Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 58)

Đội ngũ giáo viên của trường THPT Việt Bắc được đánh giá có lập trường tư tưởng vững vàng, phần lớn an tâm công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nề nếp kỷ cương trong nhà trường, có đạo đức tác phong, lối sống chuẩn mực. Đội ngũ giáo viên thể hiện khá rõ nét lòng yêu nghề, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp,

tận tuỵ với học sinh, bao dung và cư xử công bằng với học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh trong sinh hoạt và học tập, tạo được niềm tin yêu của học sinh và quí cha mẹ học sinh [39].

Tuy nhiên qua số liệu thống kê vẫn cịn số ít GV bị đánh giá là TB và trong 2 năm học gần đây tỉ lệ xếp loại tố giảm và xuất hiện những giáo viên bị xếp loại kém vì lí do chưa chấp hành đúng quy chế chuyên môn, tắc trách, bê trễ trong công việc, 7 giáo viên bị xếp loại kém năm học 2012-2013 là do vi phạm quy chế chuyên môn.

2.2.3.2. Về trình độ năng lực chun mơn và nghiệp vụ

Việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu được đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi GV dạy giỏi hoặc giờ thanh tra với các tiêu chí đánh giá giờ dạy tại hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc THPT. Kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên được chia theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình (đạt yêu cầu) và Kém (chưa đạt yêu cầu). Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết trong một học kỳ, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba để đánh giá xếp loại.

Bảng 2.8 : Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

Năm học Tổng số GV

Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ

Tốt Khá TB Kém Không xếp loại 2008 - 2009 104 39 52 13 0 Tỷ lệ % 37.5 50.0 12.5 0 2009 - 2010 122 45 60 17 0 Tỷ lệ % 36.9 49.2 13.9 0 2010 - 2011 133 52 73 8 0 Tỉ lệ % 39.9 54.88 5.22 0 2011 - 2012 153 34 110 9 0 2 Tỉ lệ % 22.22 71.89 5.89 0 2012 - 2013 155 49 85 11 1 9 Tỉ lệ % 31.6 54.83 7.9 0.6

Biểu đồ 2.4 : Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

* Ưu điểm:

Nhiều giáo viên có năng lực chun mơn vững vàng, tích cực tự học và sang tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân. Đây là đội ngũ cốt cán cho nhà trường trong việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm phát huy tính tức cực học sinh để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong các năm học vừa qua.

Một số GV trẻ tuy kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nhưng có trình độ vững vàng, tích cực học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn ứng dụng các PPDH mới nên được đánh giá cao trong nhà trường.

* Nhược điểm:

Trong nhà trường cịn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ƯD CNTT vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số GV này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường. Phần lớn GV trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong q trình giảng dạy và giáo dục học sinh cịn hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…

* Nguyên nhân:

Công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL đa phần có năng lực về chun mơn nhưng ít kinh nghiệm và chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý phát triển đội ngũ.

Số giáo viên tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng chuyên môn giảm do một số giáo viên Giỏi được Sở điều động công tác khác : lên Sở phụ trách bộ môn, sang trường Chuyên và điều động phần lớn số giáo viên mới là các SV mới ra trường

Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các biện pháp thiết thực và khả thi.

Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV nhiều khi còn chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá còn nặng về thành tích hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vươn lên thật sự của nhiều giáo viên.

Một bộ phận GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để GV n tâm cơng tác, tồn tâm trong công việc của nhà trường.

