Các kiểu phong cách làm cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 34 - 41)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢ́U

1.2. Phong cách làm cha mẹ vàcác cơng trình nghiên cứu có liên quan

1.2.3. Các kiểu phong cách làm cha mẹ

Trong tâm lý học, quan hệ cha mẹ con cái là vần đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mỗi tác giả tùy theo cách tiếp cận mà phân chia quan hệ cha mẹ con cái theo nhiều kiểu loại khác nhau. Nhìn chung, trong lĩnh vực này phần nào các tác giả cũng đã có những điểm khá thống nhất.

Những tác giả đầu tiên cố gắng phân loại PC làm cha mẹ là: Murdock và L. A White (1969), R. P Rohner. Các tác giả quan tâm ảnh hưởng của mối quan hệ cha mẹ - con cái đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Theo đó có bốn kiểu quan hệ chính đó là :

+ Kiểu cha mẹ thông hiểu: đây là những bậc cha mẹ luôn hành xử một cách

ấm áp, đầy tình yêu thương với con cái, lắng nghe và chấp nhận con cái.

+ Kiểu cha mẹ ghét bỏ và hung tính:Đây là những bậc cha mẹ thiên về trừng

phạt, sử dụng đòn roi để răn dậy.

+ Kiểu cha mẹ dửng dưng và phủ nhận: Đây là những cha mẹ có xu hướng

+Kiểu cha mẹ kiểm soát: Ngược lại với những cha mẹ bỏ mặc, những cha mẹ

có xu hướng q kiểm sốt, ln chỉ bảo cho con mọi hành vi, đường đi nước bước.

Berger Kathleen Stassen (2001) khi nghiên cứu về PC của cha mẹ đã phân loại thành 3 PC như sau: (1) PC độc đốn (2) PC dân chủ (3)PC nng chiều.

(1)PC độc đoán: cha mẹ mong muốn con cái phải tuyệt đối phục tùng.

Họ quản lí con cái rất sát sao, đặt ra những giới hạn chính xác buộc con phải tuân thủ, không cho phép con cái được trao đổi hay thảo luận với cha mẹ về bất cứ điều gì. Điều đặc biệt là cha mẹ độc đốn ít thể hiện sự thương yêu, chăm sóc con cái. Một lần nữa ông nhấn mạnh những đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ độc đoán thường hay lo lằng, thiếu tự tin, kém kĩ năng giao tiếp.

(2)PC dân chủ: Cha mẹ đặt ra nguyên tắc nhưng cũng rất quan tâm chăm

sóc và thường xuyên giao tiếp với con cái. Theo Berger Kathleen Stasen khi cha mẹ áp dụng PC dân chủ với con cái thì con cái có thể đạt thành tích cao hơn, LTT ở con cái được nâng lên và quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái phát triển. Cha mẹ kiểu dân chủ tạo cho trẻ VTN sự phát triển tâm lý tốt bởi vì cha mẹ này biết nới lỏng sự kiểm sốt của mình sao cho phù hợp với khả năng của con cái và mong muốn con cái đưa ra được những quyết định độc lập, trong khi cha mẹ vẫn cung cấp cho con những chỉ dẫn rõ rằng, ấm áp và cũng nhận được sự chấp nhận từ con cái. Điều này rất phù hợp với con cái ở lửa tuổi VTN, vốn là những đứa trẻ ln muốn được độc lập trong điều kiện có sự hỗ trợ vững chắc của cha mẹ và người thân trong gia đình.

(3) PC nng chiều: Berger Kathleen Stasen nhấn mạnh khuynh hướng

nguy hiểm nhất chính là cha mẹ kiểu nng chiều, bởi vì họ dường như cho phép con cái được tự do làm theo ý mình. Đối với con cái cha mẹ kiểu này rất tình cảm nhưng khơng nghiêm khắc. Sống trong những gia đình có kiểu cha

mẹ nng chiều, con cái thường thiếu tự tin và dễ trầm cảm, kết quả học tập thấp dễ có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quan niệm phương đơng thì PC làm cha mẹ bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố văn hóa. Tuy nhiên, từ một cuộc điều tra hơn 1800 bậc phụ huynh về giáo dục trẻ ở gia đình tại Bắc Kinh trong gần ba năm liền, giáo sư tâm lý học Vương Cực Thịnh thuộc viện khoa học Trung Quốc cũng đã nghiên cứu và xếp quan hệ cha mẹ- con cái thành bốn PC nhưng với tên gọi khác và một số điểm đặc trưng cho mỗi PC cũng khác nhau tuy không đáng kể. Cụ thể, ơng cho rằng có thể chia làm bốn PC làm cha mẹ : (1) Cha mẹ chăm sóc quá mức, (2) Cha mẹ can thiệp quá mức, (3) Cha mẹ trừng phạt quá nghiêm khắc, (3) Cha mẹ dân chủ lí giải ơn hịa.

