Năng lực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 31)

1.1 .Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.4. Năng lực nghiên cứu

1.2.4.1. Năng lực

Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng Latinh

“competentia”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác

nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc.

Theo từ điển tâm lý học ( Vũ Dũng, 2000) năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định [13].

Theo Weitnert năng lực là những kỹ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một

cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [36].

Bernd Meier và Nguyễn Cường ( 2012) cho rằng năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.

Năng lực là một khái niệm bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động [36].

Nguyễn Minh Đức cho rằng: “ Năng lực là tổ hợp các thuộc tính nhân cách đáp ứng yêu cầu của một loạt hoạt động nhất định và đảm bảo cho loại hoạt động đó đạt đến kết quả tốt và chất lượng cao” [28]. Theo John Erpenbeck , năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua chủ định[36].

Từ những quan điểm nêu trên cho thấy, năng lực là sự tích hợp các kĩ năng, tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những tình huống đặt ra.

1.2.4.2. Nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học là “ một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học” ( Nguyễn Văn Tuấn, 2011), điều này có thể được hiểu rằng NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức... đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.

Theo Vũ Cao Đàm cho rằng, nghiên cứu khoa học nói chung là nhằm thỏa mãn về nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới đó là: “ Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng; phát hiện quy luật vận động của sự vật và hiện tượng; vận dụng quy luật để sáng tạo giải pháp tác động lên sự

vật hiện tượng. Nghiên cứu khoa học là một quá trình sử dụng những phương pháp khoa học, phương pháp tư duy để khám phá những hiện tượng, phát hiện quy luật để nâng cao trình độ hiểu biết, để giải thích những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn, các đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu [14].Mục đích của NCKH là vừa tìm lời giải cho tình huống có vấn đề vừa có tính giáo dục cao. Bởi việc tìm được lời giải cho các tình huống có vấn đề là một hoạt động cao cấp mang tính giáo dục do nó phải tuân thủ theo những yêu cầu nghiêm ngặt để đảm bảo tính khách quan, tính chính xác và tính sáng tạo [29].

Như vậy yêu cầu của NCKH là cao, nhưng do tác dụng giáo dục của nó nên cần phải đưa vào giáo dục càng sớm càng tốt. Do đó dạy học phát triển năng lực nghiên cứu cho HS THPT thực chất là quá trình dạy học sinh tập dượt NCKH. Trong quá trình học HS được đặt vào vị trí người nghiên cứu, đóng vai trị như nhà khoa học để phát hiện kiến thức cho bản thân vì người học phải nhận ra vấn đề học tập, nêu giả thuyết nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu...từ đó rút ra kết luận.

Theo Nguyễn Cương (2007), nghiên cứu khoa học là thực hiện các nội dung theo trình tự các bước như sau [12]:

- Bƣớc 1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu thực chất là tìm đối tượng để nghiên cứu tính cấp thiết, thời sự của vấn đề nghiên cứu.

- Bƣớc 2. Lập đề cƣơng nghiên cứu

Lập đề cương nghiên cứu nhằm sơ bộ xác định đề tài nghiên cứu.

- Bƣớc 3. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Ở bước này, quan trọng nhất là việc xậy dựng giả thuyết khoa học cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định tác động vào đối tượng nghiên cứu và xây dựng mơ hình lý tưởng về đối tượng. Cuối cùng tổng hợp thành sơ đồ tổng quát của quy trình nghiên cứu.

- Bƣớc 4. Triển khai việc nghiên cứu thông qua các thực nghiệm KH

hệ thống giả thuyết khoa học đã đề ra. Chủ yếu là thực hiện các thí nghiệm khoa học để xác nhận giả thuyết, thu thập các tài liệu lý thuyết và thực tế chứng minh cho giả thuyết đã được nêu ra, xây dựng hệ thống các kết luận và đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua các kết luận đã rút ra từ quá trình thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết khoa học.

- Bƣớc 5. Viết, bảo vệ cơng trình nghiên cứu và đề xuất các ứng dụng

Viết cơng trình nghiên cứu khoa học là trình bày tất cả các kết quả nghiên cứu bằng một văn bản.

1.2.4.3. Năng lực nghiên cứu

Theo A. Seberova (2008), năng lực nghiên cứu đó là một hệ thống mở và không ngừng phát triển bao gồm các kiến thức tuyên bố và kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu các thái độ và sự sẵn sàng của cá nhân cho phép các giảng viên thực hiện một nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của họ

Năng lực nghiên cứu của HS ở đây được hiểu là năng lực tập dượt nghiên cứu, thực chất là năng lực học tập kiểu nghiên cứu. Người học được đặt vào vị trí người nghiên cứu, do đó hoạt động học tập là hoạt động dưới dạng nghiên cứu khoa học.

Năng lực nghiên cứu sinh học 11 – THPT cần có ở HS

Từ những quan niệm về năng lực, nghiên cứu, năng lực nghiên cứu , học tập và mối quan hệ giữa học tập và năng lực nghiên cứu chúng tơi cho rằng NLNC cần có trong học tập Sinh học 11 – THPT là:

Thứ nhất: Phát hiện vấn đề nghiên cứu trong chương trình Sinh học 11 Thứ hai : Nêu giả thuyết khoa học về vấn đề nghiên cứu.

Thứ ba: Lập kế hoạch nghiên cứu để chứng minh cho giả thuyết đã nêu. Thứ tư: Thực hiện kế hoạch để tìm được các cứ liệu khoa học chứng minh cho giả thuyết và lý giải kết quả.

Thứ năm: Tổng kết và rút ra kết luận khoa học. Từ kết quả, các cứ liệu, xây dựng kết luận tức là vấn đề nghiên cứu được giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 31)