2.2.4. Thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Việt Bắc so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Để đánh giá đúng thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên trường THPT Việt Bắc so với yêu cầu chuẩn hóa, tác giả đã thăm dò khảo sát thực trạng giáo viên trường THPT Việt Bắc theo 3 bước :

Bước 1 : Giáo viên tự đánh giá , xếp loại (theo mẫu tại phụ lục 1) Bước 2 : Tổ chuyên môn đánh giá , xếp loại ( theo mẫu tại phụ lục 2, 3 ) Bước 3 : Hiệu trưởng đánh giá xếp loại ( theo phụ lục 4 )

Kết quả cụ thể :

Bảng 2.9: Kết quả do Giáo viên tự đánh giá năm học 2012-2013

Xếp loại Số

lượng

Tỉ lệ phần trăm

Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm  32 điểm 44 28,4% Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm  25 điểm 92 59,3 % Loại trung bình: Tổng điểm từ 8 điểm  20điểm 13 8,4 % Loại chưa đạt chuẩn - loại kém : Tổng điểm dưới 8 điểm 6 3,9 %

Bảng 2.10: Kết quả do Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng đánh giá

Xếp loại

Số lượng

Tỉ lệ phần trăm

Loại xuất sắc : Tổng điểm từ 26 điểm  32 điểm 41 26,5% Loại khá : Tổng điểm từ 21điểm  25 điểm 91 58,7 % Loại trung bình: Tổng điểm từ 8 điểm  20điểm 17 10,9 % Loại chưa đạt chuẩn- loại kém : Tổng điểm dưới 8 điểm 6 3,9 %

Từ thực tiễn quản lý và qua kết quả điều tra, khảo sát trên cho thấy:

2.2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch dạy học

Tất cả giáo viên trường THPT Việt Bắc đều xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học: kế hoạch thể hiện đủ các bước của quá trình xây dựng kế hoạch như căn cứ xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ chính cần thực hiện, kế hoach cụ thể theo thời gian và bổ sung rút kinh nghiệm. Trong kế hoạch đã nêu các phần công việc phải thực hiện theo thời gian, lực lượng phối hợp và điều kiện để thực hiện kế hoạch.

Ngồi kế hoạch theo năm, theo tháng thì giáo viên cịn phải xây dựng kế hoạch giảng dạy của bài học (giáo án), kế hoạch dạy học theo bài cũng thể hiện rõ các bước: mục tiêu bài dạy, phương tiện, cần chuẩn bị kiểm tra bài cũ và những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. Kế hoạch dạy học năm học, bài học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Việc lập kế hoạch bài học là việc làm thường xuyên liên tục và được giáo viên quan tâm và chuẩn bị hàng ngày trước khi lên lớp. Kế hoạch bài học cũng đã thể hiện được các yêu cầu về mục tiêu (Kiến thức, kỹ năng, thái độ), về phương pháp, về chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học, đã thể hiện sự thồng nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh và đồng thời có dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý.

Nhiều giáo viên việc lập kế hoạch kỳ và năm còn mang tính hình thức và chưa được sự quan tâm sâu sắc và chưa thấy ý nghĩa của công tác lập kế hoạch. Mặt khác một số giáo viên cũng chưa có kỹ năng lập kế hoạch, đồng thời cịn ngại có quan điểm chưa đúng về vai trị của việc lập kế hoạch.

2.2.4.2. Thực trạng việc đảm bảo kiến thức mơn học, chương trình mơn học so với yêu cầu chuẩn hóa

Đảm bảo kiến thức môn học

Phần lớn giáo viên trường THPT Việt Bắc nắm vững nội dung môn học được phân công, mạch kiến thức môn học, xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lơ gíc, hệ thống, nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học.

Mỗi mơn có từ 3 đến 4 giáo viên có kiến thức chuyên sâu, rộng về mơn học để có thể bồi dưỡng HSG, ôn thi Đại học cho học sinh có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chun mơn mới và khó .

Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên chỉ nắm vững nội dung môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống.

Đảm bảo chương trình mơn học

Phần lớn giáo viên trường THPT Việt Bắc đảm bảo được chương trình mơn học , thực hiện đúng và đủ các nội dung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, khơng cắt bớt và dạy ngồi nội dung đã được quy định. Có bố trí thêm những tiết dạy tự chọn cho một số môn cơ bản

Phần lớn giáo viên đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương tình mơn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hóa.

