Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội

Một phần của tài liệu phát triển kcn ở hn theo hướng bền vững (Trang 35 - 40)

2.1 Giới thiệu về Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội

Hà Nội - Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, là một thành phố được hình

thành và phát triển gần 1000 năm, nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ.

Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, và cũng là trung tâm lớn về kinh tế,tài chính, văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước. Đồng thời là một trung tâm lớn về giao dịch quốc tế. Thủ đô Hà Nội tập

trung nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, có nhiều tổ chức Quốc tế,

các Đại sứ quán của các nước, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường

Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề, là nơi tập trung trí tuệ của một đội ngũ đơng đảo các nhà trí thức, các cán bộ khoa học có trình độ cao và giàu kinh nghiệm

thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau ở cả Trung ương và địa phương.

Đến cuối năm 2007, Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với

tổng diện tích là 927,39km2.

Tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội trong năm 2007 đạt kỷ lục là 3,5%, dân số thành phố đến thời điểm này là trên 3,4 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2,17 triệu người. Mật độ dân số là 3.493 người/km2, cao nhất nước ta, gấp

một ngàn lần mật độ chuẩn.

Tình hình kinh tế Hà Nội năm 2007:

 Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 đạt 4.358 triệu USD, tăng 22% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố đề

ra(4.290 triệu USD, tăng20%). Trong đó, xuất khẩu địa phương đạt

2.432triệu USD,tăng 26,4% so với thực hiện năm 2006(nhiệm vụ UBND TP giao là 2.368 triệu USD, tăng 22%).

Các thành phần kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng khá:

- Khu vực kinh tế nhà nước: kim ngạch xuất khẩu đạt 2.254 triệu USD, chiếm tỷ trọng 51,7%, tăng 18,3%.

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: kim ngạch xuất khẩu đạt 412triệu USD,

chiếm tỷ trọng 9,4%, tăng 19%.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: kim ngạch xuất khẩu đạt 1.691

triệu USD, chiếm tỷ trọng 38,8%, tăng 28,2%

- Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 14.946triệu USD, trong đó kim ngạch nhập

khẩu địa phương đạt 5.116 triệu USD.

 Năm 2007 là năm đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam với

tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.

Trong đó, Hà Nội chiếm 290 dự án, với số vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Cho đến

nay, Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án và 14,9% tổng vốn đăng ký so với cả nước về thu hút FDI, đứng thứ 2 sau TPHCM.

 Năm 2007, GDP của Hà Nội ước tăng 12,1%, cao nhất từ 10 năm nay ( tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ 1996-2000 là 10,38%).

Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước ở lĩnh vực công nghiệp

tăng trưởng cao: trên dưới 30%.

 Thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng, tương đương 102% dự toán giao đầu

năm.

 Về chỉ số năng lực cạnh tranh, Hà Nội đứng thứ 27 trên 64 tỉnh thành trong cả nước, tăng 13 bậc so với năm 2006.

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 (US$ 1000) 1998-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 Năm

FDI Hà Nội so với đầu tư cả nước

Cả nước Hà Nội

Năm 2008, thành phố đặt mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 12,5-13%

Những lợi thế của Hà Nội trong việc thu hút đầu tư vào các KCN:

- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cả nước. Là nơi tập trung các cơ quan Chính phủ, các phái đồn ngoại giao và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Liên hợp quốc và Phái đòan Cộng đồng Châu Âu, đều đặt trụ sở taị Hà Nội đã tạo cho các nhà đầu tư một mạng lưới liên lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm.

Hà Nội là nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn, công nghệ tiên tiến và hiện đaị, có điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa.

Là nơi có nhiều địa điểm du lịch, văn hóa của đất nước, là nơi tham quan rất hấp dẫn đối với khách tham quan nước ngồi, đó cũng chính là một điều kiện để

quảng cáo Hà Nội đối với các nhà đầu tư.

Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, Có 188 trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trong Thành phố, bao gồm 23 học viện, 38 Đại học, 31 Cao đẳng, 50 trường dạy nghề và 45 trường trung học với 180.000 sinh

viên. Ngoài ra sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề, làm vịêc chăm chỉ sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao hiệu quả.

