Thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trườngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 67)

2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và năng lực dạy học của giáo

2.2.4. Thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trườngTHPT

so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Để đánh giá đúng thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Việt Bắc so với yêu cầu chuẩn hóa, tác giả đã thăm dò khảo sát thực trạng giáo viên trường THPT Việt Bắc theo 3 bước :

Bước 1 : Giáo viên tự đánh giá , xếp loại (theo mẫu tại phụ lục 1) Bước 2 : Tổ chuyên môn đánh giá , xếp loại ( theo mẫu tại phụ lục 2, 3 ) Bước 3 : Hiệu trưởng đánh giá xếp loại ( theo phụ lục 4 )

Kết quả cụ thể :

Bảng 2.9: Kết quả do Giáo viên tự đánh giá năm học 2012-2013

Xếp loại Số

lượng

Tỉ lệ phần trăm

Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm  32 điểm 44 28,4% Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm  25 điểm 92 59,3 % Loại trung bình: Tổng điểm từ 8 điểm  20điểm 13 8,4 % Loại chưa đạt chuẩn - loại kém : Tổng điểm dưới 8 điểm 6 3,9 %

Bảng 2.10: Kết quả do Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng đánh giá

Xếp loại

Số lượng

Tỉ lệ phần trăm

Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm  32 điểm 41 26,5% Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm  25 điểm 91 58,7 % Loại trung bình: Tổng điểm từ 8 điểm  20điểm 17 10,9 % Loại chưa đạt chuẩn- loại kém : Tổng điểm dưới 8 điểm 6 3,9 %

Từ thực tiễn quản lý và qua kết quả điều tra, khảo sát trên cho thấy:

2.2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch dạy học

Tất cả giáo viên trường THPT Việt Bắc đều xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học: kế hoạch thể hiện đủ các bước của quá trình xây dựng kế hoạch như căn cứ xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ chính cần thực hiện, kế hoach cụ thể theo thời gian và bổ sung rút kinh nghiệm. Trong kế hoạch đã nêu các phần công việc phải thực hiện theo thời gian, lực lượng phối hợp và điều kiện để thực hiện kế hoạch.

Ngoài kế hoạch theo năm, theo tháng thì giáo viên cịn phải xây dựng kế hoạch giảng dạy của bài học (giáo án), kế hoạch dạy học theo bài cũng thể hiện rõ các bước: mục tiêu bài dạy, phương tiện, cần chuẩn bị kiểm tra bài cũ và những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. Kế hoạch dạy học năm học, bài học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Việc lập kế hoạch bài học là việc làm thường xuyên liên tục và được giáo viên quan tâm và chuẩn bị hàng ngày trước khi lên lớp. Kế hoạch bài học cũng đã thể hiện được các yêu cầu về mục tiêu (Kiến thức, kỹ năng, thái độ), về phương pháp, về chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học, đã thể hiện sự thồng nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh và đồng thời có dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý.

Nhiều giáo viên việc lập kế hoạch kỳ và năm cịn mang tính hình thức và chưa được sự quan tâm sâu sắc và chưa thấy ý nghĩa của công tác lập kế hoạch. Mặt khác một số giáo viên cũng chưa có kỹ năng lập kế hoạch, đồng thời cịn ngại có quan điểm chưa đúng về vai trị của việc lập kế hoạch.

2.2.4.2. Thực trạng việc đảm bảo kiến thức mơn học, chương trình mơn học so với yêu cầu chuẩn hóa

Đảm bảo kiến thức môn học

Phần lớn giáo viên trường THPT Việt Bắc nắm vững nội dung môn học được phân công, mạch kiến thức môn học, xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lơ gíc, hệ thống, nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học.

Mỗi mơn có từ 3 đến 4 giáo viên có kiến thức chun sâu, rộng về mơn học để có thể bồi dưỡng HSG, ôn thi Đại học cho học sinh có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chun mơn mới và khó .

Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên chỉ nắm vững nội dung môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống.

Đảm bảo chương trình mơn học

Phần lớn giáo viên trường THPT Việt Bắc đảm bảo được chương trình mơn học , thực hiện đúng và đủ các nội dung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, khơng cắt bớt và dạy ngồi nội dung đã được quy định. Có bố trí thêm những tiết dạy tự chọn cho một số môn cơ bản

Phần lớn giáo viên đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương tình mơn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa.

