Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán vaco (Trang 102 - 106)

159 Dự phòng hàng hóa chậm luân chuyển

3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Xuất phát từ sự cần thiết phải hoàn thiện và thực trạng đã phân tích ở trên, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO.

3.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch

Về khâu thu thập thông tin khách hàng: Công ty nên chủ động tìm kiếm thông tin ở nhiều nguồn khác nhau, hoặc tìm biện pháp để kiểm định lại những thông tin do khách hàng cung cấp. Với những doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động mang tính đặc thù, KTV nên tìm hiểu ý kiến chuyên gia, để có những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp. KTV cũng nên mở rộng nguồn thu thập thông tin để có thể so sánh và đánh giá được độ chính xác của các thông tin thu được. Nhờ đó đảm bảo tính chính xác cho các thông tin thu thập được, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như trong việc lập kế hoạch.

Bước tìm hiểu về hệ thống KSNB: theo em, KTV nên tóm tắt vào bảng tổng hợp (có thể là có một mẫu sẵn) dưới dạng câu hỏi về hoạt động KSNB. Bảng câu hỏi có thể bao gồm những câu hỏi được trả lời bằng các câu “có” hoặc “không”. Bảng câu hỏi này chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhấtcủa khoản mục HTK, đại diện khái quát cho khoản mục này chứ không thể bao quát toàn bộ mọi khía cạnh của từng khoản mục HTK trong từng cuộc kiểm toán cụ thể vì với mỗi doanh nghiệp khác nhau có đặc điểm kinh doanh khác nhau, ta không thể áp dụng một cách hoàn toàn máy móc được. Các câu trả lời sẽ cho thấy những nhược điểm của hệ thống KSNB, trên cơ sở đó có thể sử dụng kết quả trên bảng tổng hợp này để đưa ra những kiến nghị trong

Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp

câu hỏi về hệ thống KSNB, KTV sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí trong quá trình tìm hiểu hoạt động kiểm soát tại đơn vị, nâng cao được chất lượng của cuộc kiểm toán. Thêm vào đó, các KTV phải xem xét xem, HTK có được kiểm kê thường xuyên và có sự đối chiếu giữa kế toán vật tư và thủ kho hay không; các chứng từ phát sinh của nghiệp vụ nhập, xuất HTK có được phê duyệt đúng đắn không, có đủ chữ ký không (có dấu hiệu kiểm soát nội bộ).

Khắc phục nhược điểm trong khâu phân bổ mức trọng yếu: công ty nên xây dựng những mức trọng yếu khác nhau với cùng một khoản mục mà cụ thể ở đây là khoản mục HTK ở các khách hàng hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, không nên chỉ dựa vào tỷ lệ cố định trên mức sai phạm trọng yếu được sử dụng cho tất cả các khách hàng. Ví dụ, ở doanh nghiệp dịch vụ, KTV nên giảm mức trọng yếu của HTK, tăng mức trọng yếu của khoản nợ phải trả người bán; ở doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, KTV nên tăng mức trọng yếu của Hàng tồn kho,…

3.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thủ tục phân tích: Việc áp dụng thủ tục phân tích không chỉ tuân theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, mà còn giúp cho KTV đánh giá được tình hình khoản mục HTK cũng như những biến động trong việc dự trữ HTK của đơn vị. Do đó, nếu Công ty xây dựng thành văn bản việc áp dụng các thủ tục phân tích và áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Cụ thể , em xin đưa ra một số phương án như sau

Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV cần phải so sánh đầy đủ các chỉ

tiêu có trong khoản mục HTK: So sánh số năm nay so với năm trước theo

từng loại, nhóm vật tư, thành phẩm để xác định những chênh lệch bất hợp lý, so sánh danh mục HTK năm nay với năm trước để phát hiện những thay đổi

Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp

chuyển HTK,… Sau đó, KTV nên đưa ra các thông tin đã thu thập được nhằm giải thích nguyên nhân của những biến động và lưu ý ra những biến động bất thường.

Công ty nên áp dụng phương pháp phân tích tỷ suất nhiều hơn nữa

trong các cuộc kiểm toán bởi trên thực tế chi phí cho chúng rẻ hơn nhiều so

với chi phí cho các cuộc khảo sát nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Do đó, nếu công ty xây dựng thành văn bản và áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán thì một điều chắc chắn rằng hiệu quả sẽ cao hơn bởi phân tích giúp KTV có cái nhìn tổng quát hơn về BCTC của đơn vị được kiểm toán. Từ đó KTV sẽ dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường và có định hướng kiểm tra cụ thể.

Ngoài ra, KTV nên tiến hành thu thập các số liệu của các doanh

nghiệp khác cùng lĩnh vực hoạt động và với quy mô tương tự với đơn vị khách hàng để tiến hành việc phân tích tỷ suất. Việc kết hợp giữa phân tích xu

hướng và phân tích tỷ suất, sẽ giúp KTV có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp KTV dễ dàng tìm ra những sai sót trọng yếu trong khoản mục hàng tồn kho.

Kỹ thuật chọn mẫu: đây là một bước rất quan trọng trong quá trình kiểm toán, nó vừa giảm bớt được công việc kiểm toán mà vẫn đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán. Trên thực tế, ở VACO, các KTV thường thực hiện chọn mẫu theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa đựng nhiều rủi ro, vì thông thường các KTV sẽ không mấy quan tâm tới các nghiệp vụ nhập xuất có số tiền nhỏ. Do vậy, để đảm bảo mẫu chọn mang tính đại diện mà các sai phạm trọng yếu không bị bỏ sót, KTV nên kết hợp cả kinh nghiệm của mình và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo phần mềm.

Cụ thể: Với các nghiệp vụ nhập xuất HTK có số tiền lớn hoặc mang tính bất thường thì KTV nên sử dụng phương pháp chọn mẫu theo kinh

Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp

nghiệm, còn đối với các nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ, KTV nên sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng phần mềm chọn mẫu. Việc áp dụng đa dạng các phương pháp chọn mẫu sẽ giúp cho các KTV chọn mẫu không phụ thuộc duy nhất vào chủ quan của mình, các nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ vẫn có khả năng được chọn, giảm được rủi ro. Cách làm này vừa đảm bảo được tính đặc trưng của mẫu vừa làm giảm rủi ro kiểm toán. Đồng thời, KTV phải cân bằng được các yếu tố: thời gian, chi phí, hiệu quả thu được, để tránh ảnh hưởng tới tiến độ công việc và chi phí kiểm toán.

3.2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đối với các vấn đề phát sinh sau ngày lập BCTC: Việc xem xét các ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC cũng là một yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (số 560), nó đòi hỏi các KTV phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định những sự kiện này có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC hay không, nếu có thì phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh. Vì vậy, để thực hiện theo đúng chuẩn mực và hạn chế rủi ro kiểm toán, Công ty nên có các chính sách và biện pháp cam kết với khách hàng để tìm hiểu thu thập các sự kiện này. Ngoài ra, KTV nên chủ động thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan tới các sự kiện kinh tế phát sinh sau ngày lập BCTC liên quan đến HTK. Để đảm bảo yêu cầu này, KTV thường xem xét lại biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc… 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Với những kiến nghị đã đưa ra, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để những kiến nghị đó được thực hiện và thực hiện có hiệu quả. Muốn làm được điều đó, cần phải có sự phối hợp giữa các bên Nhà nước và Hiệp hội nghề

Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp

nghiệp, bản thân Công ty TNHH Kiểm toán VACO và cả các đơn vị được kiểm toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán vaco (Trang 102 - 106)