TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 50)

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.3.1. Khái quát ba trường nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu trên 3 quận (huyện): quận Cầu Giấy (quận nội thành mới thành lập), quận Hai Bà Trưng (quận nội thành ở trung tâm) và huyện Từ Liêm (huyện ngoại thành, quận mới thành lập). Mỗi quận (huyện) chúng tôi chọn một trường làm nghiên cứu để có được sự đa dạng trong đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Nghiên cứu này được triển khai ở HS THCS trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi tiến hành điều tra trên ba trường số lượng cụ thể được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.1: Số lượng khách thể nghiên cứu theo từng trường

Trƣờng Phụ huynh HS

Phú Diễn 135 135

Hai Bà Trưng 105 105

Nguyễn Tất Thành 178 178

Tổng 418 418

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy số lượng khách thể nghiên cứu của từng trường, theo khu vực.

+ Khu vực nội thành (trường Hai Bà Trưng và trường Nguyễn Tất Thành) có 283 khách thể chiểm 67,7(%).

+ Khu vực ngoại thành (trường Phú Diễn) Hà Nội. Có 135 khách thể chiểm 32,3 (%).

Trường THCS Phú Diễn là một trường cơng lập đã đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia. Trường nằm trên địa bàn xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm.Trường luôn luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học theo phương pháp

đổi mới, tạo điều kiện tốt nhất cho HS học tập và rèn luyện. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. Một khu vực dân cư khá đông đúc. Cha mẹ các em HS ở đây có thu nhập trung bình. Trường có 18 lớp với tổng số HS là hơn 700 em.

Trường THCS Hai Bà Trưng được thành lập từ năm 1963, liên tục đạt danh hiệu tiến tiến xuất sắc cấp quận và thành phố. Trường nằm trên khu vực Phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng là một khu vực đông dân cư. Tháng 5 – 2009 trường đã được Sở giáo dục đào tạo công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Cha mẹ của các em HS trong trường làm nhiều nghề khác nhau và thu nhập ở mức trung bình. Trường có 13 lớp với tổng số 380 HS.

Trường THCS và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (gọi tắt là trường Nguyễn Tất Thành) thuộc hệ phổ thông chất lượng cao của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, thành lập ngày 14 -07- 1998, bao gồm hai cấp THCS & THPT. Nhà trường được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường đã được Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đầu tư nguồn kinh phí lớn cho việc xây dựng cơ sở vật chất. Hiện nay, ngồi những phịng học khang trang, phòng truyền thống, các phịng thí nghiệm, phịng đồ dùng dạy học, phòng học Ngoại ngữ, phòng học Tin học và thư viện đạt chuẩn, nhà trường cịn có phịng dạy mẫu và phòng giáo dục nghệ thuật (dạy Âm nhạc và Mĩ thuật), đáp ứng những điều kiện tốt nhất cho việc dạy học của giáo viên và HS. Trường có đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (trong đó có 2 nhà giáo ưu tú, 70% giáo viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ). Nhiều giáo viên là cán bộ giảng dạy trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, giáo viên các trường Chuyên Đại học Ngoại Ngữ, Chuyên Đại học Sư Phạm, Chuyên Đại học khoa học Tự Nhiên Hà Nội. Trường có tổng số 21 lớp học với hơn 800 HS cấp THCS.

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Khách thể của nghiên cứu này là HS bậc THCS trên địa bàn Hà Nội. Lý do khiến chúng tôi lựa chọn khách thể này là vì đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Chúng tôi nhận thấy rằng trong giai đoạn này, gia đình, bạn bè cùng trang lứa có ảnh hưởng rất nhiều đến LTT của trẻ. Trẻ có thể trở nên tự tin, khẳng định được bản thân mình nếu nhận được sự ủng hộ và đồng tình của các bạn. Nhưng ngược lại, trẻ cũng có thể tự ti, nhút nhát, và đánh giá thấp bản thân nếu bị các bạn chê bai, bài trừ. (Cole và cộng sự, 2010).

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài muốn tìm hiểu mối tương quan giữa PC, hành vi làm cha mẹ với LTT của HSTHCS.

