Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu phát triển kcn ở hn theo hướng bền vững (Trang 27)

1.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về kinh tế

1.2.3.4 Cơ chế chính sách

Mơi trường cơ chế chính sách đóng vai trị quan trọng đối với sự thành công

hay thất bại của việc phát triển KCN. Vì nếu cơ chế thơng thống, khơng gây qua nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi thì sẽ hấp dẫn

được các nhà đầu tư do họ sẽ giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh

doanh.

Do đó, chính sách đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tư vào KCN. Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu,

thuế lợi tức; không hạn chế việc chuỷển vốn lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài; xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư ,…sẽ hấp dẫn các nhà đầu

tư. Đồng thời phải có quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định. Có

như vậy, các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vào KCN và nước chủ nhà mới có thể quản lý tốt được hoạt động của cac doanh nghiệp trong KCN.

Ngịai ra, chính sách kinh tế vĩ mơ cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự thành cơng của KCN. Đó là các chính sách về đầu tư, thương mại, lao động, ngoại hối và các chính sách khác.

1.2.3.5 Mơi trường chính trị, pháp luật.

Nơi có dự kiến xây dựng KCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư . Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là yêú tố quyết

định đầu tư hàng đầu, mà chính là sự ổn định về chính trị, xã hội của nước tiếp

nhận đầu tư. Không một nhà đầu tư nào lại muốn đầu tư vào một quốc gia có nhiều bất ổn về chính trị, an ninh xã hội phức tạp. Hệ thống pháp luật phaỉ chặt chẽ và có hiệu lực để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, bảo vệ được lợi

ích hợp pháp của mình.

1.2.3.6 Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN.

Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh tế

của các KCN. Vì một cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ là nền tảng vững chắc

cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN.

Với hệ thống đường xá rộng và hiện đại sẽ thuận tiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm hàng hóa. Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung

cấp điện cho hoạt động sản xuất phải đầy đủ, hệ thống cung cấp nước đầy đủ và

hiện đại, bền vững để các doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suất cao. Hệ

thống cống thóat nước phải được quy hoạch đồng bộ có tính tóan lâu dài. Các trạm xử lý nước thải, xử lý rác thải phải được xây dựng nhằm giải quýêt các loại chất

thaỉ của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Tất cả phải được xây dựng từ khi quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, cơ sở hạ tầng của KCN cần phải được quy hoạch và xây dựng hết sức vững chắc ngay từ lúc khởi cơng xây dựng KCN, vì sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vào sản xuất thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất khó khăn và tốn kém.

1.2.3.7 Chất lượng các dịch vụ

Là chất lượng cung cấp điện, cung cấp nước, xử lý chất thải trong KCN. Kèm theo là các loại dịch vụ về y tế, giải trí, thông tin liên lạc, ngân hàng, nhà ở, nhà ăn…Chất lượng cung cấp điện và nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, cơng nghệ tiên tiến thì nguồn điện phải được cung cấp đầy đủ,

điện yếu và không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất của máy móc.

1.2.3.8 Khả năng vốn đầu tư

Ở các nước đang phát triển thì nguồn vốn đầu tư huy động được trong nước là

rất hạn chế. Mà muốn các KCN phát triển bền vững thì phải có đủ được nguồn vốn .

Thứ nhất, có vốn để xây dựng các KCN, để xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN, muốn xây dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại và vững chắc thì phải có được

nguồn vốn lớn. Do đó, cần huy động được nguồn vốn nước ngoài.

Thứ hai, là khả năng vốn đầu tư vào các dự án đầu tư trong KCN. Khả năng vốn đầu tư lớn thể hiện quy mô của dự án, hứa hẹn sự đóng góp của dự án lớn, chi phí cho máy móc thiết bị hiện đại, cơng nghệ tiên tiến cũng như chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Là nhân tố

quan trọng góp phần phát triển các KCN bền vững về kinh tế.

1.2.3.9 Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ địa phương là một tiêu chí khá quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu

tư, nhất là đối với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sản xuất mang tính

quốc tế cao.