(1) Cha mẹ chăm sóc quá mức: tỉ lệ các bậc cha mẹ chăm sóc quá mức

chiếm trên dưới 30 % số cha mẹ trong diện khảo sát. Chăm sóc quá mức nghĩa là cái gì cha mẹ cũng làm thay con cái nên có em đã là HS trung học mà vẫn chưa biết làm bất cứ việc gì giúp đỡ cha mẹ. Với PC này cha mẹ đã làm cho con cái có tính ỷ nại và làm thui chột tính sáng tạo của trẻ bởi trẻ được nông chiều quá, đi đâu và làm gì các em cũng cần có người chỉ bảo và giúp đỡ.

(2) Cha mẹ can thiệp quá mức. PC này cũng chiếm gần 30%. Ở đây, can

thiệp quá mức là hạn chế mọi lời nói và việc làm của con. Những người làm cha mẹ kểu này quan niệm rằng đã là con thì phải làm theo mọi ý muốn của bố mẹ, khơng được vượt qua ngồi mệnh lệnh của cha mẹ. Điều đó khiến cho con cái thường thiếu tính tư duy phê phán, làm gì cũng khơng có chủ ý, bảo gì làm nấy. Cha mẹ kiểu này đã hạn chế khả năng tư duy của con cái, khiến chúng không linh hoạt, ảnh hưởng đến sức sáng tạo của trẻ trong tương lai.

(3) Cha mẹ trừng phạt quá nghiêm khắc PC này chiếm 7% đến 10%. Thơng thường cha mẹ theo PC này có mấy thái độ sau: cha mẹ giáo dục con cái với thái độ gị ép, thiếu tình cảm, nói năng thơ lỗ, cục cằn, cha mẹ bắt con

cái phải tiếp nhận cách nghĩ của mình khiến trẻ nghe theo nhưng khơng phục, bề ngoài trẻ tỏ ra phục tùng nhưng bên trong thì ngấm ngầm phản đối, cha mẹ thường mỉa mai, trách móc, thậm chí chửi mắng đánh đập làm tổn thương lịng tự tơn của trẻ. Cha mẹ kiểu này vừa làm ức chế tính cách của con cái, khiến chúng có tâm lí tự ti,việc gì cũng vâng dạ cho qua, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách lành mạnh của con cái, đồng thời còn làm trẻ trở nên lạnh lùng, thơ lỗ như chính cha mẹ các em.

(4) Cha mẹ dân chủ, lí giải ơn hịa. Tỉ lệ này cũng chiếm khoảng 30%.

Những cha mẹ kiểu này thường không đặt ra những yêu cầu quá cao về mặt học tập với con song lại yêu cầu trẻ phải là người chính trực. Ơng Vương Cực Thịnh cũng đã tiến hành điều tra 60 sinh viên xuất sắc của Trường đại học Bắc Kinh và Đại Học Thanh Hoa và phát hiện ra rằng hầu hết những sinh viên này đều là con cái của những gia đình có kiểu quan hệ này, con cái có thể phát triển toàn diện và hoàn thiện cá tính dựa trên sở thích và hứng thú của riêng mình. Đương nhiên các bậc phụ huynh vẫn phải đưa ra ý kiến và chỉ đạo lý tính đối với sự trưởng thành của con cái họ.

Một số nhà nghiên cứu như Keith B. Magnus, Emory L. Cowen, Peter A. Wyman, Douglas B. Pagen, and Wiliam C (1998) không đi sâu vào phân loại mà cho rằng PC cha mẹ với con cái như thế nào phụ thuộc vào cả hai phía cha mẹ và con cái.

Thái độ của cha mẹ với con cái tương ứng với sắc thái tình cảm và đặc trưng của mối quan hệ cha mẹ con cái. Mặt tích cực của thái độ là sự ấm áp, hỗ trợ và chấp nhận, mặt tiêu cực là sự thù địch và thờ ơ. Các nhà lý thuyết nghiên cứu về vấn đề này cho rằng trách nhiệm và sự cảm thông của cha mẹ thúc đẩy những liên kết lành mạnh và cung cấp cho trẻ một chỗ dựa an toàn giúp cho con cái khám phá môi trường của mình một cách tự do (Bowlby,1988 ).

