Nguyên nhân của thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học chất lượng cao nam từ liêm, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 68)

2.6.1. Nguyên nhân thành cơng

- Có sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo quận, lãnh đạo chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT quận.

- Sự lãnh đạo chỉ đạo khoa học sáng tạo và thông minh của hiệu trưởng nhà trường.

- Tập thể CB, GV nhà trường đã xây dựng bộ chương trình bổ sung nâng cao hợp lý, vừa sức, khoa học, phù hợp với các nhóm đối tượng và triển khai vận dụng sáng tạo.

- Năng lực chuyên môn vững vàng và sự say mê nhiệt huyết của CB, GV nhà trường, sự ủng hộ rất cao của phụ huynh và sự nỗ lực học tập và rèn luyện của học sinh toàn trường.

- Cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại.

- Hiệu trưởng nhà trường luôn lắng nghe và thấu hiểu những điều giáo viên cần.

2.6.2. Nguyên nhân hạn chế

- Nhận thức về sứ mệnh, mục tiêu, yêu cầu về dạy học ở trường chất lượng cao của CB, GV chưa cao.

- Việc lập quản lý chuyên môn, lãnh đạo chỉ đạo tổ chuyên môn SHCM và quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cịn có lúc chưa quyết liệt, một số GV còn ngại đổi mới.

- Trình độ tin học, ngoại ngữ, CNTT, sử dụng đồ dùng dạy học của một số GV chưa hiệu quả.

- Các hoạt động NGLL, các HĐTT giáo dục KNS chưa chuyên nghiệp và đi vào chiều sâu.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học chất lượng cao Nam Từ Liêm, tác giả đã phân tích các thực trạng của quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, quản lý môi trường, điều kiện hỗ trợ dạy học để thấy những thành công và những hạn chế của nhà trường.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học, những thành công và những hạn chế của nhà trường là căn cứ để tác giả tiến hành đề xuất biện pháp quản lý

hoạt động dạy học của trường tiểu học chất lượng cao Nam Từ Liêm, Hà Nội để thực hiện thành công sứ mạng và mục tiêu trường chất lượng cao, đáp ứng bối cảnh hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤT LƯỢNG CAO NAM TỪ LIÊM-

HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Tôn trọng nguyên tắc về mặt pháp lý

Khi đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học tác gia đã chú ý tôn trọng các quy định của ngành đó là: luật giáo dục 2005 và sửa đổi 2009 ; Điều lệ trường tiểu học ; Nghị quyết số 29/NQ-TW về Đổi mới giáo dục và đào tạo ; Luật Thủ đơ có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 ; Quyết định 20, 21/ QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 23/6/2014 quy định về tiêu chí trường chất lượng cao, về chương trình bổ sung nâng cao ; Nghị quyết 15/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức thu của trường chất lượng cao; Đề án số 94/ĐA-UBND về phát triển giáo dục giai đoạn 2016- 2020 của quận Nam Từ Liêm ; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước để đảm bảo tính chính xác, khoa học và khách quan.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy đề ra cần đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường về cở sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh, chương trình giảng dạy, các dịch vụ của nhà trường, điều kiện kinh tế của địa phương, của phụ huynh học sinh để triển khai tốt nhất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong trường chất lượng cao không phủ nhận những biện pháp đem lại những thành tựu to lớn của nhà trường trong ba năm học qua, mà cần chọn lọc những tinh hoa, những ưu điểm của các biện pháp quản lý đã thực hiện, phát huy và phát triển sáng tạo các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong trường tiểu học , đặc biệt là trường tiểu học chất lượng cao cần chú ý xây dựng các biện pháp quản lý về chất lượng đội ngũ, quản lý về mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ giảng dạy, quản lý dạy học ngoại ngữ, tin học, song ngữ, quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý chất lượng các cuộc thi trên internet của học sinh cần xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mang tính đồng bộ, khoa học, hệ thống và mang lại hiệu quả giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Nhà quản lý cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội. Cần có những biện pháp quản lý đảm bảo quy luật này đó là biết kế thừa những ưu điểm trong cơng tác quản lý để phát huy những ưu điểm đó trong bổi cảnh mọi sự vật hiện tượng trong xã hội đang biến đổi và phát triển không ngừng, đồng thời cần tìm ra những hạn chế, lậc hậu, những lỗi hệ thống để thay thế bằng những biện pháp phù hợp hơn thúc đẩy sự phát triển nhà trường.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Trong cơng tác quản lý hoạt động dạy học đề xuất, cần chỉ rõ và khắc phục những tồn tại, hạn chế của các biện pháp quản lý đã thực hiện, đồng thời cần lựa chọn những biện pháp phù hợp, sáng tạo, thiết thực và khả thi nhằm thu hút được các lực lượng cùng tham gia quản lý và quản lý có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường chất lượng cao, trong bối cảnh hiện nay.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của CB, GV về yêu cầu dạy học ở trường chất lượng cao

