3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong đề tài nghiên cứu này, phân tích nhân tố sẽ giúp ta xem xét khả năng rút gọn số lượng 59 biến quan sát xuống cịn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể sự tác động của các nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới đây:
- Kiểm định KMO
Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay khơng. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007) thì giá trị Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0.5<KMO<1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp
Bảng 3.1 : Kiểm định KMO
KMO and Bartlett’s Test
Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0.833
Đại lượng thống kê Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity)
8398.510 1326 0.000
Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0.833 lớn hơn 0.5 và Sig của Bartlett’s Test là 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy 59 biến quan sát này có tương quan với nhau và hồn tồn phù hợp với phân tích nhân tố.
- Ma trận xoay các nhân tố
Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Varimax proceduce, xoay ngun góc các nhân tố để tối thiểu hố số lượng các quan sát
có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Vì vậy, sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ra khỏi mơ hình. Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0.5 và sắp xếp chúng thành những nhóm chính.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho ra được 06 nhóm nhân tố và khơng có biến quan sát nào có hệ số tải nhỏ hơn 0.5. Bên cạnh đó, 06 nhóm nhân tố này được rút trích giải thích được 63,890% sự biến động của dữ liệu. Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.
- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích khơng được nhỏ hơn 50%.
Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 63,890% lớn hơn 50% và giá trị eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp.
Hệ số Factor loading là một trong những tiêu chí để đảm bảo mức ý nghĩa của EFA.
- Factor loading > 0.3 là đạt mức tối thiểu
- Factor loading > 0.4 là quan trọng
- Factor loading > 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn
Bảng 3.2: Kết quả EFA cho thang đo nhân tố
Biến quan sát Hệ số tải 1 2 3 4 5 6 C6 0.881 C7 0.860 C5 0.836 C11 0.835 C10 0.807
C2 0.788 C3 0.780 C1 0.773 C9 0.752 C8 0.745 D10 0.830 D13 0.805 D12 0.790 D11 0.783 D7 0.726 D3 0.720 D14 0.707 D4 0.698 D1 0.695 D5 0.694 D6 0.690 B3 0.844 B2 0.840 B7 0.809 B4 0.794 B10 0.790 B9 0.767 B8 0.763 B1 0.751 B6 0.724 B11 0.706 E11 0.873 E6 0.873 E10 0.859 E9 0.852 E7 0.792 E5 0.788 E3 0.657 E4 0.657 E1 0.631 E2 0.584
F6 0.929 F5 0.910 F4 0.895 F7 0.890 F8 0.803 F3 0.790 F1 0.778 F2 0.776 A3 0.855 A2 0.809 A1 0.760
Như vậy nhân tố khám phá EFA được chia thành 6 nhóm nhân tố:
Nhóm 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra CTĐT
Tiêu chí 1.1 Mục tiêu của CTĐT được công bố và phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của Học viện
Tiêu chí 1.2
Chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà học viên đạt được sau khi hồn thành CTĐT cao cấp LLCT
Tiêu chí 1.3 Chuẩn đầu ra của CTĐT phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà sốt, điều chỉnh và được cơng bố, cơng khai
Các biến trong nhóm nhân tố này đề cập tới các yêu cầu về mục tiêu của CTĐT, yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT cao cấp LLCT.
