- Thời gian uống rượu trung bình của nhóm nghiên cứu là 18,77 ± 6,
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử nghiện rượu
Thời gian uống rượu trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 18,77 ± 6,04 năm, thời gian uống rượu ngắn nhất là 6 năm và dài nhất là 40 năm. Có hai phần ba số bệnh nhân (69,9%) trong nhóm nghiên cứu có thời gian uống rượu trên 20 năm. Không có bệnh nhân nào có thời gian uống rượu dưới 6 năm. Có 29 bệnh nhân có thời gian uống rượu từ 10 đến 20 năm chiểm 28,2%. Kết quả nghiên cứu thời gian uống rượu trung bình của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Dụ (15,7 ± 7,7) [], thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Thao (22,6 ± 7,4) []. Kết quả này gần tương đương với tác giả Scott L là xơ gan do rượu thường xuất hiện ở những bệnh nhân uống rượu trên 10 năm [19]. Điều này cũng chứng tỏ rằng xơ gan rượu là hậu quả của quá trình tổn thương gan tiến triển kéo dài, mạn tính, do vậy phải có thời gian uống rượu kéo dài mới gây có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý kể trên. Lượng rượu ước tính hàng ngày: Có 55 bệnh nhân uống từ 400 đến 600 ml/ngày chiếm 53,4%, có 22,3% bệnh nhân uống rượu trên 600 ml/ngày và 24,2% số bệnh nhân uống 200 đến 400 ml/ngày, không có bệnh nhân nào uống dưới 200 ml/ngày. Số liệu này tương đương với nghiên cứu của Ngô Chí Hiếu ( 58,53% uống 400 – 500 ml/ngày) [] Lượng rượu trung bình uống trong ngày của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 524,76 ± 230,2 ml/ngày, cao nhất là uống 1500 ml/ngày, thấp nhất là uống 200 ml/ngày. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả Hoàng Trọng Thảng (143,7 ± 54 gram/ngày) [34], Nguyễn Thị Dụ (454 ± 194 ml/ngày) [], Nguyễn Thị Song Thao (460 ml/ngày) [] và Louvet A (120 gram/ngày) [68].
Đặc điểm thang điểm Audit chẩn đoán nghiện rượu: Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang điểm Audit để chẩn đoán nghiện rượu theo tiêu chuẩn của WHO. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm Audit từ 10 đến 15 điểm là 5,8%, có hai phần ba số bệnh nhân có điểm Audit từ 15 đến 20 điểm (69,9%), điểm Audit trên 20 có 24,3% bệnh nhân. Điểm Audit trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 19,08 ± 2,4 điểm, điểm cao nhất là 25, thấp nhất là 13 điểm. Tỷ lệ xuất hiên giá trị các nhóm thang điểm Audit là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm Audit trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nương (16,2 ± 1,1) [].