Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 61)

2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và năng lực dạy học của giáo

2.2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên

2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức

Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên trong các năm học từ 2008 đến 2013 như trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên trường THPT Việt Bắc

Năm học Tổng số GV

Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tốt Khá TB Kém 2008 - 2009 104 78 25 1 0 Tỷ lệ % 75.0 24.04 0.96 0.0 2009 - 2010 122 96 24 2 0 Tỷ lệ % 78.7 19.7 1.6 0.0 2010 - 2011 133 133 0 0 0 Tỷ lệ % 100 0 0 0 2011 - 2012 153 77 52 24 0 Tỷ lệ % 52.96 33.54 13.5 0 2012 - 2013 155 61 84 3 7 Tỷ lệ % 39.35 54.19 1.93 4.53

( Nguồn : Trường THPT Việt Bắc)

Biểu đồ 2.3 : Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức của giáo viên

Đội ngũ giáo viên của trường THPT Việt Bắc được đánh giá có lập trường tư tưởng vững vàng, phần lớn an tâm công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nề nếp kỷ cương trong nhà trường, có đạo đức tác phong, lối sống chuẩn mực. Đội ngũ giáo viên thể hiện khá rõ nét lòng yêu nghề, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp,

tận tuỵ với học sinh, bao dung và cư xử công bằng với học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh trong sinh hoạt và học tập, tạo được niềm tin yêu của học sinh và quí cha mẹ học sinh [39].

Tuy nhiên qua số liệu thống kê vẫn cịn số ít GV bị đánh giá là TB và trong 2 năm học gần đây tỉ lệ xếp loại tố giảm và xuất hiện những giáo viên bị xếp loại kém vì lí do chưa chấp hành đúng quy chế chuyên môn, tắc trách, bê trễ trong công việc, 7 giáo viên bị xếp loại kém năm học 2012-2013 là do vi phạm quy chế chuyên môn.

2.2.3.2. Về trình độ năng lực chun mơn và nghiệp vụ

Việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu được đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi GV dạy giỏi hoặc giờ thanh tra với các tiêu chí đánh giá giờ dạy tại hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc THPT. Kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên được chia theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình (đạt yêu cầu) và Kém (chưa đạt yêu cầu). Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết trong một học kỳ, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba để đánh giá xếp loại.

Bảng 2.8 : Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

Năm học Tổng số GV

Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ

Tốt Khá TB Kém Không xếp loại 2008 - 2009 104 39 52 13 0 Tỷ lệ % 37.5 50.0 12.5 0 2009 - 2010 122 45 60 17 0 Tỷ lệ % 36.9 49.2 13.9 0 2010 - 2011 133 52 73 8 0 Tỉ lệ % 39.9 54.88 5.22 0 2011 - 2012 153 34 110 9 0 2 Tỉ lệ % 22.22 71.89 5.89 0 2012 - 2013 155 49 85 11 1 9 Tỉ lệ % 31.6 54.83 7.9 0.6

Biểu đồ 2.4 : Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

* Ưu điểm:

Nhiều giáo viên có năng lực chun mơn vững vàng, tích cực tự học và sang tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân. Đây là đội ngũ cốt cán cho nhà trường trong việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm phát huy tính tức cực học sinh để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong các năm học vừa qua.

Một số GV trẻ tuy kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nhưng có trình độ vững vàng, tích cực học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn ứng dụng các PPDH mới nên được đánh giá cao trong nhà trường.

* Nhược điểm:

Trong nhà trường cịn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ƯD CNTT vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số GV này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường. Phần lớn GV trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong q trình giảng dạy và giáo dục học sinh cịn hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…

* Nguyên nhân:

Công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL đa phần có năng lực về chun mơn nhưng ít kinh nghiệm và chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý phát triển đội ngũ.

Số giáo viên tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng chuyên môn giảm do một số giáo viên Giỏi được Sở điều động công tác khác : lên Sở phụ trách bộ môn, sang trường Chuyên và điều động phần lớn số giáo viên mới là các SV mới ra trường

Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các biện pháp thiết thực và khả thi.

Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV nhiều khi còn chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá còn nặng về thành tích hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vươn lên thật sự của nhiều giáo viên.

Một bộ phận GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để GV n tâm cơng tác, tồn tâm trong công việc của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 61)