Tóm tắt cách thực hiện một số thí nghiệm trong dạy học Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 47 - 57)

1.3.1 .Mục đích xác định cơ sở thực tiễn

2.2. Các thí nghiệm cần có để dạy học Sinh học 11 – THPT

2.2.3. Tóm tắt cách thực hiện một số thí nghiệm trong dạy học Sinh học

– THPT.

Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khống ở rễ

Thí nghiệm : Chứng minh rễ cây là cơ quan hút nƣớc và muối khoáng - Lấy cây non có đủ rễ, thân, lá trồng vào cốc có dung dịch khống phù hợp,

để rễ tiếp xúc với nước còn thân, lá trên mặt nước ( Dùng dây đồng nhỏ làm giá đỡ để cây đứng vững).

- Cây thứ 2 giống cây thứ nhất ở trên, với cốc dung dịch khoáng như cốc thứ

nhất nhưng chỉ cho thân tiếp xúc với dung dịch trong cốc, còn ngọn và rễ ở trên mặt dung dịch.

- Cây thứ 3 giống như cây thứ nhất với cốc dung dịch khoáng như trên, nhưng

cho phần ngọn tiếp xúc với dung dịch.

Dùng túi nilong bịt kín miệng cốc, chỉ để phần nào khơng tiếp xúc với dung dịch bên ngoài cốc. Theo dõi sau một thời gian, cốc nào cạn nước hơn, ta kết luận bộ phận ấy của cây hút nước.

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Thí nghiệm 1. Chứng minh nƣớc và ion khoáng vận chuyển chủ yếu qua dòng mạch gỗ lên lá.

*Cách 1. Chọn 2 cây thân gỗ có cùng tuổi, cùng lồi ( chanh, hồng xiêm…).

Cây thứ 1 khoét hết phần gỗ bên trong để lại phần vỏ cây rồi làm giá đỡ cho cây không bị đổ. Cây thứ 2 giữ nguyên. Chăm sóc hai cây như nhau trong khoảng 2 tuần .

Quan sát sự sinh trưởng của hai cây và đưa ra kết luận.

vào cốc A chứa nước có hịa mực màu đỏ, bông thứ 2 cắm vào cốc B chứa nước không màu. Để 2 cốc trên ra ngoài ánh sáng khoảng 1 ngày. Quan sát sự thay đổi màu hoa ở 2 cốc và đưa ra kết quả thí nghiệm một cách chính xác. Từ kết quả TN đưa ra kết luận.

Thí nghiệm 2. Chứng minh các chất hữu cơ tổng hợp đƣợc vận chuyển chủ yếu qua dòng mạch rây của cây.

Tiến hành khoanh bỏ lớp vỏ bên ngoài của 5 cành hồng xiêm già trên thân cây vẫn còn lớp gỗ bên trong. Theo dõi trong 1 tháng.

Quan sát hiện tượng xảy ra? Giải thích tại sao mép vỏ phía trên phần cành hồng đã cắt vỏ phình ra, cịn mép vỏ phía dưới cành khơng phình ra? Bài 3. Thốt hơi nước

- Thí nghiệm 1. Phải thiết kế thí nghiệm nhƣ thế nào để xác định lá là cơ

quan thoát hơi nƣớc.

*Cách 1. Lấy hai cây đậu còn nguyên rễ thân và lá cho vào hai bình tam giác

có mực nước bằng nhau và có một ít dầu ăn. Cây 1 cịn nguyên rễ thân và lá ở bình A, cây thứ 2 cắt bỏ lá ở bình B. Cân 2 bình lúc đầu bằng nhau. Để ra ánh sáng khoảng 1 giờ sau đó cân lại hai bình đó.

Hãy quan sát kết quả thí nghiệm? Vì sao phải cho dầu ăn vào? Từ kết quả thí nghiệm trên hãy đưa ra nhận xét của mình?

*Cách 2.

Chọn hai cây cùng lồi có số lá như nhau cịn ngun rễ thân và lá, bình tam giác. Để 2 cây vào 2 bình tam giác có chứa nước ở mức như nhau. Một cây được ngắt hết lá, cây còn lại để ngun. Bịt kín miệng cả 2 bình tam giác, cho hai bình ra ánh sáng khoảng 8 giờ.

Hãy theo dõi sự thay đổi của mức nước trong bình tam giác sau 8 giờ ? Từ kết quả rút ra kết luận? Em có thể đề xuất phương pháp thí nghiệm khác ?

Làm thí nghiệm chứng minh điều đó? - Thí nghiệm 2. Chứng minh thốt hơi nƣớc diễn ra ở cả 2 mặt lá nhƣng

chủ yếu ở mặt dƣới của lá.

Lấy hai miếng giấy có tẩm Coban clorua 5% đem sấy khơ (có màu xanh da trời) . Đặt hai miếng giấy thấm đối xứng nhau qua hai mặt lá, tiếp đó dùng kẹp nhựa ép hai miếng lam kính vào hai miếng giấy thấm ở cả hai mặt lá tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh kết quả thí nghiệm ở hai mặt lá. Từ kết quả trên rút ra kết luận.