Nhóm 2: Xây dựng và phát triển CTĐT
Tiêu chí 2.1 CTĐT được xây dựng gắn với sứ mạng và mục tiêu của Học viên
Tiêu chí 2.2 CTĐT được xây dựng và phê chuẩn dựa trên một qui trình chặt chẽ và có sự tham gia của CBQL, GV, học viên, cựu học viên
giảng dạy và đảm bảo khả năng tự nghiên cứu của học viên
Tiêu chí 2.4 CTĐT có đầy đủ đề cương chi tiết của các mơn học theo qui định
Tiêu chí 2.6 CTĐT được phân bố hợp lí giữa lý thuyết và thực hành
Tiêu chí 2.7 Sự phù hợp giữa các khối kiến thức trong kết cấu khung chương trình
Tiêu chí 2.8 Sự phù hợp về kiến thức khoa học lãnh đạo, quản lý, khoa học hành chính và kiến thức thực tiễn trong khung chương trình cao cấp LLCT
Tiêu chí 2.9 CTĐT có các mơn học được sắp xếp đảm bảo tính liên kết và tính logic về kiến thức và kỹ năng cho học viên
Tiêu chí 2.10
Nguồn tri thức khoa học trong CTĐT được thiết kế dưới dạng mở và cung cấp phương pháp tiếp cận để học viên có thể tự cập nhật hoặc bổ sung kiến thức cho mình
Tiêu chí 2.11
Nguồn tri thức khoa học và tri thức kinh nghiệm mà mỗi chương trình, giáo trình chuyển tải có tính chuẩn xác, được nhìn nhận trên cơ sở thế giới quan khoa học Mác - Lênin định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam
Các biến trong nhóm nhân tố này gồm 10 tiêu chí (đã loại tiêu chí 2.5), tập trung vào các yêu cầu về xây dựng và phát triển CTĐT như gắn với sứ mạng, mục tiêu, tuân thủ các yêu cầu của các khoa học giáo dục khi thiết kế…
Nhóm 3: Triển khai CTĐT
Tiêu chí 3.1 CTĐT được cơng bố và phổ biến cho học viên vào đầu khóa học
Tiêu chí 3.2 Kế hoạch học tập và giảng dạy hàng năm được công bố và phổ biến cho học viên vào đầu năm học
Tiêu chí 3.3 Đề cương chi tiết của các môn học được công bố cho học viên vào ngày đầu tiên của mơn học
Tiêu chí 3.5 Phương pháp giảng dạy khuyến khích học viên học tập chủ động, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Tiêu chí 3.6 Cơng tác thi, kiểm tra, đánh giá được triển khai nghiêm túc, đúng quy chế
Tiêu chí 3.7 Nội dung thi, kiểm tra, đánh giá bám sát mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung của môn học và gắn với thực tiễn
Tiêu chí 3.8 Hình thức thi, kiểm tra đánh giá đa dạng, phù hợp với đối tượng học viên cao cấp LLCT
Tiêu chí 3.9 Kết quả thi, kiểm tra đánh giá được thông tin kịp thời đến học viên; mọi thắc mắc, khiếu nại của sinh viên được giải quyết kịp thời
Tiêu chí 3.10 Định kỳ đánh giá hiệu quả việc tổ chức và triển khai CTĐT
Tiêu chí 3.11 Định kỳ tổ chức lấy ý kiến học viên về hoạt động giảng dạy và CTĐT
Nhóm nhân tố này đã loại bỏ tiêu chí 3.4, gồm các tiêu chí về triển khai CTĐT, nội dung, hình thức thi, kiểm tra đánh giá…
Nhóm 4: Học viên và cơng tác hỗ trợ học viên
Tiêu chí 4.1 Học viên được tuyển chọn theo một qui trình tuyển sinh chặt chẽ, cơng bằng, và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xét tuyển đào tạo cao cấp LLCT
Tiêu chí 4.3 Học viên chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn vị trí đang cơng tác
học tập và các quy chế về giảng dạy, học tập, rèn luyện; các chế độ, chính sách có liên quan đến học viên ngay từ đầu khóa học
Tiêu chí 4.5 Học viên được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ theo chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước và của cơ sở đào tạo
Tiêu chí 4.6 Học viên được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của cơ sở đào tạo
Tiêu chí 4.7
Học viên được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hố, văn nghệ, thể dục, thể thao
Tiêu chí 4.10
Học viên được nghỉ học tạm thời, chuyển lớp, chuyển trường, thôi học theo quy định của Quy chế đào tạo cao cấp LLCT; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định Nhà nước và của cơ sở đào tạo
Tiêu chí 4.11
Học viên được trực tiếp hoặc thơng qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở đào tạo các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở đào tạo; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của học viên
Tiêu chí 4.12
Học viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ học viên, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan
Tiêu chí 4.13 Học viên được lấy ý kiến phản hồi về: chất lượng môn học, cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo, chất lượng phục vụ…)
Tiêu chí 4.14 Học viên có mơi trường học tập tốt (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội)
Nhóm nhân tố này đã loại bỏ tiêu chí 4.2, 4.8, 4.9. Các tiêu chí trong nhóm nhân tố này đề cập đến quy trình tuyển sinh chặt chẽ, các quyền lợi học viên được hưởng khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Nhóm 5: Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và các hoạt động liên quan
