Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 97)

2.2 .Thực trạng hoạt động giáo dục đào tạo của trường THCS Ngọc Hải

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong 07 biện pháp mà tác giả đề xuất thì cả 07 biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau. Hoạt động giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường do đó quản lý hoạt động giáo dục là công tác trọng tâm của người HT. Để mơ hình HĐGDNGLL ngày càng gắn liền với HĐTNST thì đỏi hỏi người HT cần phải có một tư duy mới trong hành động, từ đổi mới tuy duy HT có các biện pháp mạnh mẽ hữu hiệu tác động đến các nhân tố tham gia vào q trình giáo dục trong đó nhân tố đặc biệt cần quan tâm hàng đầu đó chính là đội ngũ GV.

Cần ưu tiên tập trung thay đổi nhận thức của GV về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức và cả nội dung giáo dục. Để hướng tới mục tiêu giáo dục là phát triển con người thì phương pháp KTĐG sẽ phải thay đổi từ việc dựa vào mức độ hoàn thành các nội dung sẽ chuyển đánh giá thường xuyên trong suốt cả quá trình rèn luyện, giáo dục và tự giáo dục.Việc KTĐG toàn diện về phẩm chất và năng lực của HS so với cách thức KTĐG truyền thống thì rõ ràng khối lượng cơng việc cần phải thực hiện trong KTĐG thường xuyên tăng gấp rất nhiều lần và điều này sẽ tạo áp lực cho GV quá tải về mặt ghi chép sổ sách từ đó sẽ dễ dẫn đến việc thực hiện KTĐG chỉ mang tính hình thức chung chung do vậy việc đề xuất các biện pháp đổi mới KTĐG là biện pháp quan trọng.

Các biện pháp có thể chia ra làm 03 nhóm : Nhóm BP điều kiện:

1.Đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của HT nhà trường. 2.Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho các lực lượng giáo dục .

Nhóm BP quyết định:

1.Tập huấn,bồi dưỡng cho GV đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, HĐTNST

3.Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL 4. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL.

Nhóm BP hỗ trợ:

1.Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với CMHS và cộng đồng xã hội.

Sơ đồ dưới đây thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các biện pháp mà tác giả đề xuất.

Thực hiện mục tiêu của HĐGDNGLL theo hƣớng tăng cƣờng hoạt HĐTNST

Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các BP đề xuất

Đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của HT

Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho các lực lượng GD .

Tập huấn, bồi dưỡng cho GV đổi mới ...

Xây dựng chương trình nhà trường phổ thông cho các HĐGDNGLL. Quản lý sự phối hợp giữa NT với CMHS và cộng đồng XH. Quản lý CSVC phục vụ HĐGDNGLL

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL...........H

3.4.1 Phương pháp tiến hành

Khi đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS Ngọc Hải - Đồ Sơn thành phố Hải Phòng theo hướng tăng cường hoạt độngTNST tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đã trình bày ở chương 1 của luận văn này, những tổng kết đánh giá bài học kinh nghiệm từ dự án kĩ năng sống của UNICEF, mơ hình trường học mới (GPE-VNEN) và đặc biệt là căn cứ vào thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL tại trường THCS Ngọc Hải do đó các biện pháp mà tác giả đề xuất có đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn.

Để đánh giá khách quan về sự cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua phương pháp phỏng vấn và phiếu hỏi để lấy ý kiến từ:

- Cán bộ, chuyên viên phụ trách bậc THCS, phụ trách HĐGDNGLL của phòng Giáo dục – Đào tạo quận Đồ Sơn: 03

- Các cán bộ phụ trách các tổ chức đoàn thể trên địa bàn phường Ngọc Hải: 06

- Đội ngũ CBQL, TPT

- GV tại trường THCS Ngọc Hải : 25

- CMHS các lớp trong trường THCS Ngọc Hải: 90

3.4.2 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Khi phát phiếu điều tra, tác giả đưa ra 03 cấp độ của các biện pháp như sau : -Cấp độ 1: Rất cần thiết/Rất khả thi – số điểm tương ứng : 3 điểm

-Cấp độ 2: Cần thiết/Khả thi – số điểm tương ứng : 2 điểm -Cấp độ 1: Ít cần thiết/Ít khả thi – số điểm tương ứng: 1 điểm

Các phiếu điều tra được phát cho các CBQL và GV đánh giá. Số lượng CBQL và GV là : 30 phiếu; số lượng CMHS tại các lớp là 90 phiếu.

