khả năng phục vụ khách hàng của mình không? Không Không Không
...
Do kết quả của việc phân tích trên cùng với lý do công ty A đã là khách hàng của VACO trong năm 2010, nên VACO đã quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty A.
2.2.1.2. Ký hợp đồng kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán
Sau khi chấp nhận cung cấp dịch vụ, Ban GĐ sẽ họp bàn cùng với khách hàng để bàn bạc và thống nhất các điều khoản của hợp đồng. Trong hợp đồng có ghi rõ công việc tiến hành, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, phí kiểm toán, phương thức thanh toán phí kiểm toán...Khi hợp đồng được kí kết tức đã có minh chứng pháp lý cho sự tồn tại của cuộc kiểm toán.
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi chấp nhận khách hàng, công ty sẽ tiến hành xây dựng nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán bao gồm những người có đủ kinh nghiệm và trình độ được lập ra để thực hiện cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán cho công ty A gồm có sáu người bao gồm một chủ nhiệm kiểm toán, một trưởng nhóm kiểm toán, hai KTV và hai trợ lý kiểm toán:
1. NĐT : Chủ nhiệm kiểm toán 2. VKH : Trưởng nhóm kiểm toán 3. NMH : Kiểm toán viên
4. DHA : Kiểm toán viên 5. TTP : Trợ lý kiểm toán 6. PTKH : Trợ lý kiểm toán
Nhóm kiểm toán trên phải cam kết về tính độc lập của mình trong quá trình kiểm toán. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán cũng phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm dựa theo kinh nghiệm của từng cá nhân
(bảng 2.3: phân công công việc của nhóm kiểm toán). Các giấy tờ này đều được lưu trong hồ sơ kiểm toán với các chỉ mục: Cam kết tính độc lập – 001; Phân công công việc - 3212.
Bảng 2.3: Phân công công việc của nhóm kiểm toán
Họ tên Kiểm toán các khoản mục
VKH 136, 335, 411, 421, 511, 821, …NMH 211, 214, 331, 621, 622, … NMH 211, 214, 331, 621, 622, …
DHA 131, 138, 142, 244, 334, 338, …TTP 111, 112, 133, 141, 333, 627, … TTP 111, 112, 133, 141, 333, 627, … PTKH 152, 153, 154, 155, 156, 157, 159,…
2.2.1.3. Tìm hiểu thông tin về khách hàng
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Những thông tin KTV thu thập được về khách hàng sẽ được ghi chép trong giấy tờ làm việc số 1410 trong hồ sơ kiểm toán AS/2, cụ thể:
Cơ cấu tổ chức Công ty:
Công ty Cổ phần A (Công ty A) được thành lập theo Quyết định số 1108/QĐ-BXD ngày 14/8/2003 của Bộ Xây dựng chuyển Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô H thành Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại A (Nay là Công ty Cổ phần A). Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số … ngày 15/09/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 19/02/2009.
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau: 1. Hội đồng thành viên
2. Giám Đốc 3. Ban kiểm soát
4.Phòng ban chức năng: Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Kỹ thuật Kế hoạch; Phòng Kinh doanh; Phòng TCKT
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Công ty chuyên ngành chủ yếu sản xuất, kinh doanh các loại bao bì, má phanh các loại, cụ thể như sau:
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; - Sản xuất, kinh doanh, in ấn chế phẩm bao bì; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu ma sát;
- Kinh doanh vật liệu ngành in;
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá.
Trong đó, hoạt động chính là kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh chế phẩm bao bì và vật liệu ma sát. HTK của đơn vị phần lớn là được phục vụ cho các hoạt động này.
Năm 2010, công ty có lãi, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Lĩnh vực sản xuất bao bì, má phanh trong năm 2011 không có nhiều biến động, áp lực về giá cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra nên công ty cũng không chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất sản phẩm má phanh là một lĩnh vực có sức cạnh tranh lớn, công ty cũng đã xây dựng được hình ảnh công ty và thương hiệu với các đối tác và bạn hàng lớn. Sản phẩm má phanh có khách hàng chủ yếu là các công ty thuộc Tổng công ty V, giá cả cũng được lên kế hoạch từ đầu năm, chính vì thế sản phẩm của công ty tiêu thụ khá tốt, giá cả ổn định. Công ty cũng hoạt động theo kế hoạch của công ty mẹ nên không chịu quá nhiều áp lực trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, rủi ro tiềm tàng khi kiểm toán khoản mục HTK của công ty A được KTV đánh giá là không cao.
Các bên liên quan
Công ty A trực thuộc tổng Công ty Thủy tinh và Gốm sứ V. Công ty có liên quan đến các bên như các công ty con khác thuộc tập đoàn V như: Công
Long; Công ty CP V Tiên Sơn; Công ty Sen vòi V; Công ty CP Thương mại V. Tình hình quản lý tài chính của Công ty
Công ty thực hiện kết quả kinh doanh theo kế hoạch của Tổng công ty. Tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định, không có các biến động bất thường trong thời gian gần đây. Công ty đã xây dựng các quy chế tài chính, quy định nội bộ và đơn giá tiền lương, thỏa ước lao động tập thể… để thực hiện quản lý tài chính hàng năm.
Các quy định và điều luật tuân theo
Công ty thực hiện theo luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thuế GTGT, thực hiện chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, cũng như tuân theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
Ước tính kế toán
Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc niên độ kế toán cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Số liệu phát sinh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra.
Hàng tồn kho
HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A
Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A được thực hiện thông qua một số buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban GĐ công ty từ đó Ban GĐ sẽ cung cấp cho KTV các thông tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành, các chính sách kiểm soát nội bộ trong đơn vị mình cũng như là việc thực thi các chính sách đó.
Với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán AS/2, nhằm kiểm tra đặc điểm và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính liêm chính của Ban GĐ của công ty được kiểm toán, phần mềm AS/2 đã soạn sẵn một hệ thống các câu hỏi từ đó đánh giá sự hiểu biết của KTV về khách hàng.
Mẫu bảng câu hỏi về HTKSNB và đánh giá rủi ro hợp đồng.được trình bày trongbảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát Nội dung Ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát Ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát Ghi chú Tính liêm chính của BGĐ
Câu 1. Có lý do nào cần đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của BGĐ cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không
Không Không