Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thang đo nhằm đánh giá khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong quá trình học tập STEM (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Học sinh trung học cơ sở là nhóm học sinh có độ tuổi từ 12 đến 16 (lứa tuổi thiếu niên). Lứa tuổi này là giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Đây là lứa tuổi có sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

1.3.1. Sự phát triển về tâm sinh lý

Tầm tuổi này, đa phần học sinh bước vào tuổi dậy thì, sự cân bằng về mặt cơ thể và tinh thần bị phá vỡ. Trong khi cơ thể có những sự biến đổi sâu sắc về hình dáng, giọng nói, dáng vóc thì não bộ cũng phát triển các chức năng trí tuệ, tạo ra các hưng phấn mạnh và lan tỏa nhanh làm cho các em rất khó tập trung dẫn đến các em có những hành vi khơng cần thiết cũng như khó kiểm sốt được cảm xúc cá nhân, dễ bị xúc động.

Ở giai đoạn này, phạm vi giao tiếp của phần lớn các em được mở rộng, thu hút sự quan tâm của các em. Các em dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc nói chuyện, tụ tập cùng bạn bè. Lúc này các em bắt đầu có hứng thú với các lĩnh vực khác nhau hơn là tập trung vào học tập. Từ các yếu tố xã hội, các em có những suy nghĩ muốn mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống, mà trước khi nó bị giới hạn ở gia đình và nhà trường. Tính mộng mơ và tưởng tượng về tương lai xuất hiện, các em có nhu cầu muốn khẳng định bản thân, muốn trở thành trung tâm chú ý của mọi người xung quanh. Chính tâm lý tự coi mình là người lớn trong khi người lớn lại nhìn nhận các em vẫn trẻ con dẫn tới tình trạng giữa bố mẹ, người lớn và các em có rảo cản trong giao tiếp.

1.3.2. Sự phát triển về trí tuệ

Bước sang lứa tuổi THCS, cùng với sự phát triển của trí tuệ, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy, ngôn ngữ của các em phát triển hơn so với giai đoạn tiểu học. Bên cạnh đó, các em sẽ có cơ hội nắm giữ lượng kiến thức lớn hơn, chuyên sâu hơn. Học tập trong giai đoạn này của các em có sự thay đổi, cùng một lúc các em tiếp nhận các kiến thức của nhiều lĩnh vực với cách thức giảng dạy khác nhau từ các

thầy cô giáo. Các em khơng chỉ học kiến thức mà cịn được hướng dẫn thực hành. Ở nhiều môn, đặc biệt ở các nhóm mơn Khoa học tự nhiên như Vật lý, Sinh học, Hóa học, được tổ chức các hoạt động dạy và học gắn với thực hành giúp các em hiểu rõ hơn về bản chất sự việc và nắm vững hơn về lý thuyết. Chính sự phân hóa các mơn học theo từng lĩnh vực (ví dụ các mơn thuộc khối khoa học tự nhiên: Vật lý, Sinh học, Hóa học; khối khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) dẫn tới sự phân hóa trong học sinh về năng lực và hứng thú đối với từng lĩnh vực khoa học. Với các nhóm mơn khoa học xã hội, các em chủ yếu là ghi nhớ các dữ kiện của bài học thì nhìn chung HS THCS thường gặp khó khăn với các mơn khoa học tự nhiên do các em chưa biết cách biến đổi các dữ kiện của bài toán, hoặc lúng túng trong việc áp dụng các cơng thức tính tốn nào để giải bài toán. Từ việc các em cần tư duy, suy luận nhiều hơn khiến các em hứng thú hơn với môn học, muốn khám phá thế giới thơng qua mơn học. Tuy nhiên, chính sự tị mị, ham hiểu biết làm cho hứng thú dễ bị phân tán, khơng chắc chắn hình thành nên thái độ không nghiêm túc đối với các lĩnh vực khác. Thái độ của HS THCS rất khác nhau, về cơ bản các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thang đo nhằm đánh giá khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong quá trình học tập STEM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)