Sự quan tâm của cha mẹ được thể hiện qua thời gian mà họ dành cho những hoạt động chung (nói chuyện, chơi đùa ...) và những quan tâm của họ đến những hoạt động chính trong cuộc sống của trẻ. Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến con cái, Bowlby(1988), Carlson & Sroufe (1995) cho thấy sự quan tâm tích cực của cha mẹ củng cố sự liên kết giữa cha mẹ và con cái làm cho trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị của bản thân ở mức độ cao hơn.

Trong những năm 60 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã tiến hành nghiên cứu trên 100 trẻ em trước tuổi đến trường (Baumrind, 1967). Nghiên cứ u đã sử dụng các phương pháp như quan sát trong môi trường tự nhiên , phỏng vấn các phụ huynh , và một số các phương pháp nghiên cứu khác , từ kết quả nghiên cứu của mình , tác giả đã xác định 4 khía cạnh quan trọng trong phong cách làm cha mẹ :

+ Chiến lược kỷ luâ ̣t + Ấm áp và chăm sóc

+ Các cách thức giao tiếp với con

+ Kỳ vọng về sự trưởng thành củ a con cái và cách thức ki ểm soát

Dựa trên các khía ca ̣nh này , Baumrind cho rằng phần lớn các cha me ̣ đang có một trong ba phong cách khác nhau tr ong viê ̣c nuôi d ạy con cái. Tuy nhiên, một nghiên cứu sâu hơn của Maccoby và Martin đã bổ sung thêm 1 phong cách làm cha me ̣ (Maccoby & Martin, 1983).

Cho đến hiện nay, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ phân loại phong cách làm cha mẹ g ồm các PC điển hình :

- PC dân chủ

Theo Diana Baumrind (1989, 2005), PC cha mẹ dân chủ thì có nhiều ấm áp (vd: diễn tả nhiều cảm xúc tích cực tới đứa trẻ), đưa ra những luật lệ phù hợp với lứa tuổi của trẻ và sẵn sàng thảo luận những luật lệ đưa ra mặc dù cha mẹ sẽ là người quyết định cho thảo luận đó. Cha mẹ dân chủ thì nhiều sự

nồng nhiệt với trẻ, những yêu cầu cha mẹ đưa ra thì phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, những luật lệ và những mong đợi đưa ra thường rõ ràng. Trẻ được tham gia vào những cơng việc nhà, thể hiện mình trong trường học, tương tác tốt với bạn bè và người lớn, cũng như cho trẻ tham gia vào việc đưa ra các quyết định dù cha mẹ vẫn là người nắm giữ quyết định cuối cùng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ VTN của PC cha mẹ dân chủ học được cách thương lượng và kết nối trong những thảo luận, trẻ hiểu và tự đánh giá được những ý kiến của bản thân. Kết quả là, trẻ thể hiện mình tốt trong xã hội, có trách nhiệm và có tính tự quyết cao.

- PC độc đoán

Ngược lại với PC cha mẹ dân chủ, cha mẹ độc đốn thì cố gắng kiểm sốt kể cả hành vi và cảm xúc của trẻ. Cha mẹ ít thể hiện sự nồng ấm với trẻ, khi trẻ làm gì sai hoặc thất bại thì cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ thậm chí là dùng những hình phạt về thể chất (đánh đập trẻ). Cha mẹ độc đốn khơng giải thích lý do đằng sau những luật lệ họ đưa ra. Họ thường dùng cách dạy con bằng việc đưa ra chỉ dẫn và không mời gọi trẻ tham gia vào việc cùng đưa ra những quyết định. Theo Baumrind 1971, cha mẹ độc đốn cũng có khuynh hướng khơng khuyến khích tính độc lập của trẻ. PC cha mẹ độc đốn làm hạn chế tính tự quyết nơi trẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ VTN của PC cha mẹ độc đoán học được rằng phải tuân theo những quy định, luật lệ cha mẹ đưa ra. Kết quả là, trẻ VTN trở nên chống đối hoặc phụ thuộc vào cha mẹ. Với những trẻ chống đối thường bộc lộ bằng những hành vi gây hấn, ngược lại, với trẻ trở nên phụ thuộc thì rất dễ phục tùng và có khuynh hướng đeo bám và quá phụ thuộc vào cha mẹ.

Cả hai PC làm cha mẹ độc đoán và làm cha mẹ dân chủ đều có yêu cầu cao đối với trẻ, cha mẹ mong đợi sự trưởng thành, có trách nhiệm về mỗi hành vi trẻ có nhưng hai PC làm cha mẹ trên lại khác nhau về mức độ đáp ứng lại của cha mẹ.