Nhóm HS chúng tơi tập trung nghiên cứu là các em HS thuộc hai khối, khối lớp 8 và khối lớp 9 và cha mẹ các em. Sở dĩ nghiên cứu chỉ thực hiện trên hai khối lớp này (tại thời điểm đó là khối 7 và khối 8) vì lúc đó các em học sinh khối 6 và khối 9 chưa ổn định để có thể gửi thơng tin về nghiên cứu và giấy mời tham gia nghiên cứu về nhà.Tỉ lệ mẫu theo giới tính và khối lớp được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2: Số lượng khách thể nghiên cứu chia theo giới tính, khối lớp.

Thơng tin Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 215 51,4 Nữ 203 48,6 Lớp Lớp 8 222 53,1 Lớp 9 196 46,9

Bảng trên cho thấy khách thể nam và nữ là tương đương nhau. Nam là 215 em và 203 em HS nữ. Lớp 8 là 222 em chiếm 53,1%, lớp 9 là 196 em chiếm 46,9% khách thể nghiên cứu.

2.4. Tổ chức nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này qua các giai đoạn sau

2.4.1. Giai đoạn 1: Tiến hành nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa một số vấn

đề lí luận cơ bản liên quan đến đề tài.

2.4.2. Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát, xây dựng bảng hỏi, điều tra, thu

phiếu, nhập số liệu.

Đầu tiên chúng tôi tiến hành lựa chọn khách thể nghiên cứu tại trường THCS Phú Diễn, THCS Hai Bà Trưng và THCS Nguyễn Tất Thành theo các bước sau:

+ Bước 1: Làm việc với nhà trường, giới thiệu về nghiên cứu và các bước tiến hành với những người có trách nhiệm.

+ Bước 2: Nghiên cứu viên gửi thư mời tham gia nghiên cứu đến các bậc phụ huynh.

+ Bước 3: Với những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi tiến hành gặp gỡ cha mẹ các em vào buổi họp phụ huynh khi tổng kết cuối năm học để giới thiệu về nghiên cứu và xin phép cha mẹ được tiến hành với con cái họ. + Bước 4: Làm việc với giáo viên chủ nhiệm. Liên lạc với những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu để giới thiệu thêm về nghiên cứu đồng thời hẹn thời gian đến làm bảng hỏi và phỏng vấn.

+ Bước 5: Phỏng vấn các bậc cha mẹ và các em HS. Điều tra thử bằng bảng hỏi, xây dựng phiếu điều tra.

+ Bước 6 : Phát phiếu điều tra tới cha mẹ và các em HS, hướng dẫn cách làm và thu phiếu.

2.4.3. Giai đoạn 3:

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến PC làm cha mẹ và LTT của con trẻ. Từ đó chỉ ra được mối tương quan giữa PC làm cha mẹ và LTT của con.

Xác định các khái niệm cơng cụ và các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu: Trẻ VTN, PC làm cha mẹ, LTT của trẻ. Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: Dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn, đó là:

+ Các PC chủ yếu cha mẹ sử dụng hiện nay . + Thực trạng LTT của trẻ VTN

+ Từ đó tìm ra mối tương quan giữa PC làm cha mẹ và LTT của trẻ VTN.

2.4.2. Phương pháp điều tra bằng thang đo, bảng hỏi

Đây là phương pháp chính của đề tài thơng qua hệ thống thang đo parental authority questionaire (PAQ), và thang Child’s Report of Parental Behavior (CRPBI) thang đo này được dùng cho cả con và cha mẹ báo cáo. tìm ra thực trạng PC, hành vi làm cha mẹ ở Hà Nội hiện nay.

Thang đo LTT tìm hiểu thực trạng LTT của học sinh. Cụ thể như sau :

2.4.2.1. Thang đo PC làm cha mẹ và đặc điểm hành vi của cha mẹ

Để đo vấn đề này, chúng tơi sử dụng 2 thang đo, đó là PAQ và CRPBI.

a. Thang PAQ Tạm dịch là Bộ câu hỏi về PC làm cha mẹ, gồm có 30 câu hỏi

đánh giá theo các mức độ sau: 1 = Hồn tồn khơng đúng. 2 = Không đúng phần nhiều. 3 = Đúng phần nhiều.