1.2.3.10 Nguồn lao động

Nguồn lao động phải khơng những phải đủ về số lượng mà cịn phải có chất

lượng tay nghề cao. Nguồn nhân lực có chất lượng là nền tảng cho sự phát triển

Theo kinh nghiệm của Đài Loan, là nước được coi là nơi tổ chức KCN thành cơng nhất trên thế giới, thì trong 10 yếu tố quyết định sự thành bại của KCN, các chuyên gia Đài Loan cho rằng yếu tố số một là phải có đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư .

1.2.3.11 Khả năng thị trường trong nước.

Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tận dụng thị

trường của nước chủ nhà. Sản phẩm tiêu thụ được ở thị trường trong nước là yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trước hết là thị trường tiêu thụ hàng hóa. Với dân số đơng như nước ta, hàng hóa sản xuất trong nước còn kém cả về số lượng và chất lượng, tạo ra cho các cơng ty nước ngồi một thị trường rất lớn về sản phẩm hàng hóa. Sức hút đối với các

KCN về mặt thị trường thường được tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phố lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,

Ngòai sức hút về thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì sức hút về thị trường lao

động rẻ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngòai. Đối với các cơng ty xun

quốc gia, sức hút về gía nhân cơng rẻ tại các nước là một động lực quan trọng thôi thúc phát triển các KCN. Nhờ đầu tư vào các KCN ở các nước có nguồn lao động rẻ .

1.2.3.12 Tổ chức quản lý điều hành các KCN.

Nhằm tạo điều kiện và thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN với mục đích phát triển KCN theo hướng bền vững về mặt kinh tế ,ban quản lý KCN cần

phải họat động có hiệu quả, thủ tục hành chính gọn nhẹ. Điều đó cịn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

 Sự phân cấp giao quỳên quản lý của cấp trên cho Ban quản lý đến thời gian

và thủ tục cấp phép.

 Sự phối hợp tốt hoạt động giữa ban quản lý KCN với các cơ quan đóng trong

 Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nước hỗ trợ về mặt tổ chức hành chính.

 Khả năng và trình độ quản lý của bộ máy quản lý KCN. Khả năng chủ động

đưa ra hoặc đề xuất áp dụng các bịên pháp khuyến khích thu hút đầu tư vào

các KCN của từng Ban quản lý.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN.

1.2.4.1 Tỷ lệ diện tích đất cơng nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy.

- Tỷ lệ diện tích đất cơng nghiệp trên diện tích đất tự nhiên (%)

% 100  TN CN S S

Diện tích đất cơng nghiệp là diện tích đất của KCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN.

Diện tích đất tự nhiên là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàng rào KCN, bao gồm cả diện tích đất cơng nghiệp và diện tích các kết cấu hạ tầng khác

như văn phòng đại diện quản lý KCN, hệ thống đường xá trong KCN, hệ thống đèn

chiếu sáng, diện tích vườn cây trong KCN, văn phòng giới thiệu sản phẩm…

Tỷ lệ này thể hiện độ “dày” của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Nếu tỷ lệ này thấp q thì sẽ lãng phí mặt bằng, việc khai thác kém hiệu quả. Còn nếu tỷ lệ này cao q thì phần diện tích dành làm đường, làm sân, vườn, bến bãi…sẽ ít, điều

đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và chứa hàng hố cũng như mơi trường thơng thống trong KCN. Tỷ lệ này nên vào khoảng 60%-70% thì hợp lý.

- Tỷ lệ diện tích được lấp đầy:

Tỷ lệ diện tích được lấp đầy(%) = CN

CN

S đã cho thuê

100% Tông S cúa KCN

Chỉ tiêu này đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đạt được cấp phép theo dự án của KCN. Đồng thời qua đó có thể so sánh được sự thành cơng trong việc khai thác sử dụng diện tích đất giữa các KCN với nhau cũng như khả năng thu hút các dự án đầu tư. Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê, khơng cịn phần diện tích đất trống.

1.2.4.2 Số dự án đầu tư.

Tổng số dự án đầu tư trong mỗi KCN nhằm xác định số dự án được đầu tư vào mỗi khu đó và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó cịn dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau.

Tuy nhiên, tổng số dự án đầu tư chưa hoàn toàn đánh giá được quy mô KCN cũng như hiệu quả khai thác KCN nếu như các dự án đầu tư trong KCN là những dự án nhỏ.

