Hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông nguyễn văn huyên, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 33)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Hoạt động giáo dục đạo đức

1.2.2.1. Đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của xã hội, điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với tự nhiên và xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử của xã hội, góp phần phản ánh sự tồn tại của đời sống tinh thần. Đạo đức là một hiện tƣợng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tƣ sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất cơng của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhƣng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và

cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin). Đó là những u cầu đạo đức

liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa ngƣời với ngƣời. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dƣơng cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lƣợng, khiêm tốn... "khơng ai nghi ngờ đƣợc rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng nhƣ về tất cả

các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen). Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn.

Có nhiều tác giả đã đƣa ra những quan niệm khác nhau về đạo đức, có thể kể đến một số định nghĩa sau:

Theo “Từ điển Tiếng Việt” [ 20] thì “đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”.

Dƣới góc độ triết học thì: “Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực, điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi con người bằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ và danh dự…” [16].

Dƣới góc độ đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc

biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [18].

Dƣới góc độ giáo dục học thì: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là

tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.”[21].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt tới vấn đề đạo đức.Tƣ tƣởng của Ngƣời thuộc hệ tƣ tƣởng đạo đức của giai cấp vô sản - đạo đức Mác- Lênin, mang bản chất cách mạng và khoa học triệt để, đậm đà truyền thống nhân ái Việt Nam và nhân loại. Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cơ bản là: Trung với nƣớc, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tƣ; thƣơng yêu con ngƣời và tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung[23]. Bác đã đánh giá rất cao vai trò của đạo đức đối với cá nhân cũng nhƣ xã hội qua mối quan hệ giữa “đức và tài”, về sau này tác giả Phạm Minh Hạc đã phát triển

quan niệm nêu trên và hoàn thiện trong bối cảnh Việt Nam với mơ hình phẩm chất - đức và năng lực - tài. Tác giả cho rằng: “Đạo đức, theo nghĩa hẹp là luân

lý, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống”[27].

Theo tác giả: Phạm Khắc Chƣơng - Trần Văn Chƣơng: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con ngưòi với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và cả với bản thân mình”[6].

Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì điều đặt ra cấp bách là cần xây dựng một số chuẩn mực đạo đức mới, nhằm phát triển toàn diện con ngƣời thời kỳ Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nƣớc, bên cạnh đó chúng ta cũng cần loại bỏ một số chuẩn mực đạo đực cũ đã lạc hậu lỗi thời. Các chuẩn mực đạo đức mới đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa đƣợc các truyền thống đạo đức tốt dẹp của dân tộc, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.

Với những phân tích trên, tác giả quan niệm: “Đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”[21].

1.2.2.2. Giáo dục

Xem xét ở khía cạnh bản chất giáo dục là q trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ lồi ngƣời. Dƣới góc độ hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.

Về mặt phạm vi, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác nhau: + Ở cấp độ rộng nhất, giáo dục đƣợc hiểu đó là q trình xã hội hố

con ngƣời. Q trình xã hội hố con ngƣời là q trình hình thành nhân cách dƣới ảnh hƣởng của tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và khơng có ý thức của cuộc sống, của hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân.

+ Ở cấp độ thứ hai, giáo dục có thể hiểu là giáo dục xã hội. Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lƣợng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con ngƣời để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. + Ở cấp độ thứ ba, giáo dục đƣợc hiểu là quá trình sƣ phạm. Quá trình sƣ phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của các nhà sƣ phạm trong nhà trƣờng tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Ở cấp độ này, giáo dục bao gồm: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.

+ Ở cấp độ thứ tư, Giáo dục đƣợc hiểu là quá trình bồi dƣỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lƣu.

Giáo dục đƣợc xem là một bộ phận của hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. Cũng theo ý nghĩa này, giáo dục bao gồm các bộ phận: Đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động.

Ở một nghĩa rộng hơn, giáo dục là hoạt động tổng thể hình thành và phát triển nhân cách đƣợc tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con ngƣời. Nhƣ vậy, giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con ngƣời, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những ngƣời có kinh nghiệm, có chun mơn gọi là nhà giáo dục, nhà sƣ phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động

giáo dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trƣờng. Với ý nghĩa nhƣ trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trƣờng phụ trách trƣớc xã hội.

1.2.2.3. Giáo dục đạo đức

Với những phân tích nêu trên, có thể thấy giáo dục đạo đức là một nội dung của hoạt động giáo dục nhằm hƣớng đến mục tiêu hoàn thiện nhân cách. Về khái niệm này, tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã thống nhất đƣa ra quan điểm nhƣ sau: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những

địi hỏi bên ngồi của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”.

Nói một cách khác giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tƣợng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố, tình cảm, niềm tin, lý tƣởng và tất cả đƣợc thể hiện ở những hành vi đạo đức. Thông qua việc giáo dục đạo đức, các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức đƣợc cá nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi của con ngƣời phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. GDĐĐ hƣớng vào 3 mục tiêu cơ bản sau đây:

- Trang bị cho mọi ngƣời những tri thức cần thiết về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội. GDĐĐ phải gắn liền với giáo dục pháp luật, chính trị tƣ tƣởng, những tri thức về cuộc sống qua các hoạt động: Giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội,…

- Hình thành ở cơng dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi ngƣời, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tƣợng xảy ra xung quanh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và chỉ khi có thái độ đúng đắn, có tình cảm trong sáng, niềm tin đạo đức đối với bản thân và xã hội thì mới tạo ra động lực từ bên trong, điều chỉnh nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân phù hợp chuẩn mực đạo chung của xã

hội. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần hình thành lý tƣởng sống của mối cá nhân.

- Rèn luyện để mọi ngƣời tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc. Hành vi và thói quen đạo đức là mục tiêu GDĐĐ và cũng là thƣớc đo đánh giá nhân cách của mỗi con ngƣời, đánh giá bằng hiệu quả giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ chủ thể với mọi ngƣời, với tự nhiên xã hội.

Về bản chất, giáo dục đạo đức là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những địi hỏi bên ngồi của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của ngƣời đƣợc giáo dục.

Tóm lại, mục tiêu GDĐĐ là trang bị cho HS có nhận thức đúng đắn và đầy đủ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của thời đại, nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, đối với công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc, nói cách khác mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức.

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trƣờng, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng quan trọng nhất là hình thành cho họ thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. Song giáo dục trong nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo định hƣớng. “Giáo dục đạo đức cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa”. [10].

Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức công dân, một mặt đảm bảo kế thừa đạo đức truyền thống của dân tộc mặt khác hình thành phẩm chất của ngƣời công dân trong thời đại mới. Nâng cao chất lƣợng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu

nƣớc, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, u bạn, có lối sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông nguyễn văn huyên, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)