Tác giả của thang đo này là Dr. John R. Buri, thuộc khoa tâm lý của trường Đại học St. Thomas. Cấu trúc của thang đo gồm 3 tiểu thang đo PC làm cha mẹ đó là:

- PC cha mẹ dễ dãi, nuông chiều:

Bao gồm các câu (6, 10, 13, 14, 17, 19, 21, 24, 28) là những bậc cha mẹ không đưa ra nhiều yêu cầu hay quy định để kiểm soát hành vi của con, cho con cái có quyền tự do quyết định hành động của chúng nhiều đến mức có thể. Những cha mẹ này thường có xu hướng đáp ứng tất cả những địi hỏi của con một cách vơ điều kiện và khơng vận dụng những hình thức phạt đối với những hành vi khơng thích nghi của con cái.

- PC làm cha mẹ độc đoán:

Bao gồm các câu (2, 3, 7, 9, 12, 16, 18, 25, 26, 29) là những bậc cha mẹ ln kiểm sốt hành vi của con cái một cách quá mức và luôn yêu cầu con cái phải tuyệt đối vâng lời khơng giải thích thêm. Những bậc cha mẹ này thường không dùng những hành vi thân thiện, tình cảm với con cái và thích dùng những hình phạt để kiểm sốt những hành vi khơng thích nghi. Kiểu cha mẹ này thường có thông điệp như là “Tôi là cha/mẹ anh/chị nên tơi nói anh/chị phải nghe, khơng giải thích, khơng mặc cả”

- PC làm cha mẹ dân chủ:

Bao gốm các câu (1,4, 5,8, 11, 15, 20, 22, 23, 27, 30) Là những bậc cha mẹ rơi vào khoảng giữa của 2 kiểu PC làm cha mẹ đã nêu trên. Đây là PC làm cha mẹ đặc trưng bởi sự quan tâm chú ý nhiều đến hành vi của con, đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và kiên định trong khi điều chỉnh hành vi của con cái nhưng cũng rất ấm áp và mềm dẻo, đưa ra những nguyên tắc kèm theo lời giải thích để trẻ tự nguyện tuân theo.

Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo PAQ:

Độ tin cậy giữa đánh giá và đánh giá lại là 0.81 cho PC làm cha mẹ dễ dãi nuông chiều, 0.86 cho PC cha mẹ độc đoán và 0.92 cho PC làm cha mẹ

dân chủ. Hệ số Cronbach alpha cho từng thang lần lượt là 0.75 cho PC dễ dãi nuông chiều; 0.87 cho PC độc đoán và 0.85 cho PC dân chủ.

Độ hiệu lực nội dung của thang đo thể hiện qua hệ số tương quan nghịch giữa PC làm cha mẹ độc đoán với PC dân chủ (0.50) và PC dễ dãi nuông chiều (0.52). Độ hiệu lực cấu trúc thể hiện qua tương quan thuận và cao với thang đo PC làm cha mẹ của Marlowe-Crowne.

Với độ tin cậy và độ hiệu lực được báo cáo, các tác giả cho rằng PAQ là thang đo đáng tin cậy và có hiệu lực, PAQ hữu ích cho việc đánh giá hành vi làm cha mẹ được thực hiện bởi cả cha và mẹ. Nó cũng thích hợp cho cả trẻ VTN (cả hai giới) và người trưởng thành báo cáo về hành vi làm cha mẹ.

b. Thang CRPBI: Tạm dịch là báo cáo hành vi của cha mẹ dành cho con cái

gồm 30 câu được Earl S. Schaefer thuộc Viện sức khỏe tâm thần quốc gia nghiên cứu và phát triển. Thang đo này được tác giả dùng cho cả cha mẹ và con cái khai báo. Cấu trúc của thang đo gồm 3 tiểu thang đo để đo 3 phạm trù

- Quan tâm một cách thống nhất (nhất quán): bao gồm các câu (3, 6, 9, 12,

15, 18, 21, 24, 27, 30) đánh giá mức độ mà cha mẹ quan tâm và kiểm soát hành vi của con cái. Nó bao gồm việc cha mẹ đưa ra những nguyên tắc và duy trì những nguyên tắc đó một cách thống nhất. Thang đo này cũng bao gồm một số câu hỏi đánh giá về việc sử dụng sự trừng phạt nghiêm khắc. Thang đo này gồm 10 câu.

