Nhìn lại lịch sử, từ xa xưa khi con người có chữ viết xã hội đã có nhu cầu đọc sách. Thế hệ trước truyền lại những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu khoa học, văn hóa cho thế hệ sau thơng qua chữ viết. Đầu tiên người ta khắc chữ lên những phiến đá, tấm da động vật, rồi người Trung Quốc viết chữ lên các thẻ tre, sau này văn minh loài người đã sản xuất ra giấy, từ đó có sách in bằng giấy. Việc viết những cuốn sách in trên giấy và cách chúng ta đọc sách hầu như không thay đổi trong suốt nhiều thế kỷ. Đến giữa thế kỷ XX những ý tưởng về một thư viện nằm gọn trong túi đã được một số nhà văn đề cập đến trong các tác phẩm giả tưởng của mình.
Năm 1971 dự án Gutenberg chính thức được khởi động với mục tiêu tạo ra sách điện tử, những nhà nghiên cứu đã liên tục hồn thiện cơng nghệ này.
Đến năm 1998, những thiết bị đọc sách điện tử đầu tiên mới xuất hiện (Rocket Ebook và Softbook), nhưng chúng chưa tạo được tiếng vang lớn trong thời gian này.
Đến năm 2007, Amazon lần đầu tiên ra mắt thiết bị đọc sách điện tử riêng của họ, Kindle, sách điện tử mới bắt đầu thơng dụng trên tồn thế giới và tiếp tục phát triển đến hiện nay, dưới dạng những ebook mà bất kì ai cũng có thể dễ dàng download về thiết bị điện tử của mình.
Trong vài năm trở lại đây, cơng nghệ thơng tin và truyền thông đã phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu, tạo nhiều sự tiện ích cho người
dùng. Sự phát triển của lĩnh vực này có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, theo đó là q trình ra đời và hồn thiện khơng ngừng của ebook, với những ưu điểm, tiện ích vượt trội so với sách in. Theo đó, xu hướng đọc sách online đang trở thành một trào lưu văn hóa đọc mới trên toàn thế giới. Sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng Internet giúp cho sách điện tử có thể đến được với mọi người, ở mọi nơi trên thế giới. Nhu cầu của xã hội đối với loại sách điện tử là tất yếu, bởi những lợi thế nổi trội của nó so với những loại sách in truyền thống. Đối với độc giả, nội dung sách đa dạng, cập nhật liên tục, giá cả hợp lý, lại có nhiều thiết bị giúp người đọc sách thoải mái như đọc sách in. Hơn nữa sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ điện tử, kỹ thuật số qua các thiết bị cá nhân như: Iphone, Ipad, Kindle, Nook, Smartphone, Smartpad… thêm vào đó khả năng cung cấp internet ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn đã tác động mạnh mẽ đến phương thức đọc.
Theo điều tra của Nhóm Lemon “Tại Nhật Bản, doanh thu tại thị trường sách điện tử nội địa trong năm 2011 là 72,3 tỷ yên, tăng 6,3% so với năm trước. Lĩnh vực thành công nhất là truyện tranh online, chiếm tỷ lệ 80%. Năm 2010 được gọi là “Năm đầu tiên của cuốn sách điện tử ” mặc dù sách điện tử đã xuất hiện tại Nhật Bản cách đây 10 năm.
Các thiết bị sách online sản xuất tại Trung Quốc có giá thành hạ khiến người sử dụng tăng nhanh chóng, từ 800.000 máy đọc năm 2009 lên 3 triệu năm 2010.Theo ước tính, đến năm 2015, số người sử dụng máy đọc điện tử tại Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ, trở thành quốc gia có độc giả sách điện tử nhiều nhất thế giới”.
Tại Việt Nam tuy sách điện tử (ebook) mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây, song tốc độ phát triển rất nhanh chóng cùng với sự bùng nổ kết nối internet. Minh chứng cho sự phát triển đó là ngồi các đơn vị như Vinabook.com (phát hành sách trực tuyến) và Công ty Lạc Việt (cung cấp
sách điện tử), cuối tháng 4/2011, Công ty vinapo xây dựng. Đồng thời, các nhà xuất bản cũng đã vào cuộc trong việc bắt đầu xây dựng chiến lược phát xây dựng chiến lược phát triển xuất bản điện tử cho riêng mình.
Văn hóa đọc của độc giả cũng đang thay đổi mạnh mẽ từ sách in truyền thống sang ebook. Trải nghiệm đọc sách của độc giả hiện nay khơng cịn giới hạn trong bốn bức tường thư viện, hai bìa sách. Kể từ khi ebook xuất hiện, việc đọc sách khi di chuyển trở nên dễ dàng hơn, dù chúng ta đi lại hàng ngày hay du lịch ở một nơi xa lạ, chỉ cần thiết bị đọc sách điện tử trong tay, việc đọc sẽ khơng cịn bị gián đoạn.