STT Biểu hiện Mức độ
0 1 2 3
1 Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập. 0 6,2 37,2 56,6
2 Lên được kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập. 0 16,3 18,6 65,1
3 So sánh đối chiếu được kết quả học tập từ đó tự đánh giá, nhận thức bản thân. 0 16,3 44,2 39,5
5 Biết cách tìm kiếm, khai thác và chế biến thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. 0 0 34,9 65,1
6 Biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tự tìm cách trả lời 0 27,7 27,9 44,4
7 Có khả năng đọc hiểu và ghi chép. 0 48,8 51,2 0
8 Có khả năng sử lí thơng tin, giải quyết vấn đề. 0 25,6 53,5 20,9
Bảng 1.5. Những biện pháp phát triển NLTH Hóa học cho HS THPT
(Mức độ tăng từ 0 đến 3: chưa thực hiện, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên)
STT Yêu cầu và hình thức hướng dẫn tự học Mức độ thực hiện
0 1 2 3
1 Thông báo trước nội dung cần học cho HS và yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà. 0 7 20,9 72,1
2 Đưa ra một số câu hỏi về bài mới để HS soạn trước ở nhà. 0 44,2 55,8 0
3 Chuẩn bị bài tập đã được hệ thống từng bài (hoặc từng chương cho HS). 0 4,6 81,4 14,0
4 Hướng dẫn HS lập kế hoạch TH ở nhà. 72,1 20,9 7,0
5 Hướng dẫn và rèn luyện cho các em kĩ năng lập dàn bài, lập đề cương. 0 67,4 30,2 2,4
6 Hướng dẫn HS cách tự làm việc theo nhóm. 2,3 34,9 37,2 25,6
7 Tổ chức lớp học theo mô VNEN. 97,7 2,3 0 0
Nhận xét: Qua thực tế điều tra cho thấy, đa số GV điều thấy việc phát triển NLTH
cho HS là rất cần thiết (81,4%) và phù hợp với đối tượng HS trung bình, khá trở lên (74,4%). Việc rèn luyện kĩ năng TH sẽ giúp HS phát huy được tính tích cực tự lập của HS (88,4%), nhiều GV cho rằng việc này giúp HS tập thói quen TH, tự nghiên cứu suốt đời (76,7%) và giúp HS hiểu, nhớ bài lâu hơn (62,8%). Tuy nhiên, khả năng TH Hóa học của đại đa số HS THPT chưa tốt (100%). Do đó, việc phát triển NLTH cho HS là cần thiết.
Theo đại đa số GV thì biểu hiện cao nhất của NLTH là xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập (56,6%); lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập đó (65,1%); tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bổ sung (41,9%); biết cách tìm kiếm, khai thác và chế biến thông tin từ các nguồn khác nhau (65,1%).
Để phát triển NLTH cho HS, GV đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, việc thơng báo trước nội dung cần học cho HS và yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà được GV sử dụng rất thường xuyên (72,1%); Bên cạnh đó, GV cũng thường xuyên đưa ra một số câu hỏi về bài mới để HS soạn trước ở nhà (55,8%) hay GV chuẩn bị bài tập đã được hệ thống từng bài (hoặc từng chương cho HS) (81,4%).
Còn những giải pháp còn lại như tổ chức theo định hướng mơ hình THM,
hướng dẫn HS lập kế hoạch TH ở nhà, hướng dẫn và rèn luyện cho các em kĩ năng lập dàn bài, lập đề cương, hướng dẫn HS cách tự làm việc theo nhóm (trao đổi, chia sẻ thơng tin) được ít GV sử dụng vì nhiều lí do khác nhau như: lớp học còn q đơng, chương trình học nặng nề, tốn quá nhiều thời gian,…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương này chúng tơi đã trình bày những vấn đề cơ bản về:
1. Tự học : Khái niệm, các hình thức tự học, chu trình tự học của HS, vai trị
của tự học, những khó khăn trong việc tự học , phát triển năng lực tự học của học sinh
2. Đổi mới phương pháp dạy học : Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học,
các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.
3. BTHH : Khái niệm, tác dụng, phân loại BTHH, một số lưu ý khi sử dụng
BTHH, xu hướng phát triển của BTHH.
4. Kết quả điều tra thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học
của học sinh ở trường trung học phổ thông
Qua đó, chúng tơi nhận thấy xây dựng và sử dụng HTBT nhằm phát triển năng lực tự học của HS là một xu hướng mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mơn hóa học hiện nay.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của HS lên một mức cao hơn.
CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI TẬP PHẦN OXI – LƢU HUỲNH
HĨA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chƣơng oxi – lƣu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông trung học phổ thông
2.1.1. Mục tiêu dạy học chương oxi – lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông thông
Kiến thức
- Nêu được vị trí trong bảng tuần hồn, cấu hình electron (e) ngun tử của các nguyên tố oxi – lưu huỳnh.
- Trình bày được tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng, phương pháp điều chế các đơn chất và một số hợp chất của oxi – lưu huỳnh.
- Trình bày được tính chất hóa học của các đơn chất và và một số hợp chất của oxi – lưu huỳnh.
