Chất lượng giáo dục các năm học từ 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 55)

Năm học Số học sinh

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 2.250 22 737 1.340 151 1.625 520 89 16 Tỉ lệ % 0.98 32.76 59.56 6.7 72.2 23.1 4.0 0.7 2009-2010 2.215 42 778 1.309 86 1.659 504 43 9 Tỉ lệ % 1.9 35.1 59.1 3.9 74.9 22.8 19.4 0.4 2010-2011 2.390 113 1.120 1.085 72 1.720 577 85 8 Tỉ lệ % 4.72 46.86 45.4 3.0 71.96 24.14 3.55 0.33 2011-2012 2.402 98 1.155 1.049 99 1.576 694 105 27 Tỉ lệ % 4.07 48.08 43.67 4.12 65.6 28.89 4.37 1.12 2012-2013 2.332 70 1.113 1.080 69 1.608 604 101 19 Tỉ lệ % 3.0 47.72 46.3 2.95 68.95 25.9 4.33 0.81

( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh

Kết quả HSG toàn diện cịn rất ít ( đạt 3%) và khơng ổn định, vẫn còn khá nhiều học sinh học lực yếu (2,95%). Để tiến tới đạt trường chuẩn quốc gia nhà trường cần cải thiện 2 chỉ số trên: tăng số học sinh khá, giỏi đặc biệt là học sinh giỏi toàn diện lên trên 3% và giảm số học sinh yếu xuống dưới 2%

Biểu đồ 2.2 : Kết quả rèn luyện của học sinh

Qua kết quả thống kê và nghiên cứu thực tế tại nhà trường cho thấy : đa số học sinh nhà trường đã có nhận thức tốt (Hạnh kiểm Khá Tốt chiếm trên 95%) hạnh kiểm yếu giảm. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác cao, do đó cịn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế (HK yếu 0,8 %) còn vi phạm luật an tồn giao thơng, bạo lực học đường . Nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tổ chức các buổi hội thảo GVCN,tích cực thực hiện các biện pháp “Giáo dục kỉ luật tích cực” nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.[ 39].

Song song với việc duy trì chất lượng đại trà, chất lượng đào tạo của nhà trường còn thể hiện qua kết quả thi HSG các cấp, qua số lượng học sinh thi đỗ các trường ĐH-CĐ. Là một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ phát triển giáo dục cịn thấp nhưng trường THPT Việt Bắc đã quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để học sinh tích cực học tập và giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng HSG và ôn luyện thi ĐH-CĐ nên số lượng đạt học sinh giỏi các cấp và học sinh thi đỗ ĐH-CĐ đều tăng thể hiện sự nỗ lực học tập của học sinh, sự tận tuỵ và trách nhiệm của giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng giải khơng cao, số giải nhất-nhì rất thấp và tập chung chủ yếu là giải khuyến khích (trên 50%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 55)