Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu phát triển kcn ở hn theo hướng bền vững (Trang 62 - 64)

2.3 Đánh giá chung sự phát triển bền vững của các KCNTT Hà Nội về kinh tế

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Việc đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN chưa đồng bộ,

chậm trễ.

Điển hình như KCN Nam Thăng Long được xây dựng theo hình thức cuốn

chiếu, tức là xây dựng hạ tầng khi nhà đầu tư bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy.

Việc làm này có lợi cho cơng ty hạ tầng do không phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư ngay từ đầu, chi phí bỏ ra sẽ ít tốn kém. Nhưng chính điều này sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy e ngại khi cơ sở hạ tầng KCN vẫn chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ bên trong cũng như bên ngồi khơng có. Khó có thể thu hút được

các nhà đầu tư lớn. Và việc cơ sở hạ tầng KCN chưa được hoàn thiện, làm cho

nhiều nhà máy khi đi vào hoạt động nhưng cơ sở hạ tầng KCN chưa phát triển tương ứng, đặc biệt là việc chậm xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông trong KCN sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất của các doanh nghiệp. Mặt khác, là việc chậm đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm cục bộ từng khu vực.

- Vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng thiếu kiên quyết.

Chính việc chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng và đền bù mà cho đến

nay, dù đã có quy hoạch xây dựng từ lâu, nhưng 2 lô C và lô D của KCN Sài Đồng

B vẫn chưa được triển khai xây dựng. Đến nay, KCN Sài Đồng tuy đã lấp đầy 2-3 năm nay nhưng vẫn khơng thể mở rộng thêm quy mơ diện tích để thu hút đầu tư.

Nguyên nhân do nhiều khi giá đền bù không thống nhất, người dân phàn nàn quá

thấp, trong khi các cơ quan lại cho rằng quá cao. Điều đó thường dẫn đến kéo dài

thời gian thoả thuận và dây dưa trong vòng nhiều năm.

- Nhà nước và cơ quan quản lý địa phương chưa có chính sách điều tiết các

cơng ty kinh doanh hạ tầng. Chính điều này mà các công ty kinh doanh hạ tầng chỉ chú ý tới lợi ích trước mắt của họ mà chưa thực sự tính tốn đến những hiệu quả kinh tế cho xã hội.

- Quan điểm chạy theo thành tích mà khơng tính đến hiệu quả phát triển bền

vững :

Việc các cơ quan chính quyền địa phương đánh giá cao khả năng giải quyết việc làm là “kẽ hở” cho các doanh nghiệp sử dụng trình độ cơng nghệ thấp. Giải quyết được nhiều việc làm là một chỉ tiêu đơn thuần, không dùng để đánh giá hiệu

quả của các dự án đầu tư cũng như sự phát triển bền vững của các KCN. Bởi vì,

một doanh nghiệp mà sử dụng nhiều lao động nhưng vốn đầu tư ít, khả năng áp dụng trình độ khoa học cơng nghệ thấp tức là quá trình sản xuất của doanh nghiệp đó có hàm lượng cơng nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động tay chân. Điều này khơng phù hợp với chính sách phát triển bền vững các KCN. Đáng tiếc là sự phát triển các KCN chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này mà chỉ chạy theo số lượng lao động.

- Chính sách xúc tiến thương mại, đầu tư là lĩnh vực mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Các trang Website về KCN gần đây mới được thiết kế xây dựng, song nội dung sơ sài chưa có nhiều thơng tin.

Mặc dù cịn có nhiều điểm hạn chế cả mang tính chủ quan và khách quan ảnh

hưởng tiêu cực đến sức hấp dẫn về đầu tư cũng như sự phát triển bền vững đối với

các KCN Hà Nội nhưng do lợi thế quá lớn về các điều kiện dịch vụ, thị trường, nên sức hút về đầu tư trong các KCN vẫn rất lớn, vượt quá khả năng cung ứng về đất đai cho nhu cầu hiện tại.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCNTT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu phát triển kcn ở hn theo hướng bền vững (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)