1.2.4.3 Tổng số vốn đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư là chỉ tiêu dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà

đầu tư đầu tư cho từng KCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư

giữa các KCN với nhau.

Tuy nhiên chỉ tiêu này không thể sử dụng để so sánh chính xác hiệu quả khai thác và sử dụng diện tích đất cơng nghiệp giữa các KCN có diện tích khác nhau.

1.2.4.4 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất cơng nghiệp

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một

đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấp dẫn thu

hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN một cách chính xác hơn.

Tỷ lệ vốn đầu tư (triệu USD/ha) =

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Tổng diện tích đất CN(ha)

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đang làm việc tại các KCN. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương

Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được khả năng giải quyết việc làm của các KCN, chứ không đánh giá được “chất lượng” của các dự án đầu tư. Bởi vì một doanh nghiệp sử dụng một số lượng lớn nhân cơng nhưng vốn đầu tư ít thì chứng tỏ doanh nghiệp đó áp dụng trình độ khoa học cơng nghệ vào sản xuất là khơng cao, trình độ hiện đại hoá thấp.

1.2.4.6 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân

Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân =

Tổng vốn đầu tư(TriệuUSD)

Tổng số lao động

Tỷ lệ này cho thấy lượng vốn mà các nhà đầu tư trang bị cho mỗi công nhân. Tỷ lệ này cao thể hiện trình độ cơng nghệ áp dụng trong quá trình sản xuất của

doanh nghiệp là cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì có thể doanh nghiệp áp dụng trình độ kỹ thuật, máy móc vào sản xuất là thấp, mà chủ yếu phải sử dụng sức con

người.

1.2.4.7 Tỷ lệ % đóng góp GDP

% đóng góp GDP =

Tổng giá trị sản lượng của KCN

x 100% GDP

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của KCN vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy

được ảnh hưởng của KCN đối với việc tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế để

từ đó có cách nhìn nhận đúng trong việc cần thiết phải đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các KCN.

Có thể đánh giá bằng cách tính dựa trên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị sản

lượng.

Tỷ lệ doanh thu =

Tổng doanh thu (triệu USD)

Tổng diện tích đất KCN(ha)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất giữa các KCN với nhau. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng đất KCN trong phát triển kinh tế, tăng sản phẩm xã hội so với sử dụng đất vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và các mục đích khác.

1.2.4.9 Giá trị sản xuất bình quân của công nhân.

Chỉ tiêu naỳ đánh giá năng suất lao động của mỗi KCN, từ đó ta có thể so sánh giá trị sản xuất mà mỗi công nhân sản xuất giữa các doanh nghiệp và giữa các KCN với nhau.

Giá trị bq trên công nhân =

tổng giá trị sản xuất

tổng số công nhân

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI.

2.1 Giới thiệu về Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội.

Hà Nội - Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, là một thành phố được hình

thành và phát triển gần 1000 năm, nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ.

Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, và cũng là trung tâm lớn về kinh tế,tài chính, văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước. Đồng thời là một trung tâm lớn về giao dịch quốc tế. Thủ đô Hà Nội tập

trung nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, có nhiều tổ chức Quốc tế,

các Đại sứ quán của các nước, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường

Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề, là nơi tập trung trí tuệ của một đội ngũ đơng đảo các nhà trí thức, các cán bộ khoa học có trình độ cao và giàu kinh nghiệm

thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau ở cả Trung ương và địa phương.

Đến cuối năm 2007, Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với

tổng diện tích là 927,39km2.

Tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội trong năm 2007 đạt kỷ lục là 3,5%, dân số thành phố đến thời điểm này là trên 3,4 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2,17 triệu người. Mật độ dân số là 3.493 người/km2, cao nhất nước ta, gấp

một ngàn lần mật độ chuẩn.

Tình hình kinh tế Hà Nội năm 2007:

 Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 đạt 4.358 triệu USD, tăng 22% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố đề

ra(4.290 triệu USD, tăng20%). Trong đó, xuất khẩu địa phương đạt

2.432triệu USD,tăng 26,4% so với thực hiện năm 2006(nhiệm vụ UBND TP giao là 2.368 triệu USD, tăng 22%).

Các thành phần kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng khá:

Một phần của tài liệu phát triển kcn ở hn theo hướng bền vững (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)