- Thời gian uống rượu trung bình của nhóm nghiên cứu là 18,77 ± 6,
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
4.1.3.1. Về đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là mệt mỏi, chán ăn gặp ở 98,1% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Song Thao (100%) [], Hoàng Trọng Thảng (100%) [34], Phạm Thị Ngọc Bích [45].
Về triệu chứng thực thể hay gặp nhất là vàng da, vàng mắt (82,5%) tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Thao (80%) [] và cao hơn kết quả của Hoàng Trọng Thảng (71,8%) [34]. Tiếp theo là các triệu chứng như sốt (15,5%), phù gặp ở 23,3% bệnh nhân thấp hơn kết quả của các tác giả Hoàng Trọng Thảng (59% phù) [34], Nguyễn Thị Song Thao (53,3%) []. Triệu chứng tuần hoàn bàng hệ gặp ở 33% bệnh nhân, kết quả này thấp hơn của tác giả Nguyễn Thị Song Thao (53,3%) [] và cao hơn của Hoàng Trọng Thảng (28,2%) [34]. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 36,9% bệnh nhân có triệu chứng gan to, tỷ lệ này thấp hơn của Hoàng Trọng Thảng (59%) [34] và cao hơn của Nguyễn Thị Song Thao (28,1%) []. Triệu chứng lách to gặp ở 18,4% bệnh nhân, hội chứng cai rượu gặp ở 18,4% tỷ lệ này
tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dụ (18,1%) [], cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Thao (6,3%) [] và thấp hơn so với nghiên cứu của Ngô Chí Hiếu (65,8% rối loạn tâm thần) []. Triệu chứng thiêu máu (da, niêm mạc nhợt ) gặp ở 49,5% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng (82,1%) [34].
Về các biến chứng của xơ gan rượu có 38,3% bệnh nhân của nhóm nghiên cứu có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng (35,9%) [34]. Triệu chứng cổ chướng gặp ở 61,2% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Dụ (36,8%) [], theo Soultatin có 64,7% bệnh nhân có cổ chướng, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Hoàng Trọng Thảng (82,1%) [34], Nguyễn Thị Song Thao (68,8%) [], Srikureja (74,3%) [47] và cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Louvet A (22%) [68].
4.1.3.2. Về đặc điểm cận lâm sàng
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình của bilirubin ngày 0 là 158,5 ± 169,8 mmol/l giá trị cao nhất là 992,1 thấp nhất là 19,2. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Thao (108,2 ± 97,9) [], Hoàng Trọng Thảng (33,33 ± 13,76) [34] có thể do tỷ lệ bệnh nhân nặng trong nhóm nghiên cứu khá cao. Giá trị trung bình này thấp hơn của tác giả Louvet A (210 mmol/l) [68]. Giá trị trung bình của bilirubin ngày 7 là 91,57 ± 97,4 mmol/l, giá trị cao nhất là 11,3 thấp nhất là 438,8 mmol/l. Sau 7 ngày giá trị của bilirubin có giảm 50% so với ngày 0, điều này cũng phù hợp vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ có nhóm xơ gan rượu. Trong bệnh lý tổn thương gan do rượu bilirubin tăng thường do các bào quan bị tổn thương hơn là hoại tử cả tế bào, đồng thời có sự ứ mật trong tế bào gan làm tế bào gan phồng to gây chèn ép [20] không giống như trong tổn thương gan do virus thì
các tế bào gan bị hoại tử gây vỡ toàn bộ tế bào nên bilirubin được giải phóng trực tiếp vào máu.
