Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 108)

đã được đề xuất

3.3.1. Các bước trưng cầu ý kiến

Trên đây là bảy biện pháp cơ bản về quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí cơng tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 155 cán bộ quản lý và giáo viên của trường THPT Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên.

lý và giáo viên của trường THPT Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn để có đánh giá và khẳng định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của bảy biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia . Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi đã lựa chọn 45 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn và giáo viên có trình độ chun mơn giỏi đang trực tiếp tham gia quản lý và giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn Thành Phố Lạng Sơn.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu. Sau khi xây

dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến trườngTHPT trong thành phố, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến theo mẫu. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nghiên cứu.

Nhận thức về mức độ cần thiết của bảy biện pháp đề ra theo ba mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết.

Nhận thức về mức độ tính khả thi của bảy biện pháp đề ra theo ba mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của bảy biện pháp đề xuất

Nhận xết từ bảng thống kê 3.1 cho thấy:

* Về mức độ cần thiết:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao, tỷ lệ giao động của các biện pháp đều đạt từ 75,56% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học”, biện pháp: “Sử dụng các

phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp”, giáo viên các ý kiến cho rằng là rất cần thiết

Các biện pháp Số lượng % Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1.Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học

SL 42 3 0 41 4 0

% 93.33 6.67 0 91.11 8.89 0

2. Sử dụng các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho độ ngũ GV theo chương trình phù hợp

SL 41 4 0 43 2 0

% 91.11 8.89 0 95.56 4.44 0

3. Đổi mới công tác lâp kế hoạch xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng

SL 38 7 0 40 5 0

% 84.44 15.56 0 88.89 11.11 0 4.Đổi mới hình thức bồi

dưỡng năng lực dạy học gắn đổi mới chương trình THPT

SL 36 9 0 38 7 0

% 80.00 20.00 0 84.44 15.56 0 5.Tăng cường công tác tự

học và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

SL 41 4 0 43 2 0

% 91.11 8.89 0 95.56 4.44 0

6.Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

SL 35 10 0 36 9 0

% 77.78 22.22 0 80.00 20.00 0 7. Kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

SL 34 11 0 36 9 0

chiếm 91,1% ý kiến được hỏi.

Khơng có biện pháp được cho là ít cần thiết trong số các biện pháp bồi dưỡng, với kết quả này, chứng tỏ việc quản lý bằng phương pháp động viên khích lệ là khó khăn. Tuy nhiên khơng có cơng tác này thì cơng tác bồi dưỡng kém hiệu quả nên vẫn còn 82,5% ý kiến cho rằng là rất cần thiết.

* Về tính khả thi:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao động từ 80% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong cơng tác bồi dưỡng. Có biện pháp bảy "Quản lý, kiểm tra công tác bồi dưỡng" chỉ đạt 80%. Điều này có thể do thực tế ở các trường nhiều bộ mơn chưa có cốt cán, cho nên để giúp hiệu trưởng kiểm tra chất lượng giáo viên trong quá trình bồi dưỡng và sau khi bồi dưỡng gặp khó khăn.

Các biện pháp“Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về

hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học”; “Sử dụng các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp” , "Tăng cường cơng tác tự học, tự bồi dưỡng" được đánh giá có tính khả thi cao (trên 90%). Đây là những biện pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi khơng cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Bốn biện pháp này cũng khơng phải là q khó để thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THPT và thực trạng năng lực dạy học giáo viên, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển giáo dục – đào tạo của Bộ, của tỉnh Lạng Sơn, luận văn đã xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện đồng bộ 7 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì trường THPT Việt Bắc sẽ có được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học đáp ứng được yêu

cầu của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới.

Bảy biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt

động bồi dưỡng năng lực dạy học

Biện pháp 2: Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý hoạt động bồi

dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp

Biện pháp 3: Đổi mới công tác lập kế hoạch, xác định đúng nội dung cần

bồi dưỡng

Biện pháp 4: Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi

mới chương trình THPT.

Biện pháp 5: Tăng cường cơng tác tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Biện pháp 6: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên cốt cán

Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên.

Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý thì những biện pháp này là cần thiết và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.1. Về lý luận

Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về đặc thù lao động của giáo viên THPT, các tiêu chí của năng lực dạy học do chuẩn nghề nghiệp quy định, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và năng lực dạy học đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc so với chuẩn nghề nghiệp, phân tích những thành cơng và hạn chế trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong những năm vừa qua, từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn để hạn chế khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên , nhằm nâng cao năng lực dạy học, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Từ sự phân tích đánh giá thực trạng cơng tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Trường THPT Việt Bắc, dưới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Hệ thống những biện pháp mà đề tài xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên với mục đích nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản toàn diện.

Mặc dù khơng có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của các đồng chí cán bộ, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ cốt cán trường THPT Việt Bắc và các cán bộ quản lý của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đều khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuẩn hóa nhằm đổi mới nhận thức và nâng cao nhận thức về quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng, quản lý sự thay đổi trong giáo dục.

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chu kỳ nội dung sát hợp với các yêu cầu, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp đã ban hành. Trong giai đoạn trước mắt, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực xây dựng môi trường học tập thân thiện, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, năng lực phát triển nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD &ĐT Lạng Sơn

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiện thực, hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Chỉ đạo các trường THPT thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ

Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên. Khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và

kiểm định chất lượng để tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng theo chuẩn.

2.3. Đối với nhà trường

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực dạy học giáo viên so với chuẩn nghề nghiệp.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học theo chuẩn mà giáo viên của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên, kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường. NXB ĐHQG Hà Nội, 3. Đặng Quốc Bảo. Phát triển nguồn nhân lưc-phát triển con người. Tài

liệu giảng dạy lớp cao học QLGD, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Công văn số 3408/BGDĐT-GDTrH ngày 15/6/2010 về việc Bồi dưỡng về giảng dạy cho giáo viên cấp THCS ,THPT.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). Quy định chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên

trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

9. Bộ Giáo Dục & Đào tạo. Dự thảo chiến lược giáo dục 2011-2020.

Mạng giáo dục – Education Network.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. NXB Giáo Dục Việt Nam,

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012). Đại cương khoa học

quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,.

12. Nguyễn Đức Chính (2011), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội,

13. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD, ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.

14. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB giáo dục. 15. Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học (ban

hành kèm theo quyết định số12/2011/QĐ-BGD&ĐT-ngày 28/3/2011).

16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

thế kỷ XXI. NXB Giáo Dục Việt Nam,.

17. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ

XXI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đặng Xuân Hải (2012). Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học

quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,

21. Đặng Xuân Hải (2012), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục

quốc dân. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà

Nội,

22. Đặng Xuân Hải - Đào Phú Quảng (2008), Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và Đào tạo. Bài giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về

quản lý.

23. Nguyễn Trọng Hậu. Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tài liệu

giảng dạy lớp cao học quản

24. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, tập 1 và 3.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Đặng Thị Thanh Huyền (chủ biên) (2013), Tài liệu Đổi mới công tác

chỉ đạo chuyên môn. Viện nghiên cứu KHQLGD.

26. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

27. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 108)