CHƯƠNG 1 : LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích mơi trường bên ngồi
2.1.1. Môi trường vĩ mô (Nhân khẩu học, PEST)
Nhân khẩu học
Nhân khẩu Việt Nam 2019
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, dân số Việt Nam ước tính là 96.880.645 người, tăng 876.473 người so với dân số 95.987.800 người năm trước. Năm 2019, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 979.134 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -102.661 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,996 (996 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính tồn cầu. Tỷ lệ giới tính tồn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Việt Nam trong năm 2019:
+ 1.588.404 trẻ được sinh ra.
+ 609.269 người chết.
+ Gia tăng dân số tự nhiên: 979.134 người.
+ Di cư: -102.661 người.
+ 48.343.248 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.
+ 48.537.397 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.
(Nguồn: https://danso.org/viet-nam/#thap) Trong năm 2020, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.254 người và đạt 97.734.158 người vào đầu năm 2021. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức đợ như năm trước, dân số sẽ giảm -115.713 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
Theo ước tính, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Việt Nam vào năm 2020 sẽ như sau:
+ 4.293 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày.
+ 1.701 người chết trung bình mỗi ngày.
+ -317 người di cư trung bình mỗi ngày.
Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.275 người mỗi ngày trong năm 2020.
Chính Trị:
Việt nam có sự bình ổn về chính trị, khơng chiến tranh tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và các daonh nghiệp trong nước tập trung mở rộng hoạt động kinh doanh.
Áp dụng các luật quốc tế nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngồi nước: luật sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,…
Các ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn
Có sự tự do về báo chí, truyền thông là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng.
Trong q trình tồn cầu hóa, hàng loạt các quốc gia thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế trong đó có Việt Nam và theo đó là hệ thống pháp luật khơng ngừng hồn thiện và cải tiến. Với một công ty có vốn nước ngoài và hợp tác vs doanh nghiệp trong nước như Suntory PepsiCo Việt Nam đã tạo ra rất nhiều cơ hội lớn cho môi trường lao động trong nước, tạo ra công ăn việc làm cho 2800 lao động trực tiếp (trong đó 99% là người Việt Nam). Khơng những thế, việc tồn cầu hóa đã đẩy nhanh xu hướng mua hàng ngoại nhập, đơn cử là sản phẩm Pepsi, làm tăng sản lượng trong nước, từ đó công ty có rất nhiều cơ hội tạo ra những chiến lược lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xu hướng mua hàng ngoại đã tạo ra thử thách lớn cho công ty PepsiCo Việt Nam, buộc họ phải cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp lớn khác, điển hình là nhãn hàng Coca-Cola.
Kinh tế:
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên tồn thế giới như IMF, WB và OECD thì sự tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi. Trong giai
đoạn tiếp theo, cùng với sự đi lên của Trung Quốc và Ấn Độ, châu Âu củng khởi sắc là một nền kinh tế gọn nhẹ và hiệu quả. Khu vực châu Á được dự đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với tốc đợ tăng GDP trung bình khoảng 5,5%/ năm. Sự phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống của người dân, dẫn đến sự gia tăng về chi tiêu, làm cho châu Á, Mỹ Latinh trở thành thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn.
Trong khu vực châu Á, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích khá ấn tượng. Việt Nam là mợt trong những nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đơng Á Thái Bình Dương trước c̣c khủng hoảng kinh tế tồn cầu và vẫn duy trì được vị trí đó cả sau khi khủng hoảng.
Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,3% trong năm 2010. Và đến năm 2017, đánh dấu kỉ lục về tăng trưởng kinh tế, tăng 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê. Đặc biệt, nền kinh tế trong hai quý cuối năm đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 7%.
Biểu đồ tăng trưởng GDP qua các quý năm 2017
Với tốc độ phát triển kinh tế như thế, đại bộ phận dân số có được đời sống khả quan hơn trước rất nhiều. Song, từ khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam đến nay, PepsiCo với hai nhãn hàng đầu tiên của mình là Pepsi và 7UP, với mức giá cực thấp, đã tạo nên mợt thương hiệu cực kì nổi tiếng và đánh chiếm gần hết thị trường nước ngọt giải khát có ga. Vì thế, kinh tế có thay đổi thì người viết thấy cũng không ảnh hưởng mấy đến nhu cầu mua của khách hàng, luôn mang lại doanh số khả quan và phát triển qua từng năm.
Khởi nguồn từ Vũ Hán - Trung Quốc từ cuối năm 2019, đến nay đại dịch COVID-19 đã bùng phát ở hơn 210 quốc gia. Đối với Việt Nam, dù là mợt trong số ít các nước kiểm sốt dịch COVID-19 thành cơng nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi tăng trưởng GDP quý II chỉ đạt 0,36% và 6 tháng đầu năm đạt 1,81% - là mức thấp nhất trong 10 năm qua, song vẫn là 1 trong số ít quốc gia có được mức tăng trưởng dương.
