10. Cấu trúc luận văn
2.5. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập
Ngồi việc triệt để sử dụng các bài tập có sẵn trong SGK, SBT hoặc các tài liệu tham khảo khác, trong q trình giảng dạy, người giáo viên Hố học cần biết cách xây dựng một số đề bài tập mới phù hợp với đối tượng HS và quan trọng hơn cả là bài tập mới phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp mình giảng dạy.
Để biên soạn một bài tập mới cần tiến hành các bước sau đây :
Bước 1: Chọn nội dung kiến thức để ra bài tập. Ví dụ ra bài tập về các tính
chất hóa học của một ngun tố hay các hợp chất của nó, …
Bước 2: Xét tính chất và mối quan hệ qua lại giữa các chất (phù hợp với nội
dung kiến thức đã chọn) và tạo ra các biến đổi hóa học. Trên cơ sở các biến đổi hóa học, xây dựng các giả thiết (tạo ra các số liệu) và kết luận của bài tốn (hướng đến cái phải tìm).
Bước 3: Viết đề bài tập (cần diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn và súc tích). Bước 4: Giải bài tập vừa xây dựng bằng nhiều cách, phân tích ý nghĩa hóa
học, tác dụng của mỗi cách giải và xem mỗi cách giải đó ứng với trình độ tư duy của đối tượng học sinh nào.
Bước 5: Loại bỏ các dữ kiện thừa; các câu, chữ gây hiểu nhầm đồng thời sửa
chữa các lỗi ngữ pháp, chính tả để hồn thiện bài tập.
* Một số phương pháp xây dựng bài tập mới
Trong dạy học, GV luôn cần những bài tập phù hợp với yêu cầu của từng công việc (luyện tập, kiểm tra, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém). Những bài
Trong SGK và SBT thường hạn chế số lượng các bài tập tương tự. Vì vậy, GV cần biết tạo ra những bài tập phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Để xây dựng bài tập hóa học có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
- Xây dựng các bài tập tương tự với các bài tập hay ở trong SGK hay các sách khác.
- Xây dựng các bài tập mới bằng cách đảo câu hỏi, cách hỏi.
- Xây dựng các bài tập mới bằng cách sử dụng các chữ cái a, b, c, … để bài tập có tính tổng qt.
- Xây dựng các bài tập mới bằng cách phối hợp nhiều phần của các bài tập hay trong sách đã in, hoặc của các bài tập học được của đồng nghiệp.