Tiêu chí 5.1 Đội ngũ giảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt
Tiêu chí 5.2 Đội ngũ giảng viên giảng dạy giỏi về khoa học chuyên ngành, có kiến thức thực tiễn
Tiêu chí 5.3
Giảng viên đào sâu nghiên cứu những thành tựu mới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, vận dụng vào chương trình, giáo trình và bài giảng trên lớp
Tiêu chí 5.4 Giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm để triển khai các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Tiêu chí 5.5 Giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và hỗ trợ giảng dạy
Tiêu chí 5.6 Học viện có đủ số lượng giảng viên, có chun mơn phù hợp để triển khai các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Tiêu chí 5.7 Cán bộ, giảng viên, nhân viên có đủ số lượng, có năng lực đáp ứng cơng việc quản lý, tổ chức đào tạo
Tiêu chí 5.9
Cán bộ, giảng viên, nhân viên được tuyển dụng, bổ nhiệm trên cơ sở năng lực; được khen thưởng và bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Luật thi đua và khen thưởng
Tiêu chí 5.10 Cán bộ, giảng viên, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn hằng năm
Tiêu chí 5.11
Học viện có quy hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên tương ứng với sự phát triển của chương trình và quy mơ đào tạo
Nhóm nhân tố này đã loại bỏ tiêu chí 5.8, các tiêu chí trong nhóm nhân tố đề cập đến đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và các hoạt động liên quan như quy hoạch và phát triển đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng chun mơn hằng năm…
Nhóm 6: Các yếu tố đảm bảo chất lượng
Tiêu chí 6.1
Hệ thống phòng học đạt yêu cầu về số lượng, diện tích, số chỗ ngồi và được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học (máy chiếu, màn chiếu máy tính, điều hịa…)
Tiêu chí 6.2
Trang thiết bị, máy móc phục vụ CTĐT được định kỳ sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, bổ sung (tivi, máy chiếu, máy tính, hệ thống ánh sáng, đèn điện…)
Tiêu chí 6.3
Thư viện có đầy đủ tài liệu tham khảo, hệ thống tra cứu thuận tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đáp ứng yêu cầu sử dụng của người học, giảng viên và cán bộ
Tiêu chí 6.4
Hệ thống mạng Internet phục vụ tốt việc khai thác, trao đổi thông tin trong và ngoài trường, tạo thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập
Tiêu chí 6.5 Mơi trường học tập và làm việc ln được giữ gìn sạch đẹp, lành mạnh và an tồn
Tiêu chí 6.6 Cơng tác tài chính được quản lý minh bạch, hiệu quả, có tính kế hoạch tốt
Tiêu chí 6.7 Có nguồn tài chính đảm bảo cho việc tổ chức, triển khai, quản lý và phát triển CTĐT
Tiêu chí 6.8 Có nguồn tài chính đảm bảo cho việc duy trì và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học
Nhóm nhân tố này đã loại bỏ tiêu chí 6.9, đề cập tới các yêu tố dảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất phịng học, trang thiết bị máy móc phục vụ CTĐT, thư viện có đầy đủ tài liệu tham khảo…
3.3 Kết quả khảo sát đối với các tiêu chí đánh giá về mục tiêu và chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo
Bảng 3.3: Kết quả trả lời của giảng viên về tiêu chuẩn 1: mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Tiêu chí Khơng cần thiết (1) Có cũng đƣợc, khơng có cũng đƣợc (2) Nên có (3) Cần phải có (4) Rất cần thiết (5) (Bắt buộc phải có) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1.1 11 5,5 100 50,5 89 44,5 1.2 14 7,0 86 43 100 50 1.3 27 13,5 82 41,0 91 45,5
Kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí 1.2 (Chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà học viên đạt được sau khi hồn thành CTĐT cao cấp LLCT) và tiêu chí 1.3 (Chuẩn đầu ra của CTĐT phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố, công khai) chiếm tỷ lệ trả lời ở mức 5 (rất cần thiết) cao nhất lần lượt là 50 % và 45.5 %. Riêng tiêu chí 1.1 (Mục tiêu của CTĐT được công bố và phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của Học viện) có số giảng viên trả lời ở mức 4 (Cần phải có) cao nhất chiếm tỷ lệ 50.5 %.
Kết quả trên cho thấy mục tiêu đào tạo cần phải phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Bên cạnh đó, CTĐT cần phải có chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng, bao quát, phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan. Như vậy, cả 03 tiêu chí 1.1, 1.2, 1.3 đều có tỷ lệ giảng viên trả lời cao ở mức 4, 5 nên
các tiêu chí này rất quan trọng và cần phải có trong Bộ tiêu chí đánh giá CTĐT cao cấp LLCT.