Dịch COVID-19 đã đẩy tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải lao đau chống chọi lại đại dịch và thậm chí đi đến bờ vực phá sản.
Văn hố - Xã hội:
Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú giao thoa từ nhiều nền văn hóa Phương Tây và Phương Đông. Do đó, việc hội nhập các trào lưu văn hóa, lối sống mới phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Lối sống nhanh nhẹn, năng động, tiết kiệm thời gian diễn ra rõ nét ở các khu vực thành thị; các bạn trẻ thanh thiếu niên "nhạy" hơn với các trào lưu, hoạt đợng mới hấp dẫn: tham gia các chương trình thể hiện cá tính, du lịch phượt, các hoạt đợng thể thao mạnh mẽ của Phương Tây (leo núi, xe đạp địa hình, lướt ván...). Điều
đó cho thấy người dân Việt Nam đang "mở lòng" tiếp thu và trải nghiệm cái mới hơn so với thời gian trước đây.
Với mức sống ngày càng tăng, người dân ngày càng trở nên quan tâm hơn đến sức khỏe, đặc biệt là khi lựa chọn các nhãn hàng tiêu dùng trong thực phẩm - đồ uống. Khi Việt Nam tham gia nhiều tổ chức hợp tác quốc tế, các nhãn hàng ngoại nhập nhảy vào thị trường làm cho danh mục sản phẩm đa dạng hơn; người tiêu dùng đắn đó, suy nghĩ khi lựa chọn mua sắm, nhất là họ rất nhạy với sự biến đổi và chênh lệch giá cả giữa các loại sản phẩm tương tự.
Tại thị trường Việt Nam, những lời giới thiệu từ người thân và bạn bè tiếp tục là nguồn quảng cáo ảnh hưởng nhất đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, niềm tin của người tiêu dùng khu vực đối với các hình thức quảng cáo truyền thống vẫn rất lớn, dù mức đợ khả tín của quảng cáo trực tuyến cũng được cải thiện trong những trong năm gần đây.
Trong xu thế hiện tại và trong tương lai, nước giải khát có gas tuy có phát triển về mặt số lượng như so với cơ cấu trong tồn bợ sản lượng nước giải khát đã có sự sụt giảm. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm không gas, có thành phần dinh dưỡng cao trong các loại nước giải khát. Sản phẩm nước giải khát không có gas, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thảo dược đạt mức tăng đáng kể. Các "nước uống xanh" dẩn trở nên thay thế các sản phẩm nước giải khát có gas truyền thống trước đây. Ngồi ra, trong dịng sản phẩm nước giải khát khơng có gas cịn có sự gia tăng về sản lượng, cơ cấu của các loại nước tinh khiết, nước khoáng. Các sản phẩm này đã góp phần làm gia tăng đáng kể trong sự thay đổi chuyển hướng tiêu dùng của xã hội, của người sử dụng nước giải khát.
Công nghệ:
Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di đợng tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Cùng với sự phát triển của cơng nghệ, các dịng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet. Mặc dù dân số chỉ đạt
96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên tới 143.3 triệu số . Điều này cho thấy phần đông người dân Việt Nam đã tiếp cận với điện thoại di đợng thơng minh và cũng khơng ít người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống.
Tuy thời kỳ điện thoại thông minh đang lên ngôi nhưng thiết bị truyền thống Tivi vẫn tỏ ra cực kỳ hiệu quả với mức độ tiếp cận lên tới 97% người trưởng thành. Thêm vào đó, nhờ việc kết nối trực tiếp với internet, nội dung mà tivi đem tới cũng trở nên thú vị,đa dạng hơn và vẫn là “món ăn tin thần” không thể thiếu của các gia đình. Đây là cơ hợi và điểm mới trong hoạt đợng Marketing, với chi phí thấp và hiệu quả cao từ Digital Marketing (Diễn đàn, Website, Google Adwords, Email Marketing...). Đặc biệt, với các sản phẩm có khách hàng mục tiêu là các bạn trẻ thì đây là cơng cụ đáp ứng tốt cho chiến lược Marketing của cơng ty, vì đối tượng này chiếm phần lớn trong số người sử dụng Internet (số lượng, thời gian), và xu hướng chia sẻ thông tin, hoạt động trao đổi thông tin trên các mạng xã hội (Facebook, diễn đàn...) ngày càng mạnh mẽ.