Bài 4. Vai trị của ngun tố khống nitơ

Thí nghiệm 1. Chứng minh sự sinh trƣởng và phát triển của thực vật rất cần nguyên tố nitơ

Gieo thóc nảy mầm đều trên 3 chậu đất nhỏ, chế độ tưới nước như nhau. Để lúa lên khoảng 3 tuần thì tiến hành bón phân.

+ Chậu 1 bón phân nito rất ít.

+ Chậu 2 bón phân nito vừa đủ. + Chậu 3 bón phân khơng có nito.

Tưới nước hàng ngày, quan sát và theo dõi trong 3 tuần rồi rút ra kết luận.

Bài 8 . Quang hợp ở thực vật

Thí nghiệm 1. Chứng minh q trình quang hợp của thực vật cần khí CO .

Cho hai chậu cây đậu xanh ( 5- 7 lá) vào trong tối 2 ngày để loại hết tinh bột trong lá. Sau đó đặt cốc đựng nước vôi trong vào cây 1 cịn cây 2

khơng đặt. Tiếp đó chụp chng vào 2 cây rồi để ra ánh sáng khoảng 5 giờ. Bỏ chuông ra rồi ngắt mỗi cây một lá nhúng vào nước sôi vài phút, chuyển

lá cây sang cốc thủy tinh có chứa cồn , đặt cốc cồn lên nồi cách thủy . Dùng nước rửa lá rồi chuyển vào dung dịch iot loãng.

Quan sát kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận?

Thí nghiệm 2. Chứng minh q trình quang hợp nhả ra khí O2.

Chọn hai cành rong đi chó và đổ nước vào hai cốc thủy tinh. Sau đó cho hai cành rong đi chó vào 2 ống nghiệm, dốc ngược ống nghiệm trong

cốc nước. Một cốc bịt giấy đen, một cốc để ngoài ánh sáng khoảng 6 giờ. Dùng ngón tay bịt kín miệng ống, lật ngược ống nghiệm rồi cho que đóm

đang cháy dở vào miệng ống nghiệm.

Thí nghiệm 3. Chứng minh rằng quá trình quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ quan trọng chính là tinh bột.

*Cách 1:

Cho cây đậu thí nghiệm đặt vào trong tối 2 ngày để loại hết tinh bột

trong lá. Dùng giấy đen bọc kín một phần của lá ( cả 2 mặt lá) . Đưa cây đậu ra ngoài ánh sáng khoảng 12 giờ. Sau đó ngắt lá cây thí nghiệm và nhúng vào nước sôi để diệt men, chuyển lá sang cốc cồn rồi đem cách thủy đến khi lá chuyển màu. Dùng nước rửa lại lá sau đó nhúng vào dung dịch iot loãng.

Quan sát kết quả thí nghiệm và giải thích tại sao kết quả lại có kết quả đó? Qua đó rút ra kết luận?

*Cách 2:

Đặt chậu cây có lá màu đậm vào chỗ tối hai ngày. Tiếp đó, lồng một lá vào bình tam giác A có chứa ít nước ở đáy, lồng một lá vào bình tam giác B có chứa ít dung dịch KOH ( hoặc nước vơi trong). Để chậu cây ra ngồi ánh sáng khoảng 5 giờ, sau đó tiến hành thử tinh bột ở hai lá.

Quan sát kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Thí nghiệm 4. Chứng minh trong lá cây có chứa sắc tố quang hợp là diệp lục.

Cân khoảng 2g các mẩu lá đã loại bỏ gân và cuống chính. Dùng kéo cắt ngang lá thành từng lát mỏng để tế bào bị hư hại. Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào các cốc đã ghi nhãn ( đối chứng và thí nghiệm) . Đong 20ml cồn bằng ống đong cho vào cốc thí nghiệm, lấy 20ml nước sạch vào cốc đối chứng. Để các cốc mẫu theo dõi trong 20- 25 phút. Chiết rút dung dịch ở hai cốc vào hai ống nghiệm .Học sinh quan sát, theo dõi và rút ra kết luận ?

Bài 12. Hô hấp ở thực vật

Thí nghiệm 1. Chứng minh q trình hơ hấp lại hấp thu O2 .

Lấy khoảng 100g hạt đậu mới nhú mầm và chia thành hai phần bằng nhau cho vào hai bình thủy tinh có miệng rộng. Lọ thứ 1 đổ nước sôi vào để giết chết hạt, lọ thứ 2 để nguyên. Dùng nắp đậy chặt miệng bình của cả 2 bình. Sau 90 – 120 phút tiến hành thí nghiệm . Mở bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến đang cháy vào bình . Sau đó mở tiếp bình chứa hạt đã chết và cho nến đang cháy vào bình.

Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận?