Bên cạnh đó cịn một số ít giáo viên cịn dồn ép chương trình, một số bài chưa xác định được đúng mục tiêu trọng tâm của bài, chưa bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng .

2.2.4.3. Thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập

Vận dụng các phương pháp dạy học

Đa số giáo viên trường THPT Việt Bắc tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

Mỗi bộ mơn có khoảng 40% đến 50% giáo viên biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

Đặc biệt có một số giáo viên ln tích cực, chủ động trong việc đổi mới cách tổ chức dạy học, phối hợp một cách thành thục, khoa học, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của môn học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển kỹ năng tự học của học sinh.

Tuy nhiên, vẫn cịn có một số giáo viên chỉ vận dụng được một số phương pháp dạy học đặc thù của mơn học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã xác định trong kế hoạch bài học.

Sử dụng các phương tiện dạy học

Số đơng các đồng chí giáo viên nhà trường sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học như: biết sử dụng thành thạo các

thiết bị, thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ của bộ môn như: tranh, ảnh, mơ hình ... biết sử dụng máy tính, máy chiếu, internet, các thiết bị thí nghiệm mới hiện đại và các phương tiện khác.

Khoảng một 60% số giáo viên biết lựa chọn chuẩn bị và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.

Tiêu biểu có một số giáo viên biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với máy tính, mạng internet và các thiết bị dạy học khác, biết cải tiến phương tiện dạy học, biết sưu tầm, tự làm và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

Nhưng vẫn cịn số đơng giáo viên chỉ biết sử dụng những phương tiện dạy học quy định trong chương trình mơn học, trong danh mục thiết bị dạy học mơn học mà khơng có sự cải tiến hay linh hoạt.

Đặc biệt còn một vài giáo viên chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện dạy học, lười sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy và chưa biết cách lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học.

Xây dựng môi trường học tập

Phần lớn giáo viên đã biết tạo bầu khơng khí hăng say học tập, kích thích được tính tích cực chủ động của học sinh, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Như biết khuyến khích học sinh mạnh dạn tự tin không chỉ trả lời câu hỏi của giáo viên mà cịn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Tạo ra các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong q trình dạy học để các em học sinh được tham gia nhiều hơn từ đó tạo nên sự tự tin, dân chủ và sự hợp tác trong quá trình dạy học.

Đặc biệt có một số giáo viên đã biết cách ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Như luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ

động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo khơng khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an toàn.

Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít giáo viên chưa tạo ra được bầu khơng khí học tập thân thiện, lành mạnh chưa khuyến khích được học sinh học tập sơi nổi, tiết dạy cịn trầm hoặc khơng khí giờ dạy cịn căng thẳng.

2.2.4.4. Thực trạng việc quản lý hồ sơ dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý hồ sơ dạy học

Phần lớn giáo viên đã quan tâm tới việc xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học. Đầu năm học và trong q trình dạy học hầu hết giáo viên ln phải chuẩn bị, hoàn thiện, sử dụng và bảo quản hồ sơ dạy học.

Số đông giáo viên đã biết cách xây dựng, sử dụng và bảo quản hồ sơ phù hợp với nhiệm vụ công tác của mình, các tài liệu, tư liệu được sắp xếp một cách khoa học và dễ dàng sử dụng.

Một số đồng chí đã biết cách xây dựng, xử dụng, quản lý hồ sơ có hiệu quả, sáng tạo và khoc học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học.

Cá biệt vẫn còn một số giáo viên cịn chưa cẩn thận, khơng khoa học trong việc xây dựng, sử dụng và bảo quản hồ sơ.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đại bộ phận giáo viên trường THPT Việt Bắc vận dụng được chuẩn kiến thức kỹ năng môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp. Giáo viên đã chủ động trong việc tự tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của môn học.

Phần lớn giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính

cơng khai, khách quan, chính xác, tồn diện và công bằng, biết sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Đặc biệt có một số giáo viên biết sử một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, biết tự thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính cơng khai, khách quan,chính xác, tồn diện và cơng bằng, biết sử dụng kết quả, kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực học tự đánh giá của hoc sinh. Một số giáo viên chưa thực sự nắm vững và hiểu sâu sắc các tiêu chí về năng lực dạy học của chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ GD&ĐT ban hành cho nên khi vận dụng nó vào việc tự đánh giá, xếp loại là chưa chính xác. Mặt khác khi tự đánh giá giáo viên chưa coi trọng các minh chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 67)