Trong công nghiệp đồ uống, mỗi bước của quá trình sản xuất phải được theo dõi một cách liên tục, từ nguồn nước thô và nước đã qua xử lý đến sản xuất thành phẩm nước uống và đóng lon/chai ở giai đoạn cuối cùng. Đó là cách duy nhất để đảm bảo chất lượng được đồng bộ, hay nói cách khác là đảm bảo cả mặt vệ sinh và hương vị của sản phẩm, và đáp ứng mong đợi của khách hàng về sản phẩm. Công nghệ sản xuất trong ngành nước giải khát ngày càng được đầu tư, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Các công ty NGK không ngừng đầu tư mua sắm thiết bị, bảo dưỡng vận hành trong dây chuyền sản xuất sản phẩm, cạnh tranh được với chất lượng của các nước tiên tiến: Nhật Bản, Châu Âu...Đối với các công ty sản xuất nước giải khát đa quốc gia thì cơng thức chế biến, quy trình sản xuất được áp dụng chung theo cơng ty "mẹ" trên tồn cầu. Tuy nhiên tùy theo từng cơ sở hạ tầng tại các nước sở tại mà các công ty đa quốc gia này sẽ sử dụng, ký kết hợp đồng trong các giai đoạn: đóng chai PET, dây chuyền chiết rót Aseptic...Đây là cách tiết kiệm chi phí xây dựng thêm các khâu dây chuyền sản xuất mới.Sự phát triển của internet cũng như mức độ phổ biến của các trang mạng xã hội mang đến cơ hội chợ
các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mang thương hiệu đến gần hơn người tiêu dùng.
Môi trường tự nhiên:
Với việc ô nhiễm, lượng chất thải cũng như hiệu ứng nhà kính, thiên tai ngày càng tăng lên, tạo ra khơng ít thách thức cho bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp có sản phẩm đồ uống, thức ăn.
Vấn đề mơi trường luôn đặt lên hàng đầu. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đảm bảo quy trình sản xuất, đóng gói cũng như xử lí rác thải, bao bì sản phẩm.
Ngày nay, đối với sản phẩm dù tốt, rẻ nhưng là sản phẩm làm ô nhiễm môi trường sẽ bị khách hàng tẩy chay.
Về địa lí: Việt Nam có đường bờ biển dài cộng với các cảng biển quốc tế, thuận lợi trong việc giao thương với các nước trong khu vực cũng như nhập nguồn ngun liệu từ nước ngồi trở nên dễ dàng.
Khí hậu: Việt Nam có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cực kì phù hợp để phát triển lâu dài ngành nước giải khát, và đặc biệt là nước giải khát có gas mang lại nhanh chóng cảm giác sảng khối, tươi mới.
Về giao thông, đường xá: Việc thâm nhập thị trường tại các thành phố lớn cực kì dễ dàng, nhưng đối với nơng thơn, vùng sâu vùng xa, chi phí di chuyển và đường xá khó khăn đã gây ra khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp.
2.1.2. Mơi trường vi mơ Đối thủ cạnh tranh
Coca-cola:
- Điểm mạnh:
+ Coca-Cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng thành công.
+ Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
+ Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng.
+ Phát triển quan hệ khách hàng và quản lý tốt nhân sự cũng là một thành công của Coca-Cola.
- Điểm yếu:
+ Chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng.
+ Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu.
+ Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
+ Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
+ Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt.
Tân Hiệp Phát:
- Điểm mạnh:
+ Dây chuyền công nghệ, cơ sở sản xuất hiện đại.
+ Nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao.
+ Ban quản trị có năng lực, tham vọng và tầm nhìn.
+ Hệ thống phân phối rộng.
+ Đầu tư nhiều cho nghiên cứu phát triển sản phẩm.
+ Đạt nhiều giải thưởng về chất lượng, tham gia nhiều sự kiện xã hội.
+ Chiếm thị phần lớn đối với thị trường nước giải khát không gas.
- Điểm yếu:
+ Mới chỉ phát triển mạnh ở thị trường trong nước, chưa đủ khả năng cạnh tranh 10 với các hãng lớn trên thế giới, chưa xuất khẩu được sản phẩm, trụ sở đặt tại Bình Dương chưa có cơ sở tại các địa phương khác.
+ Giá cả còn cao hơn so với các sản phẩm cùng ngành.
+ Mợt số ngun vật liệu cịn phải nhập ở nước ngoài.
Đối thủ tiềm tàng:
Cung cấp thức ăn và đồ uống tiện lợi đang dần trở nên là mợt ngành hấp dẫn, vì đây là lĩnh vực dể đầu tư và lợi nhuận lớn. Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải một số khó khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng thương hiệu, nhiều cơng ty đã tập trung chi phí lớn vào quảng
cáo. Bởi vì PepsiCo là người đến Việt Nam đầu tiên và cũng là có mặt từ lâu đời trên thị trường và dành được lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, lao động, thiết bị và các kỹ năng..nên PepsiCo hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình. Tuy nhiên cải tiến những dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng là những việc mà PepsiCo luôn quan tâm.
Nhà cung cấp
PepsiCo Việt Nam là thành viên của PepsiCo toàn cầu nên đều có những nhà cung cấp lớn nhất định. Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo xu hướng cùng có