Có đến 62% bệnh nhân nhóm nghiên cứu có lượng Albumin dưới 28 g/l. Chỉ có 10,7% bệnh nhân có Albumin ≥ 35 g/l. Lượng Albumin trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 26,97 ± 5,62 g/l, giá trị cao nhất là 42 g/l, thấp nhất là 15,6 g/l. Giá trị này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Dụ (30,1 ± 10,5) [] và tương đương với kết quả nghiên cứu của Louvet A (27 g/l) [68]. Albumin là một loại protein chủ yếu trong huyết thanh, được tổng hợp bởi gan, có thời gian bán thải xấp xỉ 21 ngày. Trong gan người nghiện rượu có tổn thương hệ thống ty lạp thể của tế bào nhu mô gan nên gây giảm tổng hợp Albumin. Ngoài ra tình trạng suy kiệt chung còn ảnh hưởng tới tổng hợp cũng như phân bố Albumin [25]. Như vậy, giảm Albumin huyết thanh không đặc hiệu cho bệnh lý gan rượu nhưng cho phép đánh giá tình trạng nặng cũng như tính chất của loại bệnh lý. Theo James R. Burton (2001), giảm Albumin huyết thanh gợi ý một bệnh lý gan kéo dài trên 3 tuần [25].
Có 86 bệnh nhân có lượng Creatinin < 115 μmol/l chiếm 83,5%, bệnh nhân có lượng Creatinin ≥ 115 μmol/l là17 chiếm tỷ lệ16,5%. Giá trị Creatinin trung bình là 86,08 ± 34,96 μmol/l, giá trị cao nhất là 269 thấp nhất là 25,5. Giá trị này cao hơn của tác giả Louvet A (0,8 mg/dl = 70,79 μmol/l) [68].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ Prothrombin của bệnh nhân có trung bình 48,12 ± 1,38% giá trị cao nhất là 92,5%, thấp nhất là 21%. Giá trị này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Dụ (51,4 ± 24,4%) []. Thời gian Prothrombin của nhóm bệnh nhân có giá trị trung bình là 18,53 ± 3,76 s, thời gian ngắn nhất là 12s, dài nhất là 30,6s. Giá trị này tương đương với kết quả nghiên cứu của Louvet A (19,5s) [68]. Tỷ lệ Prothrombin (INR) có giá trị trung bình là 1,66 ± 1,65. Thời gian Protrombin của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi giảm là phù hợp vì đối tượng đều là bệnh nhân mắc
xơ gan rượu, chức năng gan suy giảm dẫn đến giảm tổng hợp các chất tham gia vào cơ chế đông máu của cơ thể. Tỷ lệ Prothrombin giảm dươi 35% là tiên lượng nặng.
Về giá trị trung bình của AST (U/l/370) nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 289,9 ± 811,2 U/l/370, kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Louvet A (95) [68], thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Thảng (359,73 ± 48,67) [34], cao hơn của các tác giả Nguyễn Thị Dụ (225,7 ± 294,7) [] và Nguyễn Thị Song Thao (160,2 ± 162) []. Giá trị trung bình của ALT bệnh nhân là 102,56 ± 199,95 U/l/370, giá trị này tương đương với kết quả của các tác giả Nguyễn Thị Dụ (94,3 ± 228,8) [] và Hoàng Trọng Thảng (95,23 ± 24,8) [34], cao hơn kết quả của tác giả Nguyễn Thị Song Thao (62,4 ± 52,8) []. Tỷ lệ AST/ALT của nhóm bệnh nhân > 2 là phù hợp vì tất cả đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đều mắc xơ gan rượu. Theo các tài liệu kinh điển thì ở bệnh lý gan do rượu, tỷ lệ AST/ALT thường lớn hơn 2 và lượng transaminase huyết thanh tăng nhưng thường hiếm khi tăng quá 500UI/l [20], [21]. Trong bệnh lý gan do rượu ngoài việc các tế bào gan bị tổn thương thì còn một số cơ quan khác có chứa AST cũng bị tổn thương, cụ thể là các tế bào cơ vân, cơ tim… làm nồng độ men này tăng lên trong huyết thanh. Hơn nữa ở bệnh nhân nghiện rượu có sự suy giảm của pyridoxal 5-phosphate là dạng hoạt động của vitamin B6 cần thiết cho hoạt động của cả 2 enzym AST và ALT, mà AST phụ thuộc vào vitamin B6 nhiều hơn. Thêm vào đó ALT là một enzym tan trong dịch nội bào là chủ yếu, trong khi AST lại kết hợp với các bào quan mà trong các bệnh lý tổn thương gan do rượu chủ yếu tổn thương các bào quan là chính. Những lý do này làm cho nồng độ AST tăng cao hơn ALT và lượng transaminse tăng nhưng không quá cao trong bệnh lý gan do rượu, còn trong tổn thương gan do virus thì virus phá vỡ cả tế bào gan nên làm cho enzym này tăng rất cao trong huyết thanh. Điều này tạo nên đặc
thù của bệnh lý gan do rượu là tỷ lệ AST/ALT thường lớn hơn 2 và nồng độ của mỗi enzym này hiếm khi tăng quá cao [20], [21], [31].