Giúp CB, GV nhà trường hiểu rõ về yêu cầu dạy học, sứ mệnh của trường chất lượng cao là cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao nghĩa là cả chất lượng dạy, chất lượng học, chất lượng môi trường và quản lý đều đạt chất lượng tối đa, đáp ứng yêu cầu của PH và phù hợp với nhu cầu, năng lực cá nhân học sinh chú trọng đến KN và sự chuyển biến về kiến thức, kĩ năng học tập, KNS cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về yêu cầu hoạt

động dạy học ở trường chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay là việc làm thường xuyên, thể hiện quyền và trách nhiệm của viên chức được tuyển chọn vào trường chất lượng cao.

- Bồi dưỡng cho CB, GV về những yêu cầu về nội dung, mục tiêu, chương trình và việc đổi mới dạy học hiện nay.

- Bồi dưỡng, tác động làm chuyển biến nhận thức và nếp nghĩ cho đội ngũ CB, GV trong trường về mục tiêu của hoạt động dạy học trong trường chất lượng cao mang tính cấp thiết và cần làm ngay.

- Làm cho CB, GV hiểu rõ sứ mệnh, nhiệm vụ chủ yếu của trường chất lượng cao là phải dạy - học, quản lý và môi trường đạt ở chất lượng tối đa, là cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu của cha mẹ học sinh, năng lực cá nhân học sinh.

- Giúp cho CB, GV thấy rõ trau dồi nghệp vụ chuyên môn vững vàng, tin học ngoại ngữ tốt, và hiểu rõ : quan trọng nhất ở giáo viên ở bậc tiểu học đó là lịng u nghề, mến trẻ, nhiệt tình, say mê, tận tụy với cơng việc, hiểu được hồn cảnh gia đình và niềm vui nỗi buồn của từng học sinh trong lớp, luôn quan tâm chia sẻ, coi trẻ như con em của mình, trẻ thích học, cảm thấy u q cơ, mong muốn được cô dạy dỗ.

- Bồi dưỡng cho CB, GV biết áp dụng phương pháp dạy học mới VNEN, tổ chức hoạt động học nhóm cho học sinh, tăng tính tự học, chủ động và biết hợp tác, chia sẻ với bạn. Bồi dưỡng kĩ năng đào tạo nhóm trưởng, kĩ

năng tự quản nhóm, tự quản lớp cho GV, giúp học triển khai phương pháp dạy học mới linh hoạt, sáng tạo.

3.2.1.3. Điều kiện và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng nắm chắc các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn, các quyết định, quy định về mục tiêu, sứ mệnh của trường chất lượng cao, từ đó phổ biến, triển khai tới CB, GV thực hiện.

- CB, GV nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn, quy định về các yêu cầu dạy học ở trường chất lượng cao và chia sẻ với hiệu trưởng, với đồng nghiệp những gì cịn băn khoăn, chưa rõ để hiểu và đi đến thống nhất cao.

- Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trị của mình trong việc xây dựng và phát triển trường chất lượng cao, thường xuyên cập nhật, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các văn bản, chỉ thị, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và của ngành giáo dục.

- Hiệu trưởng có năng lực lãnh đạo và quản lý, vận dụng đúng chủ trương chính sách và có sáng tạo, linh hoạt, nhằm tạo sự nhất trí cao trong đội ngũ CB, GV.

- Có kế hoạch rõ ràng về nội dung cơng việc, thời gian hồn thành, kinh phí hoạt động từng cơng việc và triển khai đến tất cả CB, GV nhà trường.

- Tạo môi trường dạy học thân thiện, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ nhau về chuyên môn, về CNTT, ngoại ngữ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

- CB, GV không ngừng nâng cao học tập, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học, tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề, hội thảo do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức thường xuyên cập nhật và triển khai kịp thời.

- Hiệu trưởng tích cực tham gia trao đổi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học của các hiệu trưởng trường chất lượng cao trong Thành phố, sau đó phổ biến và triển khai kịp thời tới CB,GV nhà trường.

- Nhà trường triển khai các buổi chuyên đề, thảo luận thống nhất nội dung quy trình dạy học, chỉ đạo triển khai các hoạt động dạy học trong trường và yêu cầu CB, GV tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học.

- Hiệu trưởng bồi dưỡng khả năng tự đánh giá và đánh giá các tiêu chí quy định trường chất lượng cao trong Quyết định 20/QĐ-UBND về 5 tiêu chí trường chất lượng cao và Quyết định 21/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về chương trình nội dung nâng cao ngay trong dịp hè.