Điểm trung bình của từng biện pháp =

Trong đó A,B,C lần lượt là số ý kiến chọn Rất cần thiết /Rất khả thi, Cần thiết/Khả thi, Ít cần thiết/Ít khả thi.

N là tổng số người được hỏi (hoặc tổng số phiếu thu về sau khi tiến hành khảo sát)

Sau khi xử lý số liệu trên các phiếu điều tra, kết quả theo bảng dưới đây. (3*A + 2*B + 1*C)

Bảng 3.1 Đánh giá của GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Tên các biện pháp ĐT KS Mức độ cần thiết Điểm TB Xếp thứ bậc Mức độ khả thi Điểm TB Xếp thứ bậc RCT CT K R KT KT K Biện pháp1: Đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của HT nhà trường GV 15 10 0 2,6 5 19 6 0 2,76 4 TPT x x BGH x x Biện pháp2: Nâng cao nhận thứcvề HĐGDNGLL cho các lực lượng giáo dục và HS. GV 20 5 0 2,8 2 25 0 0 3,0 1 TPT x x BGH x x Biện pháp3: Tập huấn,bồi dưỡng

cho GV đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, HĐTNST GV 17 8 0 2,7 3 24 1 0 2,96 2 TPT x x BGH x x Biện pháp 4: Xây dựng chương trình nhà trường phổ thông cho các HĐGDNGLL. GV 22 3 0 2,9 1 22 3 0 2,88 3 TPT x x BGH x x Biện pháp 5: Quản lý công tác kiểm GV 12 13 0 2,5 6 7 17 1 2,2 5 TPT x x

tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST. BGH x x Biện pháp6:Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL. GV 8 15 3 2,3 7 16 9 0 1,96 7 TPT x BGH x Biện pháp 7: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với CMHS và cộng đồng xã hội. GV 16 9 0 2,64 4 14 11 0 2,12 6 TPT x x BGH x x

Nhận xét: Với kết quả trên cho thấy, các biện pháp đề xuất nêu trên đều cần

thiết. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất là tương đối đồng đều với số điểm trung bình của 7 biện pháp ở trong khoảng hẹp từ 2,3/3 – 2,9/3. Các biện pháp: biện pháp2: Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho các lực lượng giáo dục và HS; biện pháp3: Tập huấn,bồi dưỡng cho GV đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, HĐTNST; biện pháp 4: Xây dựng chương trình nhà trường phổ thông cho các HĐGDNGLL đạt điểm gần như tối đa, Chúng được cho là rất cần thiết vì các biện pháp này giúp các nhà quản lý và GV có nhận thức, tư duy đúng, nắm rõ được nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức các hoạt động, qua đó họ có thể triển khai tại đơn vị của mình. Đồng thời họ sẽ có một chương trình giáo dục sát với thực tế, phù hợp với HS và điều kiện của nhà trường. Trong khi đó biện pháp biện pháp 5: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST và biện pháp 7: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với CMHS và cộng đồng xã hội cũng được cho là rất cần thiết. Các biện pháp đưa ra đều được đánh giá từ mức khả thi đến rất khả thi. Trong đó biện pháp2: Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho các lực lượng giáo dục và HS; biện pháp 3: Tập huấn,bồi dưỡng cho GV đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, HĐTNST;Biện pháp 4:Xây dựng chương

trình nhà trường phổ thơng cho các HĐGDNGLL. Biện pháp 2 được cho là khả thi nhất. Tuy nhiên vẫn có khách thể cho rằng một số biện pháp tính khả thi chưa cao, ví dụ như biện pháp6:Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL và Biện pháp 7: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với CMHS và cộng đồng xã hội.Điều đó địi hỏi nhà trường cần phải làm thật tốt biện pháp 1, bởi có nhận thức đúng mới dẫn tới hành động đúng; và khi các lực lượng gia đình, xã hội chủ động tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường thìHĐGDNGLL, HĐTNST sẽ đạt được hiệu quả cao. Mặt khác HT cũng cần tham mưu tốt với các cấp có thẩm quyền về việc xây dựng CSVC và cho cơ chế để XHH các nguồn lực để góp phần tạo ra CSVC đồng bộ với nội dung và phường pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST. Bên cạng đó nhà trường cần xây dựng hệ thống tiêu chí, các công cụ đánh giá và các thang đo phù hợp để đánh giá kết quả củaHĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST. Khi triển khai thực hiện các biện pháp phải nghiêm túc, đồng bộ và triệt để, có như vậy mới nâng cao được tính khả thi của các biện pháp.