- PC dễ dãi – nuông chiều

Tương tự như PC làm cha mẹ dân chủ, PC làm cha mẹ dễ dãi- nuông chiều được mô tả bởi sự nống ấm cao của cha mẹ nhưng với sự kiểm soát thấp, ở bất cứ khía cạnh nào thì cha mẹ cũng cung cấp cho trẻ rất ít những khung cấu trúc sẵn cũng như rất ít những kỷ luật dành cho trẻ. Với việc thiếu cấu trúc và thiếu kiểm sốt khơng có nghĩa là cha mẹ khơng chăm sóc hoặc bỏ mặc con cái nhưng vì cha mẹ tin rằng trẻ sẽ phát triển và trưởng thành tốt nhất khi chúng được độc lập và học qua cách trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống. PC làm cha mẹ dễ dãi- nng chiều đưa ra rất ít u cầu cho những hành vi trưởng thành thậm chí cịn khoan dung cho những hành vi bốc đồng của trẻ. PC làm cha mẹ dễ dãi-nuông chiều là loại ấm áp và nhiệt tình nhưng khơng có những u cầu đối với trẻ, những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ VTN của những cha mẹ dễ dãi - nuông chiều học được rằng có rất ít ranh giới giữa những luật lệ cũng như hậu quả có được cũng khơng quá quan trọng. Kết quả là, trẻ VTN có lẽ rất khó tự kiểm sốt bản thân và có khuynh hưởng chỉ coi trọng bản thân, điều này cản trở trong việc phát triển mối quan hệ với các bạn cùng trang lứa.

Mở rộng từ phân loại cách nuôi dạy con cái của Baumrind (1971), Maccoby và Martin (1983) đã xác định hai loại PC làm cha mẹ mà có địi hỏi thấp và khác nhau về mức độ đáp ứng của cha mẹ đối với con cái: Đó là PC làm cha mẹ dễ dãi – nuông chiều và PC làm cha mẹ thờ ơ – bỏ mặc. PC thờ

ơ- bỏ mặc: được thể hiện thấp cả về sự nồng ấm lẫn kiểm soát, cha mẹ cung

cấp rất ít những kỷ luật cũng như khơng thể hiện tình cảm đối với trẻ. Nói chung, cha mẹ rất ít quan tâm cũng như không hứng thú trong việc nuôi dạy con cái, thậm chí họ cũng khơng đáp ứng những đòi hỏi hợp lý và những nhu cầu cần thiết của trẻ. Cha mẹ thờ ơ- khơng quan tâm có rất ít những kỳ vọng, mong chờ vào hành vi của trẻ. Mặc dù cha mẹ dễ dãi- nuông chiều và cha mẹ thờ ơ - khơng quan tâm giống nhau vì họ đều có ít nhu cầu với trẻ nhưng khác

nhau ở chỗ cha mẹ dễ dãi- nng chiều có ít u cầu với trẻ vì căn bản họ tin rằng đứa trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi chúng tự mình khám phá thế giới xung quanh và học qua việc tự trải nghiệm. Ngược lại, cha mẹ thờ ơ- không quan tâm có ít u cầu đối với trẻ vì căn bản là họ khơng thích thú đối với con của họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ VTN của cha mẹ thờ ơ- bỏ mặc học được rằng cha mẹ chúng có khuynh hướng thích thú với cuộc sống riêng tư của bản thân và ít đầu tư cho việc chăm sóc con cái. Kết quả là, trẻ VTN dần dần bộc lộ mơ hình hành vi tương tự như cha mẹ chúng và trẻ tăng hành vi bỏ mặc chuyện gia đình, tăng hành vi bốc đồng và có vấn đề về trong việc tự điều chỉnh bản thân.

Diana Baumrind cũng khẳng định, đa số cha mẹ áp dụng đồng thời các PC làm cha mẹ, tuy nhiên trong một thời điểm nhất định cha mẹ vẫn có một PC điển hình.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả sử dụng khái niệm công cụ PC làm cha mẹ theo quan điểm của tác giả Diana Baumrind với 3 phong cách: (a) độc đoán; (b) dân chủ; (c) dễ dãi - nuông chiều. Với những cha mẹ có xu hướng thờ ơ, bỏ mặc con cái, chúng tơi khơng có điều kiện tiếp cận và khơng thu được thông tin từ những bậc cha mẹ này.

Bên cạnh đó, để bổ sung cho các phong cách làm cha mẹ chúng tôi cũng đánh giá các xu hướng hành vi làm cha mẹ như (a) hành vi làm cha mẹ ấm áp; (b) hành vi làm cha mẹ nhất quán; (c) hành vi làm cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)