Phân tích định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 97 - 98)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Phân tích định tính

3.4.1.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học

Trong quá trình dạy học, việc sử dụng hệ thống các câu hỏi, phân chia nhóm để HS thảo luận, đưa ra các tình huống có vấn đề gắn liền với GDMT trong các bài cụ thể, đồng thời giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước những vấn đề về MT có liên quan đến bài học đó, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đã tạo nên khơng khí học tập sôi nổi cho giờ học.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở lớp TN thì HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài hơn các lớp ĐC.Khi GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ, tình huống của bài học thì HS hoạt động sơi nổi, thảo luận trình bày ý kiến. Kiến thức, kỹ năng về GDMT được HS chú ý xuyên suốt bài học.

Với cùng một người dạy, cùng nội dung dạy học nhưng khơng khí học tập, xây dựng bài ở lớp ĐC kém sôi nổi hơn các lớp TN. Ở những lớp ĐC, GV khơng tích hợp phong phú các kiến thức mơi trường vào bài giảng nên HS tiếp thu phần kiến thức một cách thụ động và kém hiệu quả, HS vẫn học theo cách dạy đại trà và khi gặp các câu hỏi, các tình huống có liên quan đến việc bảo vệ mơi trường, HS vẫn cịn bỡ ngỡ và lúng túng nên kết quả đạt được là chưa cao.

3.4.1.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS

Qua hai bài kiểm tra, ta thấy số HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN có tỉ lệ cao hơn số HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC, số HS đạt điểm kém ở lớp TN có tỉ lệ thấp hơn số HS đạt điểm kém ở lớp ĐC.

bảo vệ môi trường ở lớp TN tỉ lệ học sinh trả lời đúng cao hơn so với lớp ĐC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)