2.2 Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị
2.2.1 Đặc điểm người dạy, người học và chương trình đào tạo cao cấp lý luận
2.2.1 Đặc điểm người dạy, người học và chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị chính trị
Về đặc điểm người dạy
Đội ngũ giảng viên giảng dạy cao cấp lý luận chính trị có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt.Phẩm chất chính trị trước hết được thể hiện ở sự trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Giảng viên có bản lĩnh trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống đối của các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên giảng dạy cao cấp LLCT giỏi về khoa học chuyên ngành, tinh thông nghiệp vụ sư phạm, có kiến thức thực tiễn, có năng lực hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có phẩm chất đạo đức, lối sống gương mẫu, tạo sức hút và khả năng cảm hóa học viên học tập và làm theo. Đồng thời, giảng viên còn đào sâu nghiên cứu những thành tựu mới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, vận dụng vào chương trình, giáo trình và bài giảng trên lớp nhằm trang bị, củng cố một cách thuyết phục thế giới quan và nhân sinh quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến các đối tượng người học.
Giảng viên giảng dạy cao cấp LLCT là người thật sựtâm huyết với nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật tri thức, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nên họ có tầm hiểu biết rộng, có thể luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Đối với giảng viên, không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy mà phải tích cực kết hợp với công tác nghiên cứu khoa học để làm giàu thêm vốn tri thức lý luận, tăng thêm kiến thức thực tiễn do đó giảng viên giảng dạy cao cấp lý luận chính trị là người am hiểu thực tiễn xã hội.
Về đặc điểm người học
Theo quy định của Ban Tổ chức trung ương, đối tượng được cử đi học cao cấp lý luận chính trị gồm hai nhóm cán bộ. Cụ thể, nhóm cán bộ thứ nhất là các vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương trở lên của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đồn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này.
Nhóm cán bộ thứ hai là các trưởng, phó phịng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên.
Theo đó, đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam , có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Về độ tuổi, đối với hệ tại chức, cán bộ đang giữ chức danh trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ; Đối với hệ tập trung, cán bộ đang giữ chức danh quy định trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ.
Đối tượng học viên cao cấp LLCT được đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đa số là các cán bộ, công chức, viên chức đã trải qua thời gian làm việc tại các cơ quan, bộ máy trong hệ thống chính trị của nước ta, nhiều đồng chí học viên có học hàm, học vị khá cao…
Xét về mặt bằng chung kiến thức, đa số các học viên có kiến thức khá vững trong lĩnh vực chuyên môn mà học viên đang công tác, nhiều học viên thậm chí là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực mà họ đang làm việc.
Xét về kinh nghiệm thực tiễn, học viên đã trải qua q trình làm việc, có nhiều kinh nghiệm về thực tiễn, nhiều học viên đã trải qua những chức vụ lãnh đạo, quản lý và là những cá nhân tiêu biểu tại cơ quan và đơn vị họ đang cơng tác.
Về đặc điểm chương trình đào tạo cao cấp LLCT
Chương trình Đào tạo cao cấp LLCT do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ký quyết định ban hành. Mục tiêu của CTĐT cao cấp LLCT giúp học viên nắm vững một cách cơ bản, có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới; khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo quản lý; kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn. Bồi dưỡng cho học viên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, củng cố lập trường cách mạng, ý thức trách nhiệm chính trị - xã hội trước Đảng, trước nhân dân và tinh thần tích cực tu dưỡng, rèn luyện nhân cách người lãnh đạo, quản lý trong điều kiện mới.
Hình thức và thời gian đào tạo cụ thể như sau: Hình thức đào tạo tập trunghọc tập trung liên tục 8 tháng; Hình thức đào tạo khơng tập trunghọc khơng liên tục 18 tháng; Hình thức đào tạo hồn chỉnh kiến thức: học khơng liên tục tối đa 5 tháng (hình thức này khơng áp dụng đối với các Học viện trực thuộc).
Việc đánh giá chất lượng CTĐT có nhiều hình thức song quy trình chính thức vẫn là thơng qua các Hội đồng được thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt. Thông thường Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định. Hội đồng gồm các nhà khoa học có uy tín, có chun ngành đào tạo phù hợp với chương trình được thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng, Giám đốc Học viện ra quyết định phê duyệt CTĐT để tiến hành triển khai kế hoạch đào tạo.
