo viên và học sinh liên tục phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết bằng cập nhật kiến thức, thông tin và khả năng sử dụng các phương tiện tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy, học tập. Biện pháp này là rất cần thiết vì nó tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng dạy học, đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong hội nhập quốc tế theo phương hướng CNH-HĐH.

* Nội dung:

- Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cấp quản lý để tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và bổ sung các trang thiêt bị dạy học hiện đại.

- Cần phát huy sức mạnh của nhà trường và tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi - nguồn nhân lực dồi dào và đầy tiềm năng của địa phương, của đất nước.

* Cách thức tiến hành:

- Chỉ đạo và khuyến khích giáo viên, học sinh sưu tầm các mẫu vật tự nhiên, dễ kiếm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học (đối với các môn sinh vật, lịch sử, địa lý, vật lý, hố học...). Các tổ chun mơn tổ chức phong trào tự làm các đồ dùng dạy học và thực hành bằng những phương tiện kỹ thuật tiên tiến; từng bước áp dụng rộng rãi và có hiệu quả cơng nghệ hiện đại vào qúa trình dạy học.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thơng vào q trình dạy học là một trong những giải pháp có tính đột phá nhằm tiếp nhận và cập nhật lĩnh vực kiến thức cần thiết, quan trọng cho mọi người. Bởi vì nó sẽ góp phần đổi mới có bản phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong nhận thức, chủ động, sáng tạo của học sinh; phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá. Muốn làm được điều này, Ban giám hiệu nhà trường phải có sự chuyển hướng trong nhận thức và chỉ đạo đối mới phương pháp dạy học của giáo viên, học tập của học sinh; nghiên cứu các phương án dạy tin học thích hợp cho mỗi đối tượng; bố trí thời gian hợp lí và cơ sở vật chất cần thiết cho việc học tập tin học và ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại. Hướng dẫn, động viên giáo viên ứng dụng vào các khâu của quá trình dạy học: Soạn bài, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra, đánh giá, khai thác nguồn tư liệu qua Internet; hỗ trợ hoạt động của học sinh theo định hướng xây dựng “ môi trường học tập giàu cơng nghệ” trong nhà trường. Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tiến hành bồi dưỡng thường xuyên về tin học cho giáo viên dạy tin học, cho giáo viên các bộ môn khác và cho cán bộ quản lý. Sử dụng kinh phí và tranh thủ hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho việc đầu tư xây dựng các phịng máy tính, phịng học đa năng, các thiết bị truyền thông phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

Có chế độ khen thưởng đối với những giáo viên, học sinh có sự tích cực, sáng tạo trong hoạt động, công tác này.

- Chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện có, đảm bảo nguyên tắc: Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ; hiệu quả.

- Thường xuyên trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn về mua sắm sách tham khảo, các đồ dùng cần thiết cho từng môn học, khối học; tổ chức cho các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên phụ trách thí nghiệm, thư viện và cán bộ quản lý nhà trường đi học tập kinh nghiệm các trường bạn về công tác quản lý cơ sở vật chất và sử dụng phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào giảng dạy.

* Điều kiện thực hiện

Thực hiện đúng cơ chế tài chính, đầu tư, xây dựng và mua sắm, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học.

Tuyên dương khen thưởng cán bộ giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học có hiệu quả.

3.2.3.2. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài chính

* Mục tiêu:

Huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cho hoạt động giáo dục, bảo đảm mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Thực hiện theo nguyên lý “ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội”.

* Nội dung:

+ Huy động nguồn lực của nhân dân, của các lực lượng xã hội tham gia cơng tác giáo dục

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước

+ Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ về tài chính

* Cách thức tiến hành:

Những năm gần đây quan điểm của Đảng về công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được các cấp, các ngành quán triệt và đặc biệt được đông đảo nhân dân nhận thức đúng đắn và ủng hộ nhiệt tình. Bởi vậy về hỗ trợ của nhân dân, của các

cơ quan và địa phương trên địa bàn giáo dục của trường trở thành nguồn lực đáng kể bổ sung cho nguồn lực tài chính cho nhà trường.

Nguồn tài chính của Nhà nước, của nhân dân đóng góp là có hạn vì vậy phải cân đối, tiết kiệm, kế hoạch và hiệu quả trong sử dụng. Hơn nữa, nguồn tài chính dù có dồi dào đến đâu mà sử dụng khơng phù hợp đúng mục đích thì cũng khơng mang lại hiệu quả. Người quản lý cần phải tự nâng cao trình độ quản lý tài chính, phải nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ giáo dục, Sở giáo dục để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, với nguyên tắc thu chi thanh quyết tốn tài chính của Nhà nước. u cầu, động viên, tạo điều kiện để bộ phận giúp việc về kế tốn tài chính là kế tốn, thủ quỹ phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực sử dụng máy vi tính để hồn thiện nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài chính của nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc xã hội hóa giáo dục. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của chính quyền các cấp và sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, hội phụ huynh nhà trường.

Thực hiện công khai, minh bạch các khoản ngân sách và các khoản tài trợ, ủng hộ đóng góp của phụ huynh.

Phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong việc cụ thể hóa cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT nguyễn bính huyện vụ bản tỉnh nam định trong bối cảnh đổi mới giáo dục 001 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)