- Kiểm soát về tâm lý, cảm xúc: bao gồm các câu (2, 5, 8, 11, 14, 17, 20, 26,

29) đánh giá cách cha mẹ đánh vào sự lo âu hay sự xấu hổ của con cái như một hình thức trừng phạt và kiểm sốt những hành vi khơng thích nghi. Nó cũng bao gồm cả việc cha mẹ cố gắng bắt con cái phải hành động theo ý mình mà khơng khuyến khích sự suy nghĩ độc lập và tự quyết của các em.

- Ấm áp: bao gồm các câu (1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28) đánh giá mức độ

CRPBI, nên kết luận từ thang này chỉ đánh giá mức độ chấp nhận của cha mẹ đối với con cái cao hay thấp (hay nói một cách khác là việc thể hiện sự quan tâm, ấm áp cao hay thấp). Thang đo này được dùng cho cả cha mẹ và con báo cáo.

Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo CRPBI:

Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được đánh giá là tốt, theo (Schludermann, 1970). Số liệu từ mẫu của nghiên cứu này cho thấy có sự thống nhất bên trong cao trong báo cáo của cha mẹ (hệ số Cronbach alpha cho thang chấp nhận là: α = 0.87; kiểm soát về tâm lý là: α = 0.74; và quan tâm là: α = 0.72) và trong thang đánh giá của trẻ (thang chấp nhận: α = 0.90; kiểm soát về tâm lý là: α = 0.78; và quan tâm là: α = 0.84). Bên cạnh đó, khi so sánh sự thống nhất giữa số liệu cho cha mẹ đánh giá và cho trẻ đánh giá, hệ số tương quan phản ánh sự đồng thuận ở mức chấp nhận được với thang chấp nhận: r = 0.36; thang kiểm soát về tâm lý: r = 0.36; và thang quan tâm là: r = 0.42; với độ tin cậy cho tất cả các thang đều < .001.Cuối cùng, hệ số hiệu lực bên trong của từng thang đo cũng rất cao lần lượt là (thang chấp nhận: rYY =

0.98; thang kiểm soát về tâm lý: rYY = 0.92; thang quan tâm: rYY = 0.82).

Q trình Việt hóa và sử dụng các thang đo PAQ và CRPBI ở Việt Nam:

Các thang đo PAQ và CRPBI bước đầu đã được tiến hành thử nghiệm và Việt hóa cho phù hợp với ngơn ngữ cũng như văn hóa của người Việt Nam từ những chuyên gia hàng đầu về tâm lý lâm sàng cũng như về tâm thần học (TS Đặng Hoàng Minh, PGS TS Bahr Weiss và Giám đốc bệnh viện tâm thần Đà Nẵng BS TS Lâm Tứ Trung.

c. Thang đo lòng tự trọng

Thang đo LTT được chúng tôi xây dựng thông qua phỏng vấn các em HS. Tham khảo các thang đo LTT của các tác giả nước ngoài như trắc nghiệm LTT của tác giả Marilyn J. Sorensen, Tiến sĩ, một nhà tâm lý học lâm sàng ở Portland, Mỹ. Bảng hỏi gồm 50 câu hỏi về các vấn đề :

Cách thức phản ứng hay tiếp nhận các thông tin từ thế giới bên ngồi của trẻ ví dụ như khi bị ai đó chơi xấu trẻ nghĩ rằng trẻ phải làm gì đó để đáp trả, Trẻ có thường phịng thủ hay tấn cơng trở lại khi bị ai đó chỉ trích khơng, em có thấy mình q tức giận hoặc tổn thương vì những lời nói của người khác khơng...

Các cảm xúc thường gặp phải như em có thường xuyên lo lắng và sợ hãi, em có hay bối dối, em có phải là người quá nhạy cảm....

Cách thức suy nghĩ như em có nghĩ rằng những người khác rất quan tâm đến những gì em nói và làm khơng, Em có hay suy nghĩ tiêu cực khơng, em có thường nghĩ rằng những người khác không tôn trọng em ?.....

Tự đánh giá năng lực, khả năng của bản thân mình như em có thường xuyên đưa ra quyết định dựa vào ý kiến của người khác khơng, Em có cảm thấy mình thấp kém hoặc quá trẻ con, em có thấy mình quan trọng với bản thân và với những người khác...

Ở mỗi câu hỏi, người trả lời sẽ đánh dấu vào những câu mô tả đúng về bản thân.

Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 01điểm, trả lời không đúng không cho điểm. Điểm tối đa của bảng hỏi này là 50.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)