- HS vận dụng được: Tính chất hóa học của các đơn chất và một số hợp chất của oxi – lưu huỳnh giải thích hiện tượng thực tế có liên quan.
Kĩ năng
- Dự đốn tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học
- Quan sát thí nghiệm, phân tích, tổng hợp và dự đốn tính chất của các chất. - Lập PT hóa học , đặc biệt PTHH của phản ứng oxi hóa - khử.
- Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan đến kiến thức trong chương.
Giáo dục tư tưởng - thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức trong chương để lí giải những biện pháp, quy trình kĩ thuật trong sản xuất và hiện tượng thực tiễn trong đời sống.
- HS ý thức bảo vệ mơi trường, có thái độ đúng đắn đối với các ngun nhân gây ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước.
- Có lịng tin vào khoa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học. Năng lực sử dụng ngơn ngữ. Năng lực vận dụng kiến thức hóa vào cuộc sống. Năng lực tự học
Trong đó NLTH được biểu hiện như sau:
+ Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những khía cạnh cịn yếu kém.
+ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân
+ Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình…
2.1.2. Nội dung, cấu trúc chương oxi – lưu huỳnh hóa học 10 THPT
Chương oxi – lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông gồm 7 bài chia thành 12 tiết với nội dung như sau:
Tiết Tên bài
Tiết 49 Bài 29.Oxi- ozon (mục A) Tiết 50 Bài 29.Oxi- ozon (mục B)
Tiết 51 Bài 30. Lưu huỳnh
Tiết 52 Bài 31. Bài thực hành số 4
Tiết 53 Bài 32. Hidro sun fua-Lưu huỳnh dioxit-lưu huỳnh trioxit (Phần A)
Tiết 54 Bài 32. Hidro sun fua-Lưu huỳnh dioxit-lưu huỳnh trioxit (Phần B,C)
Tiết 55 Bài 33.Axit sunfuric-Muối sunfat (Phần I) Tiết 56 Bài 33.Axit sunfuric-Muối sunfat (Phần II) Tiết 57,
58
Bài 34. Luyện tập
Tiết 57. Củng cố lí thuyết Tiết 58. Bổ sung bài tập Tiết 59 Bài 35. Bài thực hành số 5
Tiết 60 Kiểm tra 45 phút
2.1.3. Một số lưu ý khi dạy học chương oxi – lưu huỳnh hóa học 10
Kiến thức
Tương tự việc nghiên cứu nhóm halogen, trước khi nghiên cứu chương oxi- lưu huỳnh, HS đã được cung cấp lí thuyết về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, cách dự đốn tính chất hóa học của một chất, lí thuyết về phản ứng hố học đặc biệt là phản ứng oxi hóa khử, do đó giúp HS nghiên cứu nội dung kiến thức của chương một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Mặt khác, dựa trên cách tiếp cận kiến thức chương Halogen, HS đã dần hình thành phương pháp nghiên cứu về chất trên nền tảng kiến thức chủ đạo là cấu tạo ngun tử, bảng tuần hồn, liên kết hóa học...
- Đối với các đơn chất: Ngoài việc nghiên cứu cấu tạo lớp electron ngồi
cùng, độ âm điện, vị trí trong bảng tuần hồn để dự đốn và so sánh tính chất của nguyên tử, đơn chất, cần xem xét dưới lí thuyết phản ứng oxi hố - khử xem chúng có tính oxi hố, tính khử khơng.
- Đối với các hợp chất: Chú ý tới sự thay đổi số oxi hóa của các ngun tố để
xét tính chất hố học của chúng kết hợp với các thí nghiệm minh chứng hoặc thí nghiệm kiểm tra.
Oxi-lưu huỳnh là 2 nguyên tố phổ biến và rất quan trọng, ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản cần gắn liền những kiến thức đó với thực tế đời sống và sản xuất, kiến thức về môi trường (mưa axit, thủng tầng ozon..).
Phƣơng pháp
- Đối với bài nghiên cứu đơn chất, hợp chất:
HS đã có kiến thức tương đối đầy đủ về cơ sở lí thuyết cấu tạo nguyên tử, độ âm điện... nên việc nghiên cứu cần được tiến hành theo trình tự sau:
+ Khi nghiên cứu tính chất vật lí: Cho HS nghiên cứu sách giáo khoa (SGK)
kết hợp với việc quan sát mẫu vật, hình ảnh... để rút ra kết luận.
+ Khi nghiên cứu tính chất hố học: Các thí nghiệm được sử dụng để chứng
minh cho những dự đoán hoặc được dùng để nghiên cứu rút ra những những tính chất mới sau đó dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích (thường dùng phương pháp nêu vấn đề).
+ Về sản xuất, điều chế và ứng dụng: HS rút ra kết luận thông qua việc nghiên cứu SGK và các kênh thông tin khác.