- Là thị trường lớn về cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Hà Nội là thành phố có dân số đơng đứng thứ hai cả nước và cũng là thị

trường lớn thứ hai sau TPHCM. Đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn, có ảnh hưởng tiếp cận thị trường đơng dân các tỉnh Miền Bắc có biên giới với Nam Trung Quốc(chỉ cách Quảng Đông, Trung Quốc 800km) và Lào. Hà Nội là

địa điểm rất thuận lợi để kinh doanh phân phối. Đồng thời yếu tố này đã tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có cơ hội tiếp cận với thị trường thuận lợi hơn, có nguồn thông tin thị trường đầy đủ và nhanh chóng hơn và vì thế dễ có

những phản ứng thích hợp và kịp thời khi xuất hiện những biến động trên thị

trường.

- Nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp.

Khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định cho sự

nghiệp phát triển kinh tế. Là một trung tâm khoa học của cả nước, Hà Nội có số lượng cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhiều nhất trong cả nước. Đây là một yếu tố quan trọng để Hà Nội có thể nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh.

- Cơ sở hạ tầng phát triển và là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế

Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển. Nhiều KCN, KCX và sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách trung tâm thành phố 40km. Cảng Hải Phòng và Cảng Cái Lân (gần vịnh Hạ Long- khu Di sản văn hóa thế giới) là hai cảng container được đầu tư hoàn chỉnh phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Với vị trí đầu mối giao thông của cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường khơng, các doanh nghiệp tại Hà Nội có thuận lợi rất lớn trong việc cung ứng

và tiêu thụ các sản phẩm của mình.

Ngày nay, trong mơi trường internet, sự giao tiếp hầu như khơng cịn khoảng cách về khơng gian, tuy vậy vị trí địa lý vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Xét riêng

về điều kiện vận chuyển, thời gian vận chuyển hàng hóa từ các KCN Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài như sau: KCN Nội Bài: 10 phút; KCN Thăng Long: 20

phút và KCN Sài Đồng B là 50 phút (theo trả lời của các doanh nghiệp trong các

KCN). Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, Nội Bài là sân bay quốc tế duy nhất. Do vậy với các nhà đầu tư thì Hà Nội và các địa phương lân cận là sự chọn thông minh giúp họ giảm thời gian và chi phí vận chuyển bằng hàng không. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước đều tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường hàng không: Từ các ngành sản xuất có

hàm lượng cơng nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính

thời vụ như may mặc, giầy dép… Ông Tổng giám đốc KCN Thăng Long còn khẳng

định rằng hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là

bằng đường không, bao gồm cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa. Một

điển hình khác là một lãnh đạo của một công ty may (100% vốn Trung Quốc

chuyên sản xuất áo vét và các loại quần áo khác cho thị trường Hoa Kỳ và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài. Do vậy, có thể khẳng

định khả năng tiếp cận cảng hàng không là một lợi thế quan trọng của Hà Nội.

Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng về điện và viễn thông chất lượng cao, các doanh nghiệp Hà Nội cũng có lợi thế hơn các địa phương khác trong giao dịch và kinh doanh.

- Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có tay nghề cao so với các địa phương khác..

Nguồn lao động Việt Nam dồi dào về số lượng nhưng còn non kém về chất

lượng so với trình độ của thế giới. Tuy vậy, Hà Nội lại có ưu thế hơn hẳn so với

những điạ phương khác bởi tỷ lệ tương đối cao về lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, với số lượng lớn các cơ sở nghiên cưú và đào tạo tại Hà Nội, Hà Nội có khả

năng cung cấp nhiều lao động có tay nghề trong thời gian tới. Cuối năm 2007, Thủ

đơ Hà Nội có 2,17 triệu người trong độ tuổi làm việc, bao gồm 1,94 triệu người làm

thuê, khoảng 0,54 triệu người làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần và

công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc cho các cơ quan Nhà nước và lực lượng quân đội.

Một phần của tài liệu phát triển kcn ở hn theo hướng bền vững (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)