2.2.2 Mơ tả khung chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị
Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị được thực hiện trong thời gian 08 tháng đối với các lớp hệ tập trung, 18 tháng với các lớp hệ không tập trung, tương đương với 1.590 tiết trên lớp (bao gồm cả tổ chức đánh giá tốt nghiệp, bế giảng). Chương trình khung được tổ chức theo 04 khối kiến thức:
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khoa học chính trị và lãnh đạo quản lý
- Các chuyên đề đặc thù và bổ trợ
Trong đó, 03 khối kiến thức đầu là chung cho toàn hệ thống Học viện và là phần cứng của chương trình. Trong các khối kiến thức được sắp xếp theo môn và bài. Riêng khối kiến thức thứ 2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có mơn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội gồm có 05 bài, phản ánh đường lối cách mạng của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền con người và tơn giáo tín ngưỡng.
Khối kiến thức thứ 3: Khoa học chính trị và lãnh đạo quản lý,ngồi các mơn học đã có trong chương trình trước đây, nay bổ sung thêm môn Khoa học lãnh đạo quản lý. Mơn học này có nhiều tư liệu khai thác từ kinh nghiệm các nước nhằm giúp học viên tiếp cận với những vấn đề mới của lý luận lãnh đạo quản lý hiện đại. Mặt khác, các bài trong chương trình đều yêu cầu phải cập nhật những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn.
Khối kiến thức thứ 4 là nội dung mới so với các chương trình từ trước đến nay. Mục đích là nhằm bổ sung những kiến thức mới cập nhật, đặc biệt là kiến thức thực tiễn để đáp ứng những nhu cầu của người học ở những địa bàn khác nhau và ở những thời điểm khác nhau. Vì vậy, khối kiến thức được biên soạn riêng cho mỗi cơ sở đào tạo như Trung tâm Học viện và các Học viện khu vực. Đó là “phần mềm” của chương trình. Khối kiến thức này được kết cấu thành 02 phần: các chuyên đề bắt buộc (8 chuyên đề) và các chuyên đề tự chọn (ít nhất là
16 chuyên đề). Các chuyên đề bắt buộc do từng cơ sở đào tạo lựa chọn, bố trí người biên soạn thành bài giảng và phải được Ban Chủ nhiệm thông qua, được Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phê duyệt. Các chuyên đề tự chọn, chỉ xác định tên chuyên đề và mỗi khóa học, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể tại thời điểm đó, các cơ sở đào tạo chọn 08 chuyên đề để đưa vào chương trình.
Số buổi thảo luận tăng nhiều so với trước. Bình qn 10 hoặc 15 tiết giảng có 5 tiết thảo luận. Điều này nhằm phát huy tính tích cực của người học khơng chỉ trong việc tiếp thu kiến thức mà còn tạo điều kiện để học viên có thể học hỏi lẫn nhau.
Chương trình quy định rõ, trong mỗi mơn học đều có điểm thi hoặc điểm kiểm tra. Điểm trung bình của mỗi mơn học là điểm trung bình cộng của các bài kiểm tra (tính theo hệ số 1) và điểm bài thi hết mơn (tính theo hệ số 3). Điểm của khối kiến thức là điểm trung bình cộng của các mơn trong khối kiến thức đó (tất cả các mơn đều tính theo hệ số1).
Kết thúc tồn khóa, mỗi học viên phải viết đề án tốt nghiệp và bảo vệ trước hội đồng.
Điểm học tập tồn khóa được tính bằng điểm trung bình cộng của 3 khối kiến thức (tính theo hệ số 1) và điểm của đề án tốt nghiệp (tính theo hệ số 2).
Tổng thời lượng của chương trình khơng vượt q 700 tiết, chưa kể thời gian tổng kết, kiểm tra.
2.2.3 Cách thức đánh giá chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị
Việc đánh giá chất lượng CTĐT cao cấp LLCT có nhiều hình thức song cách thức đánh giá chính thức là thơng qua các hội đồng. Việc thẩm định CTĐT được tiến hành từ khung chương trình đến đề cương chi tiết, tập bài giảng và cuối cùng là giáo trình. Chương trình đào tạo trước khi thẩm định đã được tập thể các chuyên gia, các nhà khoa học góp ý với nhiều hình thức khác nhau.
Quy trình thẩm định được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc .Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng học viên và mục tiêu đào tạo, việc đánh giá CTĐT có sự khác biệt nhất định.
Hội đồng thẩm định do Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập, gồm các nhà khoa học có uy tín, có chun ngành phù hợp với CTĐT cao cấp LLCT. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng, thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định phê duyệt chương trình. Trong nhiều trường hợp, ngồi các hội đồng trên, Học viện cịn tổ chức ban chỉ đạo để điều hành công việc biên soạn chương trình, giáo trình. Hội đồng này ngồi chức năng điều hành chung cịn là cơ quan tham mưu, tư vấn, giúp thủ trưởng cơ sở đào tạo về mặt chun mơn.
