.Khảo sát GV về công tác xây dựng và triển khai kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 53 - 55)

Kí hiệu: T: tốt K: khá

TB: trung bình Y: yếu

TT Nội dung Mức độ thực hiện(%)

T K TB Y

1 Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm 20 68 12 0 2 Triển khai kế hoạch cho GVCN 12 76 16 0 3 Triển khai kế hoạch cho cán bộ lớp, cán bộ Đội 0 48 52 0 4 Triển khai kế hoạch cho tất cả HS 4 44 44 8 5 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, CSVC cho

HĐGDNGLL

0 20 60 20

6 Xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức các HĐGDNGLL

0 28 64 8

7 Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho TPT,GVCN, cán bộ lớp, cán bộ Đội

0 20 20 60

8 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, khen thưởng các thành viên tham gia HĐGDNGLL

Việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm được đánh giá ở mức độ khá và tốt. Chỉ có 12% đánh giá ở mức độ trung bình. Và những GV này khi được hỏi về lý do đánh giá như trên thì họ đều cho rằng nhiều hoạt động không thực hiện được mục tiêu đề ra.

Việc triển khai kế hoạch cho GVCN cũng được đánh giá ở mức độ khá tốt. Còn 16% đánh giá ở mức độ trung bình với lý do là thỉnh thoảng kế hoạch chuyển tới GV còn chậm, sát ngày thực hiện nên GV và HS khơng có đủ thời gian chuẩn bị. Việc triển khai kế hoạch cho cán bộ lớp, cán bộ đội được đánh giá ở mức độ trung bình – Khá với tỉ lệ 52% GV đánh giá trung bình và 48% đánh giá cơng việc này được thực hiện ở mức độ khá.

Với công tác triển khai kế hoạch cho tất cả HSđã được đánh giá ở mức độ trung bình khá. Có 4% đánh giá ở mức độ tốt; 44% đánh giá loại khá; 44% đánh giá ở loại trung bình; Vẫn cịn 8% đánh giá ở mức độ yếu. Như vậy hoạt động này cần thực hiện tốt hơn để tất cả các HS có thể chủ động tham gia hoạt động. Mặt khác để các HĐTNST thực sự có hiểu quả thì GV cần chuyển giao nhiệm vụ cho HS trước khi thực hiện hoạt động.

Việc xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, CSVC cho HĐGDNGLL được 20% đánh giá là khá, 60% đánh giá là trung bình, cịn 20% đánh giá là yếu. Như vậy công tác xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, CSVC cho HĐGDNGLL ở trừng THCS Ngọc Hải thực hiện chưa tốt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc kích thích hứng thú tham gia hoạt động của HS.

Cơng tác xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức các HĐGDNGLL được đánh giá ở mức độ trung bình là 64%. Khi phỏng vấn thêm một số GV về cơng tác này thì được biết cơng tác phối hợp được thực hiện thường xuyên ở các hoạt động chung của nhà trường. Ở các lớp thì sự phối hợp với chi hội cha mẹ HS thường được diễn ra ở các hoạt động cao điểm như sơ kết, tổng kết, tham quan ... Còn các hoạt động giáo dục NGLL bình thường thì chưa có sự kết hợp thường xun.

Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho TPT,GVCN, cán bộ lớp, cán bộ Đội

Về kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho TPT, GVCN, cán bộ lớp, cán bộ Đội bị GV đánh giá ở mức độ yếu tới 60%. Hầu như các nội dung tập huấn liên quan đến HĐGDNGLL đã bị các cấp lãng qn từ rất lâu. Chính vì thế các HĐGDNGLL của các GV đa số mang tính hình thức, chiếu lệ.

Kế hoạch KTĐG khen thưởng các thành viên tham gia HĐGDNGLL chưa được quan tâm. Có đến 64% đánh giá loại yếu. Thực tế thì việc KTĐG nhiều khi mang tính hình thức, chủ yếu là giao phó cho TPT với mục đích là để xếp loại thi đua giữa các lớp trong trường mà chưa làm tốt việc đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung phương pháp tổ chức hoạt động.

Về việc tuyên dương phê bình cá nhân tập thể cũng mới chỉ thực hiện sau các đợt thi đua lớn như thi đua chào mừng 20/11, 26/3…..

2.3.3. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của nhà trường.

2.3.3.1. Theo đánh giá của BGH và TPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ngọc hải đồ sơn hải phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Trang 53 - 55)