Tiểu kết chƣơng 3

Với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay, việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST cho HS trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, HT các trường THCS trong toàn quận cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau, biện pháp này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia, mỗi biện pháp đều có vai trị tác động khác nhau đến cơng tác quản lý HĐGDNGLL trong nhà trường. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL.

- Biện pháp1:Đổi mới tư duy và phương pháp quản lý của HT nhà trường. - Biện pháp2:Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho các lực lượng giáo dục

- Biện pháp3:Tập huấn,bồi dưỡng cho GV cách đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, HĐTNST

- Biện pháp4:Xây dựng chương trình nhà trường phổ thông cho các HĐGDNGLL.

- Biện pháp5: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST.

- Biện pháp 6: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL.

- Biện pháp 7: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với CMHS và cộng đồng xã hội.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ cho nhau góp phần thúc đẩy cho việc quản lý HĐGDNGLL trong nhà trường THCS ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Với các biện pháp đều có tính khả thi cao, chắc chắn trong thời gian tới, ngành giáo dục quận Đồ Sơn, Hải Phòng sẽ quan tâm, chú trọng đầu tư hơn để trường THCS Ngọc Hải trở thành lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

HĐGDNGLL là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục tồn diện trong nhà trường THCS, là con đường quan trọng để hình thành các phẩm chất và năng lực thực tiễn cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Đây là hoạt động gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội, hướng cho HS tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, rèn luyện kỹ năng mềm trong xử lý tình huống để chuẩn bị bước vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi.

HĐGDNGLL nếu được tăng cường thêm nhiều HĐTNST thì sẽ góp phần đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo nên những con người đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức, tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động của HS, tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực thực tiễn cho HS, giúp các nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu HS, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trường với thực tiễn xã hội.

HĐGDNGLL phải thông qua các hoạt động đa dạng phong phú, được tổ chức trong và ngoài nhà trường với sự tham gia phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục khác cùng tổ chức cho HS.

Qua nghiên cứu đề tài luận văn, tơi đi đến một số nhận định có tính kết luận như sau:

1. Luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý HĐGDNGLL, các khái niệm liên quan cũng như làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục của HĐGDNGLL cho HS trường THCS.

2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức các HĐGDNGLL, thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS của Quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Rút ra những nhận định về những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý của HT nhà trường

3. Đề xuất bảy biện pháp quản lý HĐTNST của HT trường THCS Ngọc Hải của Quận Đồ Sơn, Hải Phòng như sau:

- Biện pháp2:Nâng cao nhận thức về HĐGNGLL cho các lực lượng giáo dục và HS. - Biện pháp3:Tập huấn,bồi dưỡng cho GV đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL, HĐTNST

- Biện pháp 4:Xây dựng chương trình nhà trường phổ thơng cho các HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST.

- Biện pháp 5: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST.

- Biện pháp 6: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL.

- Biện pháp 7: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với CMHS và cộng đồng xã hội.

2. Khuyến nghị

Để thực hiện được những kết quả nghiên cứu của đề tài vào công tác quản lý HĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST của các trường THCS quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng đề tài có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo

Bộ GD&ĐT cầnban hành kịp thời hệ thống các văn bản pháp quyqui định cụ thể các điều kiện, nội dung thực hiện HĐGDNGLL và HĐTNST.

Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn tạo thuận lợ cho việc đánh giá kết quả giáo dục HĐGDNGL, HĐTNST ở các trường PTCS.

2.2. Đối với các trường Sư phạm

Cần có sự đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo GV để đáp ứng với yêu cầu và tổ chức HĐGDNGLL, HĐTNST theo định hướng đổi mới của giáo dục ở cấp THCS trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đồ Sơn

- Mở các lớp tập huấn về HĐTNST cho cán bộ quản lý, GV bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, Cán bộ Đoàn thanh niên, GV tham gia HĐTNST trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTNST, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.

- Xây dựng kế hoạch KTĐG thường xuyên việc đổi mới HĐGDNGLL ở các trường.

- Tiếp tục đầu tư CSVC các nhà trường, cải thiện điều kiện giảng dạy của GV, tăng cường trang bị thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục.

2.3. Đối với Sở GD và Đào tạo Hải Phòng, Phòng GD và Đào tạo quận Đồ Sơn

- Cần có tiêu chí thi đua rõ ràng đối với việc thực hiện các HĐGDNGLL và các HĐTNST của các trường THCS trên địa bàn.

2.4. Với nhà trƣờng

* Đối với cán bộ quản lý

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt độngHĐGDNGLL theo hướng tăng cường HĐTNST cho HS. - Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong trường, đánh giá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 97)