2.3. Quy trình khảo sát và thử nghiệm
Bước 1: Khảo sát thử nghiệm
Số phiếu phát ra: 50 phiếu
Cách phát: Gửi trực tiếp và gửi email
Số phiếu thu về: 50 phiếu
Xử lý số liệu: - Làm sạch số liệu
- Mã hóa và nhập số liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel - Xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS 16.0
Bước 2: Khảo sát chuyên gia
Tác giả đến gặp các chuyên gia về đo lượng và kiểm định chất lượng. Các chuyên gia sẽ đưa ra các lời khuyên về quá trình thực hiện và cách thức xử lý số liệu.
Bước 3: Khảo sát giảng viên
Tác giả sử dụng phiếu đã qua thử nghiệm để khảo sát giảng viên về tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Số phiếu phát ra: 250 phiếu
Số phiếu thu về: 200 phiếu
Xử lý số liệu:
Làm sạch số liệu
Mã hóa và nhập số liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel
Xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS 16.0
2.4 Đề xuất Bộ tiêu chí dánh giá chƣơng trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị
Qua việc nghiên cứu các mơ hình đánh giá CTĐT ở mục 1.4 và một số bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTĐT trình bày ở mục 2.1, tác giả đã lựa chọn những tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với đặc thù đào tạo hệ Cao cấp LLCT, bổ sung thêm những tiêu chuẩn, tiêu chí gắn với hoạt động đào tạo Cao cấp LLCT. Tác giả xây dựng được cấu trúc của vấn đề nghiên cứu như sau:
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc của Bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo
Tác giả đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá CTĐT cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dựa vào các điều kiện như sau:
Bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo
1- Mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
2- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
3- Triển khai chương trình đào tạo 4- Học viên và cơng tác hỗ trợ học viên 5- Đội ngũ cán bộ,giảng viên, nhân viên 6- Các yếu tố đảm bảo chất lương: Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, tài chính
Hoạt động đào tạo:
- Mục tiêu, chuẩn đầu ra; - Nội dung chương trình; - Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên
- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu;
- Các hoạt động hỗ trợ giảng viên, người học
Các cơ sở lý luận khoa học: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành; Bộ tiêu chuẩn AUN;Các nghiên cứu về lĩnh vực đánh giá CTĐT trong và ngoài nước.
Thực tiễn tại Học viện: Các đặt trưng và yêu cầu về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra CTĐT, yêu cầu và điều kiện về nguồn lực để thực hiện CTĐT cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Bộ tiêu chí đánh giá CTĐT cao cấp LLCT được đề xuất gồm 6 tiêu chuẩn và 59 tiêu chí.
Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá CTĐT cao cấp LLCT
STT Tên tiêu chuẩn Nội dung tiêu chí
1 Tiêu chuẩn 1 Các tiêu chí đánh giá về mục tiêu và chuẩn
đầu ra CTĐT
2 Tiêu chuẩn 2 Các tiêu chí đánh giá về xây dựng và phát triển CTĐT
3 Tiêu chuẩn 3 Các tiêu chí đánh giá về triển khai CTĐT
4 Tiêu chuẩn 4 Các tiêu chí đánh giá về học viên và công tác hỗ trợ học viên
5 Tiêu chuẩn 5 Các tiêu chí đánh giá về đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên và các hoạt động liên quan
6 Tiêu chuẩn 6 Các tiêu chí đánh giá về các yếu tố đảm bảo
chất lượng
2.5 Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát được thiết kế để khảo sát những người trực tiếp tham gia thiết kế chương trình đào tạo cao cấp LLCT, những người trực tiếp giảng dạy chương trình đào tạo này và những học viên được đào tạo cao cấp LLCT tại Học viện. Phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các tiêu chuẩn, tiêu chí.
Phiếu khảo sát về mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo cao cấp LLCT tại Học viện. Phiếu được thiết kế gồm 02 phần: Phần thứ nhất nêu mục đích khảo sát, hướng dẫn sử dụng phiếu và thang đánh giá 05 mức độ của Likert; Phần thứ hai là nội dung cụ thể của 06 tiêu chuẩn và 59 tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Căn cứ nội dung, mục đích nghiên cứu, phiếu khảo sát có cấu trúc cơ bản bao gồm các thành phần sau:
Phiếu khảo sát:
- Phần thứ nhất: mục đích khảo sát, hướng dẫn sử dụng phiếu và thang