Bên cạnh đó cịn một số ít giáo viên cịn dồn ép chương trình, một số bài chưa xác định được đúng mục tiêu trọng tâm của bài, chưa bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng .

2.2.4.3. Thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập

Vận dụng các phương pháp dạy học

Đa số giáo viên trường THPT Việt Bắc tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

Mỗi bộ mơn có khoảng 40% đến 50% giáo viên biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

Đặc biệt có một số giáo viên ln tích cực, chủ động trong việc đổi mới cách tổ chức dạy học, phối hợp một cách thành thục, khoa học, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của môn học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển kỹ năng tự học của học sinh.

Tuy nhiên, vẫn cịn có một số giáo viên chỉ vận dụng được một số phương pháp dạy học đặc thù của mơn học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã xác định trong kế hoạch bài học.

Sử dụng các phương tiện dạy học

Số đông các đồng chí giáo viên nhà trường sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học như: biết sử dụng thành thạo các

thiết bị, thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ của bộ môn như: tranh, ảnh, mơ hình ... biết sử dụng máy tính, máy chiếu, internet, các thiết bị thí nghiệm mới hiện đại và các phương tiện khác.

Khoảng một 60% số giáo viên biết lựa chọn chuẩn bị và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.

Tiêu biểu có một số giáo viên biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với máy tính, mạng internet và các thiết bị dạy học khác, biết cải tiến phương tiện dạy học, biết sưu tầm, tự làm và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

Nhưng vẫn cịn số đơng giáo viên chỉ biết sử dụng những phương tiện dạy học quy định trong chương trình mơn học, trong danh mục thiết bị dạy học mơn học mà khơng có sự cải tiến hay linh hoạt.

Đặc biệt còn một vài giáo viên chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện dạy học, lười sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy và chưa biết cách lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học.

Xây dựng môi trường học tập

Phần lớn giáo viên đã biết tạo bầu khơng khí hăng say học tập, kích thích được tính tích cực chủ động của học sinh, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Như biết khuyến khích học sinh mạnh dạn tự tin không chỉ trả lời câu hỏi của giáo viên mà cịn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Tạo ra các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong q trình dạy học để các em học sinh được tham gia nhiều hơn từ đó tạo nên sự tự tin, dân chủ và sự hợp tác trong quá trình dạy học.

Đặc biệt có một số giáo viên đã biết cách ứng xử khéo léo, linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Như luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ

động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo khơng khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an toàn.

Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít giáo viên chưa tạo ra được bầu khơng khí học tập thân thiện, lành mạnh chưa khuyến khích được học sinh học tập sơi nổi, tiết dạy cịn trầm hoặc khơng khí giờ dạy cịn căng thẳng.

2.2.4.4. Thực trạng việc quản lý hồ sơ dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý hồ sơ dạy học

Phần lớn giáo viên đã quan tâm tới việc xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học. Đầu năm học và trong q trình dạy học hầu hết giáo viên ln phải chuẩn bị, hoàn thiện, sử dụng và bảo quản hồ sơ dạy học.

Số đông giáo viên đã biết cách xây dựng, sử dụng và bảo quản hồ sơ phù hợp với nhiệm vụ công tác của mình, các tài liệu, tư liệu được sắp xếp một cách khoa học và dễ dàng sử dụng.

Một số đồng chí đã biết cách xây dựng, xử dụng, quản lý hồ sơ có hiệu quả, sáng tạo và khoc học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học.

Cá biệt vẫn còn một số giáo viên còn chưa cẩn thận, không khoa học trong việc xây dựng, sử dụng và bảo quản hồ sơ.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đại bộ phận giáo viên trường THPT Việt Bắc vận dụng được chuẩn kiến thức kỹ năng môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp. Giáo viên đã chủ động trong việc tự tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của môn học.

Phần lớn giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính

cơng khai, khách quan, chính xác, tồn diện và công bằng, biết sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Đặc biệt có một số giáo viên biết sử một cách linh hoạt, sáng tạo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 58)