.Đối tượng và phương pháp điều tra tại trường THCS Ngọc Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 45 - 47)

Phương pháp điều tra

Đối tượng điều tra BGH TPT GV bộ môn Cán bộ đội Cán bộ lớp GVCN CMHS HS Bằng phiếu hỏi 3 1 25 9 120 200 Phỏng vấn sâu 2 1 2 9 9 9 18 18 2.3.1. Thực trạng về nhận thức

Bảng 2.7. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS và phụ huynh HS về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL

Đối tượng điều tra Rất quan trọng Quan trọng

Không quan trọng

SL (%) SL (%) SL (%)

Cán bộ quản lý (3 nhà trường mới

có sự luân chuyển CBQL) 1 33% 2 67% 0 0

GV GDNGLL (25) 9 36% 15 60% 1 4%

HS (200) 35 17,5% 98 49% 67 33,5%

Phụ huynh (120) 17,5% 56,6% 25,8%

Tổng (348) 66 19% 183 53% 99 28%

Bảng 2.7 cho thấy: Phần lớn cán bộ quản lý, GV, HS, phụ huynh HS đều đánh giá cao về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL. Trong đó có 19% ý kiến đánh giá ở mức

độ "rất quan trọng", 53% ý kiến đánh giá ở mức độ “quan trọng” chỉ có 28% ý kiến đánh giá là "không quan trọng".

* Nhận thức của cán bộ quản lý:

Qua bảng 2.7cho thấy: 67% cán bộ quản lý được hỏi khẳng định HĐGDNGLL có vị trí, vai trị rất quan trọng; 33% cán bộ quản lý khẳng định HĐGDNGLL có vị trí vai trị quan trọng và khơng có cán bộ quản lý nào cho rằng HĐGDNGLL khơng có vị trí, vai trị gì. Điều đó chứng tỏ 100% cán bộ quản lý đều nhận thức vị trí vai trị quan trong của HĐGDNGLL trong nhà trường.

Khi tiến hành phỏng vấn đối với 3 cán bộ quản lý về vai trò của HĐGDNGLL đối với sự hình thành nhân cách của HS và chất lượng giáo dục của nhà trường kết quả là: 100% cán bộ quản lý được hỏi đều nhận thức tăng cường HĐGDNGLL là biện pháp tốt để giáo dục tư tưởng, đạo đức HS và giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động ngoài nhà trường, nhưng khi được hỏi hiệu quả của HĐGDNGLL đối với chất lượng giáo dục 33% cán bộ quản lý cho rằng chất lượng giáo dục chủ yếu là chất lượng học văn hóa. HĐGDNGLL vẫn chỉ coi là môn phụ, môn không được đánh giá điều này cho thấy chưa đặt HĐGDNGLL vào vị trí quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Cán bộ quản lý trong hoạt động chỉ đạo chưa quan tâm nhiều tới HĐGDNGLL; hầu như giao cho Tổng phụ trách trong các hoạt động tập thể của nhà trường và giao cho GV (thiếu tiết) chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động chuyên đề của từng khối, lớp.

* Nhận thức của GV (GV chủ nhiệm và GV bộ mơn):

Nhìn vào bảng 2.7cho thấy có 36% ý kiến của GV cho rằng HĐGDNGLL có vị trí, vai trị rất quan trọng, 60% ý kiến GV nhận thức được HĐDNGLL có vị trí, vai trị quan trọng tuy nhiên vẫn còn 4% ý kiến GV chưa nhận thức được vị trí, vai trị của HĐGDNGLL vì họ cho rằng HĐGDNGLL khơng cần thiết chỉ cần học văn hóa.

Qua phỏng vấn có 96% GV nhận thức HĐGDNGLL góp phần hình thành phát triển nhân cách HS, giáo dục hành vi tốt đẹp cho HS. HĐGDNGLL nếu thực hiện tốt sẽ là môi trường thuận lợi, xây dựng tinh thần đồn kết, bồi dưỡng những tình cảm trong sáng tốt đẹp giữa thấy và trò, giữa HS và HS. Tuy nhiên các thầy cô cũng khẳng định đây là cơng việc khơng đơn giản địi hỏi khơng chỉ sự nỗ lực của thầy và

trò mà cả sự nỗ lực của các nhà quản lý cùng với sự hợp tác của các cấp chính quyền đồn thể, ban ngành mà thực tế hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

* Nhận thức của HS:

35% HS nhận thức được vai trò rất quan trọng và 49% HS nhận thức được vai trò quan trọng của HĐGDNGLL. Tuy nhiên vẫn còn 33,5% HS chưa nhận thức được vị trí, vai trị của HĐGDNGLL. Các em cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc học văn hóa, nó chưa bổ trợ cho các môn học trên lớp, chưa tạo ra sự hấp dẫn và không mang lại hiệu quả.

Qua phỏng vấn những HS cho rằng HĐGDNGLL có vị trí, vai trị rất quan trọng và quan trọng được biết không phải HS nào cũng nhận thức đúng vai trị của HĐGDNGLL mà trong số đó các em cho rằng thích tham gia HĐGDNGLL vì mơn học này khơng phải học tập vất vả, không đánh giá xếp loại học lực, thích tham gia vì có nhiều hoạt động như văn nghệ tổ chức trò chơi.

Nhận thức này phản ánh đúng nhu cầu thực tế hiện nay của học sinh. Đa số các em thích những hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thăm quan các di tích danh lam thắng cảnh phù hợp với thị hiếu hoạt động của tuổi học trò. Các em được thay đổi khơng khí sau những giờ học căng thẳng, có những phút giây thư giãn, thoải mái phát huy tinh thần tập thể. Các hoạt động về thi kiến thức, trí tuệ địi hỏi HS tham gia phải có tầm hiểu biết, năng lực: nhất định và khơng phải ai cũng tham gia được. Vì thế những HS có sự hiểu biết nhất định, đặc biệt là HS ở khu vực dân cư khó khăn thì phần lớn nhận thức về các môn học chưa tốt tâm lý ngại học khiến các em thích được tham gia vào các hoạt động du lịch, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 45 - 47)