Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thang đo nhằm đánh giá khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong quá trình học tập STEM (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Xây dựng thang đo, đánh giá chất lượng thang đo

1.2.1. Xây dựng thang đo

Theo tác giả Dimitrov (2012), quy trình xây dựng thang đo có thể được tiến hành theo 5 bước:

Bước 1: Xác định tính trạng cần đo lường.

Bước 2. Xây dựng tất cả câu hỏi liên quan đến tình trạng có tiềm năng (tốt nhất từ 80 – 100 câu) được xếp hạng thang Likert không đồng ý – đồng ý với 5 – 7 điểm.

Bước 3. Lấy ý kiến chuyên gia về các câu hỏi được chia theo thang từ 1 – 5 từ 1 = Hồn tồn khơng đồng ý đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Bước 4. Chọn các câu hỏi để giữ lại cho thang đo cuối cùng.

Bước 5. Phân tích thang đo và phản hồi tất cả các câu hỏi dựa vào điểm thơ của thang đo. Bởi vì điểm số của người trả lời trên tất cả các câu hỏi sẽ quyết định chất lượng của thang đo, nên cần đảo ngược điểm của một số câu hỏi được xây theo hướng ngược lại so với đa phần các câu hỏi còn lại.

Một quy trình xây dựng thang đo khác được Streiner và cộng sự (2016) chia thành bước:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi Bước 3: Kiểm tra các câu hỏi

Bước 4: Xem xét lại các câu hỏi

Bước 5: Kiểm chứng độ tin cậy của thang đo Bước 6: Kiểm chứng độ giá trị của thang đo Bước 7: Đưa ra kết quả nghiên cứu

Như vậy, tùy với mục đích nghiên cứu khác nhau, chúng tơi có các bước tiến hành xây dựng thang đo khác nhau nhưng có thể thấy các quy trình này đều có các điểm chung. Trong nghiên cứu này, chúng tơi sẽ xây dựng thang đo khó khăn theo quy trình:

Hình 1.1. Quy trình xây dựng thang đo khó khăn trong học tập STEM

Xác định vấn

đề nghiên cứu Bể câu hỏi

Phỏng vấn

Điều chỉnh bảng hỏi

Khảo sát kiểm định

thang đo Đánh giá thang đo

Đưa ra bảng hỏi hoàn thiện

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu (mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu) Bước 2: Xác dựng bể câu hỏi

Bước 3: Phỏng vấn (giáo viên STEM, chuyên viên đo lường đánh giá) Bước 4: Điều chỉnh thang đo

Bước 5: Khảo sát để kiểm định thang đo

Bước 6: Đánh giá thang đo (Kiểm chứng độ tin cậy, phân tích nhân tố) Bước 7: Đưa ra thang đo hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thang đo nhằm đánh giá khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong quá trình học tập STEM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)