- Đầu mỗi học kì, PHT cùng Hội đồng khoa học cùng xây dựng tập huấn cho CB, GV nhận thức về mục tiêu, nội dung chương trình bổ sung nâng cao, cách thức thực hiện để họ chú trọng về vấn đề xây dựng và điều chỉnh bộ chương trình giảng dạy bổ sung nâng cao hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh hằng năm.

- Cần cập nhật đầy đủ và kịp thời các văn bản, chỉ thị và các công văn của thành phố, của sở GD&ĐT, của phòng GD&ĐT và triển khai kịp thời đến tất cả CBGV nhà trường.

- Đầu năm học, hiệu trưởng quán triệt tới toàn thể CB, GV nhà trường thực hiện nghiêm túc hướng dẫn, các quyết định của UBND thành phố Hà Nội về công tác tự đánh giá các tiêu chí của trường chất lượng cao từ đó làm thước đo để rèn luyện.

- Tạo điều kiện nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên tham gia dự chuyên đề, hội thảo do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức, sau đó về triển khai nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu đổi mới hiện nay truyền tải hết các nội dung tập huấn tới CB, GV để triển khai nhân rộng trong toàn trường.

- CB, GV nhà trường cần thường xuyên cập nhật thông tin, cải tiến những nghiệp vụ quản lý, đổi mới phương pháp dạy học tránh để gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường.

- Tổ chức cho CB, GV, HS tham quan, học hỏi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các trường tiểu học , đặc biệt là trường tiểu học cất lượng cao, các trường quốc tế mỗi năm ít nhất 2 lần để CB, GV và HS được nâng cao vốn sống, kinh nghiệm hay từ các trường bạn, áp dụng vào quản lý và giảng dạy ở trường mình tốt hơn nữa.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới quản lý chun mơn giáo viên

3.2.2.1. Mục đích ý nghĩa

Đổi mới quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chuyên môn cho GV, nâng cao chất lượng dạy và học trong trường và khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý chuyên môn, tạo nền nếp SHCM, nền nếp soạn giảng của GV, khắc phục những hạn chế khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, những hạn chế trong việc đánh giá học sinh theo thơng tư 30. Dạy tích hợp chương trình chính quy (Kiến thức cơ bản) của Bộ GD&ĐT quy định và chương trình bổ sung nâng cao, xây dựng bộ phiếu bài tập bổ sung nâng cao phù hợp với các nhóm đối tượng HS. Tìm ra những hướng đi mới, cho việc quản lý các hoạt động NGLL, HĐTT, giáo dục kĩ năng sống cho HS.

3.2.2.2. Nội dung

- Bồi dưỡng CBQL về năng lực quản lý, khả năng vận dụng lý thuyết vào quản lý thực tiễn, đưa mọi nền nếp chuyên môn của nhà trường đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học mới cho CB, GV toàn trường.

- Hiệu trưởng bồi dưỡng CBQL, TTCM quản lý tốt nền nếp, chất lượng SHCM, nền nếp lên lớp của GV, hồ sơ sổ sách, xây dựng phiếu bài tập bổ sung nâng cao, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.

- Bồi dưỡng kĩ năng CNTT, soạn bài giảng điện tử, bài giảng e- learning, violet…và kĩ năng cập nhập các văn bản nhanh, xử lý chính xác.

- Triển khai tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng đánh giá, nhận xét HS theo thông tư 30 cho GV.

- Chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng giáo viên trẻ nâng cao chuyên môn, giáo viên lớn tuổi biết khai thác và sử dụng CNTT, đồ dùng dạy học hiệu quả.

3.2.2.3. Điều kiện và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường có đủ và nghiên cứu thật kĩ các văn bản hướng dẫn, các chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học, từ đó nắm bắt kịp thời chính xác các yêu cầu về mục tiêu, nội dung dạy học làm cơ sở để hướng dẫn GV trong việc tự học, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đáp ứng mục tiêu của trường chất lượng cao.

- Các nội quy, quy chế, quy định của trường đều được CBQL nghiên cứu, thảo luận, thống nhất và đi đến nghị quyết dựa trên các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, dựa vào Điều lệ của trường tiểu học.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cần nắm bắt rõ trình độ, năng lực chun mơn, trình độ CNTT, ngoại ngữ, tin học của từng GV, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Lựa chọn GV cốt cán, có chun mơn vững vàng để lên chuyên đề hội giảng, phổ biến kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện đổi mới PPDH.

- Phân quyền cho các PHT và các TTCM trong việc giám sát chất lượng giảng dạy, thực hiện quy chế, nội quy chuyên môn, nền nếp SHCM, nền nếp giảng dạy của giáo viên.

- Ban thanh tra chuyên môn thường xuyên dự giờ theo định kì và đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học chất lượng cao nam từ liêm, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)