Một số lư uý khi sử dụng bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần oxi – lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông (Trang 28 - 30)

10. Cấu trúc luận văn

1.3. Bài tập hóa học

1.3.6. Một số lư uý khi sử dụng bài tập hóa học

Việc học là nhiệm vụ của người HS và không ai có thể thay thế được. Để học tốt mơn hóa nói riêng và các mơn khác nói chung, điều đầu tiên phải là sự nỗ lực của bản thân người học, phải tích cực học tập, mong muốn học giỏi, học giỏi hôm nay gắn liền với sự thành đạt trong cuộc sống tương lai.

Ln ln tìm phương pháp học tập tốt nhất cho mình. Đồng thời có ý chí quyết tâm cao độ, thốt khỏi những tình trạng bị động, khắc phục chướng ngại nhận thức, đây là yếu tố cơ bản làm cho năng lực tự học được nâng lên.

HS phải học bằng chính sức của mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình và viết theo ý của mình khơng dập khn từng câu chữ của GV.

Phải thường xuyên dành thời gian cho việc ơn tập, hệ thống hóa kiến thức đã học để thấy được sự logic đồng thời tạo điều kiện để hiểu sâu các kiến thức đã học hơn nữa. Chỉ khi HS hiểu được kiến thức một cách sâu sắc thì mới vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, mềm dẻo và giải quyết được các vấn đề mà bài toán đặt ra. Tóm lại, để có thể tự học tốt người HS phải học tích cực, độc lập suy nghĩ để thông hiểu sâu sắc kiến thức, biến kiến thức lĩnh hội được từ nhiều nguồn khác nhau thành kiến thức của mình và vận dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo.

+ Một số lưu ý khi sử dụng bài tập hóa học

1. Nắm chắc lý thuyết: các định luật, quy tắc, các quá trình hóa học, tính chất lý hóa học của các chất.

2. Nắm được các dạng bài tập cơ bản, nhanh chóng xác định bài tập cần giải thuộc dạng bài tập nào.

3. Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập

4. Nắm được các bước giải một bài tốn hỗn hợp nói chung và với từng dạng bài nói riêng

5. Biết được một số thủ thuật và phép biến đổi tốn học, cách giải phương trình và hệ phương trình bậc 1,2, …

+ Các nguyên nhân làm học sinh lúng túng và sai lầm khi giải bài tập hóa học

- Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngơn ngữ hóa học (ví dụ như : nồng độ mol, dd loãng, đặc, vừa đủ, … )

- Chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản về hóa học, tốn học (cân bằng phản ứng, đổi số mol, V, nồng độ, lập tỉ lệ, …)

- Khơng nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết, giả thiết với kết luận để có thể lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp đối với từng bài cụ thể.

+ Các bước giải bài tập trên lớp

1. Tóm tắt ngắn gọn đầu bài trên bảng. Có thể dùng sơ đồ để tóm tắt bài tập về các q trình hóa học.

2. Xử lý các số liệu.

3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra hoặc sơ đồ (nếu có) 4. Gợi ý và hướng dẫn học sinh suy nghĩ tìm lời giải:

- Phân tích dữ kiện của đề bài xem từ đó cho ta biết được những gì - Liên hệ với các dạng bài tập cơ bản đã giải

- Suy luận ngược từ yêu cầu của bài tốn

5. Trình bày lời giải (có thể dùng các phương pháp giải nhanh)

6. Tóm tắt, hệ thống những vấn đề cần thiết, quan trọng rút ra từ bài tập (về kiến thức, kĩ năng, phương pháp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phần oxi – lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông (Trang 28 - 30)