đặt gần một vật nhiễm điện (khơng tiếp xúc) thì một số electron trên vật trung hòa sẽ vị hút lại gần phía vật nhiễm điện dương hoặc bị đẩy ra xa vật nhiễm điện âm. Trên vật trung hòa xảy ra sự phân bố lại electron khiến cho một đầu vật bị nhiễm điện dương, một đầu vật bị nhiễm điện âm.
Nếu đưa vật nhiễm điện ra rất xa quả cầu thì electron trên quả cầu sẽ phân bố lại và quả cầu lại trung hòa như lúc ban đầu
Như vậy nếu một vật bị nhiễm điện thì điện tích của nó bao giờ cũng bằng một số nguyên lần điện tích của một electron (e = -1,6.10-19C).
1,6.10-19C được gọi là điện tích nguyên tố.
1.4. Định luật bảo tồn điện tích
“Đối với hệ cơ lập về điện (khơng có sự trao đổi điện tích với vật ngồi hệ),
tổng đại số điện tích của hệ khơng đổi”
' ' '
1 2 n 1 2 n
q q ... q q q ... q (1.1)
Chú ý rằng nếu hai vật A và B giống nhau thì sau khi trao đổi điện tích, điện tích trên hai vật trở nên bằng nhau.
' ' 1 2 1 2 q q q q 2 (1.2) 1. 5. Chất dẫn điện, chất cách điện
Cấu tạo và bản chất của các nguyên tử quyết định tính chất của vật dẫn và vật cách điện
1.5.1. Chất dẫn điện
Trong một số vật liệu như kim loại, nước biển, cơ thể người một số điện tích có thể dễ dàng di chuyển, ta nói các chất liệu đó là chất dẫn điện.
1.5.2. Chất cách điện
Trong một số chất khác như cao su, nhựa, thủy tinh, nước tinh khiết, khơng khí khơ… khơng có điện tích nào có thể di chuyển được, ta nói các chất liệu đó là chất cách điện điện.
1.5.3. Chất bán dẫn
Các chất như silic và germani là các chất trung gian giữa chất dẫn điện chất cách điện. Ở điều kiện bình thường chúng cách điện tốt nhưng khi bị chiếu sáng hoặc tác dụng bởi nhiệt độ thì chúng trở nên dẫn điện tốt. Đặc tính dẫn điện của chúng cịn phụ thuộc vào tạp chất được pha vào. Nhờ việc sử dụng các vật liệu bán dẫn, cuộc cách mạng về điện tử đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta trong nhiều lĩnh vực.
1.5.4 Chất siêu dẫn
Gọi là chất siêu dẫn vì khơng có một sự cản trở nào khi các điện tích chuyển động qua chúng. Các vật liệu thông thường, ngay cả các vật liệu dẫn điện tốt nhất đều gây ra tác dụng cản trở khi dòng điện chạy qua chúng, còn vật liệu siêu dẫn thì khơng. Nếu thiết lập một dịng điện chạy trong một vịng dây siêu dẫn thì dịng điện ấy sẽ tồn tại mãi mãi mà mà không cần nguồn điện nào để duy trì.
Năm 1911 vật liệu siêu dẫn đầu tiên được phát hiện bởi nhà vật lý người Hà Lan, Kammerlingh Onnes, ông phát hiện ra thủy ngân rắn bị mất điện trở hoàn toàn ở nhiệt độ dưới 4,15K (nhiệt độ tới hạn). Đến năm 1986, siêu dẫn vẫn chưa được ứng dụng vì các vật liệu siêu dẫn đã biết cần phải được làm lạnh xuống dưới 20K mới có
tính siêu dẫn. Tuy nhiên trong những năm gần đây người ta đã nâng được nhiệt độ tới hạn của vật liệu siêu lên cao hơn nhưng ở nhiệt độ bình thường thì vẫn là hi vọng trong tương lai.
1.6. Tƣơng tác giữa hai điện tích
Charlre Coulomb (1736 -1706) đã dùng chiếc cân xoắn của mình để khảo sát lực tương tác giữa hai điện tích điểm