Biện pháp quản lýsự phối hợp giữa NT với CMHS và cộng đồng XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 94 - 97)

2.2 .Thực trạng hoạt động giáo dục đào tạo của trường THCS Ngọc Hải

3.2. Biện pháp quản lý HĐGDNGLLtheo hướng tăngcường hoạt độngTNST ở

3.2.7. Biện pháp quản lýsự phối hợp giữa NT với CMHS và cộng đồng XH

3.2.7.1 Mục tiêu của biện pháp

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục quan trọng, nếu được phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong cùng mục tiêu, một yêu cầu và cùng chung một phương thức giáo dục thì sẽ đem lại kết quả giáo dục to lớn. Do đặc điểm cha mẹ HS nhà trường chưa có sự nhận thức đúng về vấn đề này, họ thường quan tâm đến các con số đánh giá về điểm số nhiều hơn, nên việc tác động thúc đẩy giáo dục từ gia đình cho HS trong nhà trường chưa thực hiện được. Mặt khác việc phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn quận Đồ Sơn để tổ chức các HĐGDNGLL cho HS vẫn còn mang nặng phương pháp thuyết trình, chưa thực sự là các hoạt động mang tính trải nghiệm cho HS, nên hiệu quả của giáo dục từ những chương trình này là thấp. Rõ ràng nếu như nhà trường có sự quản lý phối hợp tốt hơn với các cơ quan chức năng, với cha mẹ các em, cùng trao đổi thống nhất lên chương trình kế hoạch, cũng như xây dựng một kịch bản phù hợp với đối tượng lứa tuổi, và sắp xếp hợp lý các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thì hiệu quả sẽ khả quan hơn.

Nhằm thu hút sự tham gia tích cực của gia đình và cộng đồng xã hội vào hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường, giúp tăng cường CSVC trong điều kiện kinh phí của nhà trường có giới hạn.

Vào đầu các năm học, HT kiện toàn Ban đại diện CMHS cấp trường và chỉ đạo GVCN kiện toàn Ban đại diện CMHS lớp. Thống nhất các nội dung và cơ chế phối hợp giữa nhà trường và CMHS trong giáo dục HS.

HT nhà trường chỉ đạo GVCN các lớp thường xuyên thảo luận với CMHS dành đủ thời gian hằng ngày ở nhà để giúp đỡ HS tăng cường các hoạt động vận dụng tri thức được học vào cuộc sống.

Tuyên truyền cho phụ huynh HS nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của HĐTNST từ đó tranh thủ sự ủng hộ của Cha mẹ HS cả về nội dung giáo dục cũng như hỗ trợ tài chính cho hoạt động. Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và Quận Đồ Sơn, chính quyền địa phương trong địa bàn tuyển sinh của trường, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và các lực lượng tham gia HĐTNST cho HS

Để cơng tác phối hợp gia đình- nhà trường- xã hội đạt kết quả cao HT nhà trường cần thực hiện chỉ đạo tốt các mặt sau:

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay các tổ chức chính trị xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án. HT nói riêng và cán bộ quản lý nói chung phải thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để làm tốt vai trị của mình trong cộng đồng. Người HT có uy tín, năng lực là nguồn kích thích sự tham gia của các lực lượng giáo dục cho sự phát triển của nhà trường. Bên cạnh việc tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của HĐTNST đến việc hình thành các năng lực và phẩm chất nhân cách cho HS, GV chủ nhiệm, nhà trường còn thống nhất nội dung chương trình và yêu cầu của các hoạt động đối với HS để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động, phát huy tiềm năng trí tuệ, khả năng tay nghề của họ trong các hoạt động. Yêu cầu họ tạo điều kiện cho con em tham gia vào các hoạt động và ủng hộ về cơ sở vật chất nếu có điều kiện.

Nhà trường cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ HS những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường cho HS THCS.

Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, giáo dục gia đình mà tiêu biểu là các bậc cha mẹ HS có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo các điều kiện cho HS và tổ chức các HĐTNST, hiểu rõ trách nhiệm của gia đình, tránh tình trạng khốn trắng cho nhà trường.

Gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐTNST, nắm vững các quy định của nhà trường đối với HS, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia cùng nhà trường tổ chức một số HĐTNST theo khả năng, điều kiện cho phép.

Trong phối hợp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn với gia đình hàng ngày, dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái.

Nhà trường phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương nơi HS cư trú để nắm tình hình HS một cách tồn diện. Những thơng tin trao đổi từ những cán bộ địa phương thông qua GV chủ nhiệm, giúp nhà trường có thêm kênh thơng tin để đánh giá chính xác hơn về HS của mình, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong giáo dục những giá trị truyền thống cho HS. - Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương: bản sắc văn hoá dân tộc hàm chứa trong mỗi cộng đồng cụ thể, biểu hiện ra bằng phong tục, tập quán, lễ hội ... Nhà trường cần phối hợp với cộng đồng khai thác nội dung, đưa HS tham gia vào các hoạt động văn hoá khác nhau, qua đó các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hương đất nước, được phát triển toàn diện...

Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng nhà trường phải biết tận dụng thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục để đạt được hiệu quả cao trong HĐGDNGLL.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của hội phụ huynh như là một lực lượng trung gian liên kết giữa nhà trường và cộng đồng xã hội.

Tích cực huy động cộng đồng địa phương để cải tạo đầu tư cảnh quan môi trường sư phạm.

3.2.7.3 Điều kiện thực hiện

Mọi CB, GV trong nhà trường nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự thống nhất của ba lực lượng nhà trường-gia đình-xã hội.

Xây dựng và phát triển hội CMHS vững mạnh.

BGH nhà trường duy trì tốt mối quan hệ tốt có tính trách nhiệm từ cả hai phía với hội phụ huynh, cơ quan đồn thể đóng trên địa bàn địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 94 - 97)