Quy trình tổ chức dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 25 - 30)

1.2. Phương pháp dạy học hợp tác

1.2.5. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác

1.2.5.1. Hoạt động của giáo viên

+ Tổ chức các nhóm HTHT: Khi thành lập nhóm GV cần xác định rõ kiểu nhóm, số lượng các TV trong nhóm, phân cơng vị trí của các nhóm trong khơng gian lớp học; u cầu cử nhóm trưởng để điều hành hoạt động và thư kí để tổng hợp ý kiến thảo luận.

+ Giao nhiệm vụ cho nhóm: Khi giao nhiệm vụ cho nhóm, GV cần lưu ý: Nhiệm vụ phải sát với trình độ của từng nhóm; giải thích rõ ràng, ngắn gọn các vấn đề nhóm cần giải quyết và các mục tiêu cần đạt được, quy định thời gian cho hoạt động nhóm.

+ Hướng dẫn nhóm giải quyết nhiệm vụ: Cung cấp các phương tiện, tài liệu học tập và hướng dẫn cách sử dụng, gợi ý những giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề; các kiến thức và kỹ năng cần huy động và vận dụng.

+ Giúp đỡ nhóm phân cơng nhiệm vụ cho từng TV: Hướng dẫn cách chia nhỏ nhiệm vụ chung thành các nhiệm vụ bộ phận; định hướng cho nhóm phân cơng nhiệm vụ thành phần phù hợp với trình độ cụ thể của từng HS.

- Bước 2. Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu

Trong DHHT, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, GV giúp đỡ và tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống học tập. Vai trị của GV là tổ chức các tình huống học tập. Với việc tổ chức các tình huống học tập, gợi ý các giải pháp và phương hướng giải quyết, GV kích thích tiềm năng tư duy sáng tạo của HS. Trong điều kiện đó, HS nỗ lực suy nghĩ tìm tịi cách giải quyết, xử lý tình huống, để chiếm lĩnh tri thức mới, cách thức hoạt động mới.

Tuy nhiên, chiếm lĩnh tri thức là q trình khó khăn, đơi khi bế tắc, căng thẳng và mệt mỏi. Lúc đó, GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách đưa ra những gợi ý, khích lệ, động viên, giúp đỡ HS vượt qua chính bản thân mình, ở bước này GV tiến hành theo trình tự sau:

+ Xác định và cụ thể hóa từng nhiệm vụ của từng HS: Nêu tình huống mà HS cần giải quyết; xác định nhiệm vụ cụ thể mà HS cần thực hiện.

+ Gợi ý cách giải quyết tình huống: Định hướng nội dung kiến thức cần xác lập; gợi ý các phương hướng và những giải pháp giải quyết.

+ Hỗ trợ, giúp đỡ học sinh: Nêu tình huống phụ hoặc các câu hỏi gợi ý khi HS gặp khó khăn; động viên, khích lệ HS.

+ Hướng dẫn HS ghi lại một cách khái quát và khoa học: Cách xử lý tình huống; các kết quả nghiên cứu cá nhân của mình.

- Bước 3. Tổ chức thảo luận nhóm

Trong DHHT, kết quả nghiên cứu của cá nhân có sự hỗ trợ và đóng góp rất lớn của bạn bè. Vì vậy, nó là sản phẩm của sự hợp tác, của trí tuệ tập thể. Tuy nhiên, để cho thảo luận khơng dừng lại ở những cạnh tranh bình thường, mà phải vượt lên tầm tổng thể của những đóng góp cá nhân, vai trị hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm của GV có một ý nghĩa rất lớn. Ở bước này GV tiến hành theo trình tự:

Định hướng hoạt động nhóm:

+ Xác định mục tiêu và chương trình thảo luận nhóm; xác định những nhiệm vụ, những vấn đề chính cần làm sáng tỏ.