- Đối với bài thực hành, cần thực hiện như sau:
2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
SGK Hóa học được coi là một trong những nguồn cung cấp tri thức cơ bản cho HS và là phương tiện để GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự lĩnh hội kiến thức cho HS. SGK Hóa học ở nước ta hiện nay là tài liệu được văn bản hóa có chứa đựng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, ... nhưng tất nhiên là nặng về nội dung bài học. Với mong muốn hỗ trợ HS tự học nhằm nâng cao kết quả học tập, khi xây dựng HTBT chúng tôi đặc biệt chú ý các nguyên tắc sau :
2.2.1. Đảm bảo tính khoa học
Đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung. Theo nguyên tắc này, bảo đảm tính cơ bản là phải đưa vào hệ thống BTHH những kiến thức cơ bản về hoá học. Bảo đảm tính hiện đại tức là phải đưa trình độ của mơn học đến gần trình độ của khoa học, đưa vào hệ thống BTHH những quan điểm cơ bản của kiến thức hố học, đảm bảo tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn.
Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống của kiến thức, thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng; dùng phương pháp khái quát hoá để diễn đạt kiến thức; tập trung vào kiến thức trọng tâm, ...
2.2.2. Đảm bảo tính logic
Tính logic được hiểu một cách đơn giản chính là hợp lí. Hợp lí trong cả việc chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng sử dụng HTBT và hợp lí trong việc trình bày các kiến thức đó. HTBT phải được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng.
2.2.3. Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng
- Thông qua HTBT, HS tái hiện hầu hết các kiến thức cần nhớ. - Đầy đủ các dạng bài tập thường gặp.
2.2.4. Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập
Sắp xếp các dạng bài tập một cách có quy củ và có sự liên tục để người sử dụng thấy được chúng là những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau.
2.2.5. Đảm bảo tính vừa sức
Tính vừa sức cần hiểu theo 2 khía cạnh :
(1) Vừa sức về độ khó: Bài tập cao hơn khả năng của HS một chút là rất tốt. Nếu dễ thì HS sẽ ỷ lại, cịn nếu khó q thì HS lại bỏ giữa chừng. GV cần chú ý đưa những bài tập có thể hệ thống và củng cố lý thuyết kèm theo phương hướng giải quyết để HS khơng nản chí (hướng dẫn cách giải cho từng dạng bài tập, có kèm theo đáp số).
(2) Vừa sức về số lượng : Nếu nhiều bài tập q thì HS khơng giải hết, ngán ngẩm, chán nản và gây ảnh hưởng đến các mơn học khác. Nếu ít q thì khơng phủ kín chương trình và không đủ để hỗ trợ HS tự học.
2.3. Nguyên tắc sắp xếp hệ thống bài tập hoá học để phát triển năng lực tự học cho học sinh tự học cho học sinh
Hệ thống BT đã tuyển chọn và xây dựng được sắp xếp theo các nguyên tắc sau:
1) Sắp xếp theo từng dạng bài toán, bám sát nội dung dạy học để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS. Với từng dạng bài tốn có BT mẫu, hướng dẫn
2) Hệ thống BT xếp theo nội dung kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất cần cung
cấp cho HS và các phương pháp giải, kĩ năng giải BTHH cơ bản cần rèn luyện. Hệ thống BT bao gồm cả BT định tính và BT định lượng. Các bài tương tự nhau được bố trí gần nhau.
3) Sắp xếp các BT theo mức độ nhận thức tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến tổng hợp.
2.4. Điều kiện để thực hiện hiệu quả
2.4.1. Phù hợp với điều kiện thực tế
Chúng tôi đang đề cập đến điều kiện học tập của trường, địa phương cũng như điều kiện của bản thân mỗi HS sử dụng HTBT. Đối với một số địa bàn TN thì điều kiện kinh tế cịn khó khăn nên số lượng HS có máy vi tính và số lượng HS sử dụng máy vi tính có nối mạng internet chưa nhiều. Vì thế GV cung cấp HTBT để hỗ trợ cho HS tự học.
2.4.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự học
Để HS tự học một cách thuận lợi, HS cần được hướng dẫn học tập cụ thể và có thơng tin phản hồi (đáp án các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận giúp HS tự kiểm tra kết quả tự học).
2.4.3. Bám sát nội dung dạy học
Về mặt nội dung, có thể xem hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành là tài liệu giúp HS ôn tập, chuẩn bị cho các kỳ thi. Đề thi tốt nghiệp, thi đầu cấp, hay thi tuyển sinh ĐH đều phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng”, nhưng cùng một nội dung, tùy mục tiêu của mỗi kỳ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể cả trong một đề thi cũng có những câu hỏi để kiểm tra các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sáng tạo...
Chúng tôi đã vào căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn hố học lớp 10 chương trình nâng cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng HTBT.
2.4.4. Chú trọng kiến thức trọng tâm
được nâng cao – đây chính là động lực thôi thúc các HS chưa chăm, chưa học tốt cố gắng hơn nữa để học tốt hơn.
2.4.5. Gây hứng thú cho người học
- BTHH gắn liền với các kiến thức khoa học về hố học hoặc các mơn học khác, gắn với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống, …
- HTBT chứa đựng các bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó cách giải ngắn gọn nhưng đòi hỏi HS phải thơng minh hoặc có sự suy luận cần thiết thì mới