Sơ lược sự hình thành và phát triển của trườngTHPT Việt Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 55)

2.1. Đặc điểm địa phương và quá trình phát triển của trườngTHPT

2.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của trườngTHPT Việt Bắc

Trường THPT Việt Bắc được thành lập ngày 29 tháng 5 năm 1947 tại Phia Tráng tỉnh Cao Bằng. Trải qua các thời kỳ kháng chiến, nhà trường đã phải di chuyển địa điểm nhiều lần. Từ năm 1979 đến nay, trường được đặt tại số 72 đường Phai Vệ - Phường Đông Kinh - TP Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.

Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 60 HS và 5 thầy cơ giáo. Trải qua 66 năm xây dựng và phát triển, trường đã đạt được nhiều thành tích trên các mặt hoạt động, góp phần đào tạo hàng vạn người lao động có trình độ, hàng ngàn CB có trình độ Cao đẳng, Đại học, trên đại học.

Thực hiện chủ đề năm học quyết tâm phấn đấu “quản lý tốt, giảng dạy

tốt và học tập tốt” - Tiếp tục thực hiện hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt”. Gắn với hành động, việc làm cụ thể: Phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và với nhân dân nơi cư trú; Gương mẫu trong lời nói, hành động, hiệu quả cơng tác .Tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trước yêu cầu bức thiết của việc nâng cao trình độ tin học, ứng dụng CNTT vào quản lý, soạn giảng, toàn thể CB quản lý và GV đã tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng CNTT.

Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động Hai không với bốn nội dung,

cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và

sáng tạo”, phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực",

Với sự quan tâm của các cấp và sự nỗ lực của đội ngũ CB quản lý và CBGV nhà trường, chất lượng GD toàn diện liên tục tăng, nhất là trong 5 năm trở lại đây: tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp luôn đạt trên 98%, tỷ lệ thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học đạt từ 35- 45%. Từ năm 1997 đến năm 2012, trường THPT Việt Bắc liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là dạy học những mơn văn hóa cơ bản, cơng tác GD hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông được quan tâm đúng mức, các phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao cũng được quan tâm đẩy mạnh, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, bổ ích cho HS góp phần đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Với những thành tích đã đạt được, nhà trường vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý:

Năm 1951: Được Bác Hồ gửi thư khen ngợi Năm 1958: Được UBHC khu Việt Bắc tặng Bằng khen

Năm 1990: Được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba Năm 1997: Được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì

Năm 2002: Được nhận Huân chương lao động hạng Nhất

Năm 2007: Được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba. Năm 2012: Được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhì

2.1.3. Quy mô, chất lượng đào tạo của trường THPT Việt Bắc

2.1.3.1. Quy mô đào tạo

Bảng 2.2. Qui mô về học sinh Trường THPT Việt Bắc các năm học từ 2008 – 2013

Năm học Số lớp

Số học sinh

Khối 12 Khối 11 Khối 10 Số lớp Số HS/Lớp Số lớp Số HS/Lớp Số lớp Số HS/Lớp 2008-2009 48 2.250 16 49 16 46 16 46 2009-2010 55 2.215 16 45 19 39 20 38 2010 - 2011 60 2.390 19 38 19 39 22 41 2011-2012 60 2.402 18 42 22 40 20 38.7 2012-2013 60 2.332 22 40 20 36 18 40

( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)

Là trường THPT công lập duy nhất trên địa bàn TP Lạng Sơn, nên quy mô nhà trường tương đối lớn so với các trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên CSVC còn hạn chế (số phòng học 32, phịng học bộ mơn: 03; phịng thực hành Tin: 02) nên nhà trường gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động NGLL, số học sinh trong một lớp đơng nên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giang dạy. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường.

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục các năm học từ 2008-2013

Năm học Số học sinh

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 2.250 22 737 1.340 151 1.625 520 89 16 Tỉ lệ % 0.98 32.76 59.56 6.7 72.2 23.1 4.0 0.7 2009-2010 2.215 42 778 1.309 86 1.659 504 43 9 Tỉ lệ % 1.9 35.1 59.1 3.9 74.9 22.8 19.4 0.4 2010-2011 2.390 113 1.120 1.085 72 1.720 577 85 8 Tỉ lệ % 4.72 46.86 45.4 3.0 71.96 24.14 3.55 0.33 2011-2012 2.402 98 1.155 1.049 99 1.576 694 105 27 Tỉ lệ % 4.07 48.08 43.67 4.12 65.6 28.89 4.37 1.12 2012-2013 2.332 70 1.113 1.080 69 1.608 604 101 19 Tỉ lệ % 3.0 47.72 46.3 2.95 68.95 25.9 4.33 0.81

( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh

Kết quả HSG tồn diện cịn rất ít ( đạt 3%) và khơng ổn định, vẫn còn khá nhiều học sinh học lực yếu (2,95%). Để tiến tới đạt trường chuẩn quốc gia nhà trường cần cải thiện 2 chỉ số trên: tăng số học sinh khá, giỏi đặc biệt là học sinh giỏi toàn diện lên trên 3% và giảm số học sinh yếu xuống dưới 2%

Biểu đồ 2.2 : Kết quả rèn luyện của học sinh

Qua kết quả thống kê và nghiên cứu thực tế tại nhà trường cho thấy : đa số học sinh nhà trường đã có nhận thức tốt (Hạnh kiểm Khá Tốt chiếm trên 95%) hạnh kiểm yếu giảm. Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác cao, do đó cịn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế (HK yếu 0,8 %) còn vi phạm luật an tồn giao thơng, bạo lực học đường . Nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trị và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tổ chức các buổi hội thảo GVCN,tích cực thực hiện các biện pháp “Giáo dục kỉ luật tích cực” nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.[ 39].

Song song với việc duy trì chất lượng đại trà, chất lượng đào tạo của nhà trường còn thể hiện qua kết quả thi HSG các cấp, qua số lượng học sinh thi đỗ các trường ĐH-CĐ. Là một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ phát triển giáo dục cịn thấp nhưng trường THPT Việt Bắc đã quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để học sinh tích cực học tập và giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng HSG và ôn luyện thi ĐH-CĐ nên số lượng đạt học sinh giỏi các cấp và học sinh thi đỗ ĐH-CĐ đều tăng thể hiện sự nỗ lực học tập của học sinh, sự tận tuỵ và trách nhiệm của giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng giải không cao, số giải nhất-nhì rất thấp và tập chung chủ yếu là giải khuyến khích (trên 50%).

Bảng 2.4: Số HSG giỏi và đỗ ĐH - CĐ Năm học Năm học HS toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 55)