4.2. Đặc điểm về giai đoạn xơ gan rượu
4.2.1. Phân loại xơ gan rượu theo chỉ số Lille
Trong thời gian từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013 chúng tôi đã đưa vào nghiên cứu 103 bệnh nhân xơ gan từ giai đoạn Child – pugh A đến C, có chẩn đoán nghiện rượu dựa vào thang điểm Audit và thời gian uống rượu của bệnh nhân từ trên 5 năm. Chỉ số Lille sử dụng kết hợp các biến: tuổi bệnh nhân theo năm, hệ số suy thận dựa vào Creatinin, Albumin (đơn vị g/l), thời gian Prothrombin tính theo giây, Bilirubin ngày 0 và sự thay đổi của Bilirubin vào ngày thứ 7 (đơn vị tính mg/dl hoặc μmol/l) để dự đoán tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng ở những bệnh nhân viêm gan do rượu nặng đã được điều trị corticosteroid [68]. Theo Louvet A và cộng sự nghiên cứu kết quả điều trị Corticoid cho 118 bệnh nhân viêm gan rượu nặng có điểm Maddrey ≥ 32 và đủ điều kiện điều trị Corticoid, đã sử dụng chỉ số Lille để đánh giá sớm đáp ứng với điều trị Corticoid của bệnh nhân sau 7 ngày điều trị đã thu được kết quả ngưỡng cắt của điểm Lille là 0,45 để xác định bệnh nhân đáp ứng và không đáp ứng với điều trị từ đó lựa chọn sớm phương pháp điều trị khác cho bệnh nhân. [68].
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 85 bệnh nhân có điểm Lille < 0,45 chiếm 82,5% và 18 bệnh nhân có điểm Lille ≥ 0,45 chiếm 17,5%. Tỷ lệ xuất hiện của 2 nhóm là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điểm Lille trung bình của nhóm Lille < 0,45 là 0,134 ± 0,114; điểm trung bình của nhóm Lille ≥ 0,45 là 0,64 ± 0,165. Giá trị Lille trung bình chung của nhóm nghiên cứu là 0,222 ± 0,229 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nương (0,164 ± 0,063) [] và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Louvet A (0,46) [68].
Gần đây bằng cách sử dụng các dữ liệu bệnh nhân riêng từ hơn 400 bệnh nhân để tính điểm Lille, Mathurin và cộng sự đã chứng minh tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trong 28 ngày được cải thiện với điều trị corticosteroid sớm ở các bệnh nhân viêm gan do rượu có DF ≥ 32. Bệnh nhân được phân loại làm 3 nhóm: đáp ứng hoàn toàn với điều trị Corticoid (điểm Lille ≤ 0,16; ≤ 35 %), đáp ứng một phần với điều trị (điểm Lille từ 0,16-0,56; 35-70 %), và những người không có đáp ứng với điều trị Corticoid (Lille ≥ 0,56; ≥ 70 %). Tỷ lệ sống sót trong vòng 28 ngày của bệnh nhân viêm gan rượu có chỉ định điều trị Corticoid kết hợp với việc phân nhóm đáp ứng điều trị của chỉ số Lille (91% so với 79% so với 53%, P <0,0001). Corticosteroid có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sống sót trong 28 ngày có đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng một phần, không đáp ứng với điều trị [].
Điểm Lille trung bình của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Mathurin [] có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân xơ gan rượu có giai đoạn xơ gan theo phân loại Child – pugh từ A – C, không phân biệt điểm số Maddrey, MELD, Glasgow, và các bệnh nhân đã có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, các bệnh nhân này đều chưa được điều trị Corticosteroid. Có thể do khác đối tượng nghiên cứu và phần đa bệnh nhân đều ở giai đoạn xơ gan nặng do vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.