Thí nghiệm 2.Q trình hơ hấp có thải CO2 không? *Cách 1:

Đổ khoảng 3-5ml nước vôi trong vào trong 2 ống nghiệm. Lấy hạt đậu nảy mầm cho vào hai túi nhỏ vải xô dưới mỗi túi có ít bơng ẩm. Túi hạt A để

nguyên, túi hạt B đem đun sôi trong nước khoảng 2 – 3 phút. Cho hai túi hạt treo trong 2 ống nghiệm ( dùng dây sợi nhỏ cố định ) rồi đậy nút chặt. Đặt 2 ống nghiệm trên giá trong 1 – 2 giờ.

Quan sát sự thay đổi màu sắc của nước vôi trong ở hai ống nghiệm và rút ra kết luận?

*Cách 2:

Lấy hai cốc nước vôi trong( cốc A và B) giống nhau đặt lên tấm kính ướt sau đó dùng chng thủy tinh úp kín . Ở chng A đặt thêm một chậu cây nhỏ vào cùng nước vôi trong. Cho cả 2 chng thí nghiệm vào chỗ tối trong khoảng 6 giờ

Hãy cho biết kết quả ở hai chng có giống nhau khơng?Vì sao có sự khác biệt đó? Người ta dùng thí nghiệm ở chng B làm gì?Giả sử ở chng

B cốc nước vơi trong được thay bằng một cây như ở chuông A . Theo em có thể thay thế được khơng? Vì sao?

Bài 23. Hướng động

Thí nghiệm 1.Chứng minh Thực vật có tính hƣớng sáng dƣơng? *Cách 1:

Gieo hạt rau muống đều vào 3 chậu đất rồi để ở điều kiện ánh sáng khác nhau trong 3 tuần:

- Chậu 1 để gần cửa sổ ( ánh sáng 1 phía) - Chậu 2 để trong bóng tối hồn tồn

- Chậu 3 để ngồi trời( ánh sáng từ nhiều phía) Theo dõi kết quả và rút ra kết luận?

*Cách 2:

Một bạn học sinh tiến hành trồng cây đậu xanh trong cốc sau đó để trên cửa sổ. Sau 1 tuần bạn học sinh thu được kết quả cây lớn lên nhưng khơng mọc thẳng và có xu hướng nghiêng ra cửa sổ.

*Cách 3:

Gieo hạt đậu vào chậu cho tới khi hạt đậu nảy mầm ra lá. Cho chậu cây vào hộp kín có kht một lỗ khoảng 3 -4cm ở thành của hộp. Cho hộp cây ra ánh sáng khoảng 4 ngày. Hãy dự đốn kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm?

Thí nghiệm 2. Chứng minh rễ cây luôn hƣớng dƣơng theo nguồn nƣớc và chất dinh dƣỡng trong đất.

*Cách 1:

Tiến hành trồng cây trên giá thể , trong chậu giá thể có đặt 2 đoạn bấc kéo dài xuống chậu chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.

Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận ?

*Cách 2:

Cho bông vào cốc thủy tinh rồi thấm bơng ướt , sau đó cho ít hạt đậu lên. Còn cốc kia cho đậu xanh khơng có bơng ẩm.

Thí nghiệm 3. Chứng minh một số thân cây có hƣớng tiếp xúc

Tiến hành trồng cây mồng tơi vào hai thùng đất. Thùng thứ nhất trồng chỗ thống khơng có cây cao hay dàn bên cạnh. Thùng thứ hai làm dàn bên cạnh.

Quan sát, nhận xét và rút ra kết luận?

Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật

Thí nghiệm: Chứng minh thân cây dài ra là nhờ phần ngọn cây

Gieo hạt đậu vào hai chậu đất ẩm cho đến khi ra lá thật thứ nhất, chọn 10 cây có chiều cao bằng nhau chia đều làm hai chậu. Chậu thứ 1 cắt ngọn trên cùng của cây, chậu thứ 2 giữ nguyên.

Sau 2 – 3 ngày đo lại chiều cao của các cây bị cắt ngọn và các cây khơng bị cắt ngọn. Tính chiều cao trung bình của mỗi nhóm cây và so sánh chiều cao của nhóm cây cắt ngọn và nhóm cây khơng cắt ngọn.Giải thích kết quả và rút ra kết luận?

Thí nghiệm 1. Chứng minh các cây thực vật có thể sinh ra từ cơ quan sinh dƣỡng của cây.

*Cách 1:

Tiến hành gieo hạt rau muống vào một chậu đất thứ nhất, chậu thứ 2 thì trồng mớ rau muống có sẵn. Chăm sóc hai chậu với chế độ giống nhau. Hãy quan sát và cho biết giâm cành và cây trồng mọc từ hạt khác nhau như thế nào? Rút ra ưu điểm của giâm cành?

*Cách 2:

Một bạn cho rằng “ Nếu cắt bỏ một đoạn vỏ vẫn để lại phần gỗ của một cành cây hồng xiêm sau đó lấy bùn đắp quanh phần bị cắt, lấy nilong bao lại và buộc chặt bằng dây ở hai đầu. Sau một thời gian cắt cành cây đó đem trồng sẽ được một cây mới”

Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao? Hãy làm thí nghiệm để

chứng minh được ý kiến trên?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)