+ Hướng dẫn cho nhóm những biện pháp tăng cường sự hợp tác và nâng cao trách nhiệm cá nhân trong quá trình học tập thảo luận; quy định quỹ thời gian cho từng nhiệm vụ, từng vấn đề. Yêu cầu HS chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Điều khiển hoạt động của nhóm:

+ Kích thích hoạt động của nhóm HTHT: Đưa ra những tình huống đủ để kích thích tư duy của HS; khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi TV, động viên những HS rụt rè, khéo léo ngăn chặn những HS khơng có ý thức hoạt động nhóm. Khuyến khích HS đưa ra nhiều giải pháp và cách giải quyết cho cùng một vấn đề.

+ Khai thác nội dung thảo luận nhóm.

+ Điều chỉnh hoạt động của nhóm HTHT: Hướng hoạt động của nhóm HTHT vào đúng trọng tâm vấn đề cần thảo luận; nêu câu hỏi phụ, hoặc các tình huống phụ khi hoạt động của nhóm bế tắc.

+ Thúc đẩy hoạt động của nhóm HTHT đi tới mục tiêu. Theo dõi và thơng báo thời gian, yêu cầu thống nhất kết quả thảo luận.

Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là cần thiết. Tuy nhiên, để cho kiến thức được hồn chỉnh thì cần phải tiến hành cho các nhóm trao đổi và bổ sung cho nhau. Hoạt động của GV tiến hành theo trình tự:

+ Tổng kết báo cáo của từng nhóm để phát hiện sự khác biệt, những mâu thuẫn giữa các nhóm, phát hiện những chi tiết mà nhóm có thể bỏ quên hoặc không làm.

+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày hoặc chỉ định một HS bất kỳ trong nhóm trình bày; những kết quả nghiên cứu và cách xử lý tình huống của nhóm mình, những vấn đề mà nhóm chưa giải quyết được, nguyên nhân của nó.

+ Yêu cầu các nhóm bổ sung và hồn thiện: cách giải quyết, xử lý tình huống; kết quả xử lý tình huống.

+ Nhấn mạnh những khác biệt, mâu thuẫn giữa các nhóm để các nhóm trao đổi, yêu cầu học bảo vệ cách giải quyết vấn đề và các kết quả nghiên cứu của nhóm mình, phản bác lại những ý kiến của nhóm khác.

- Bước 5. Kết luận và đánh giá kết quả nhóm HTHT

Trong thảo luận, có những vấn đề rất khó phân biệt đúng sai, lúc này GV có vai trị là trọng tài khoa học. GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về cách xử lý tình huống. Các kết luận của GV sẽ là thước đo để HS so sánh, đối chiếu, GV nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng khơng? Chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho tồn lớp biết sai ở đâu và vì sao sai. Kết quả làm việc của nhóm có thể được GV sử dụng để cho điểm các TV trong nhóm. Về cách thức cho điểm như thế nào đối với kết quả làm việc nhóm thì vẫn đang có những tranh luận khác nhau. Một vài người đánh giá cho cùng điểm số như nhau đối với mọi TV trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. Họ cho rằng nếu đánh giá từng HS thì vơ tình sẽ dẫn đến sự ganh đua trong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theo nhóm. Một số khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trên các điểm số bài KT của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm về cơng việc của từng TV.[7],[14],[15],[20]

1.2.5.2. Hoạt động của học sinh

Trong giờ học theo DHHT thì mỗi cá nhân, nhóm HS sẽ tồn tại trong một nhóm nhất định và giữ một vai trị nhiệm vụ nhất định mà nhóm giao cho. Vì vậy, ở bước này hoạt động của HS được tiến hành như sau: Tìm về nhóm của mình theo sự phân cơng, tiếp nhận nhiệm vụ từ GV, tiếp nhận nhiệm vụ từ nhóm.

- Bước 2. Cá nhân tự nghiên cứu

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tự giác nghiên cứu SGK, tài liệu và bằng vốn kiến thức của mình để tìm hướng xử lý tình huống mà GV đặt ra. Trình tự mà HS thực hiện ở bước này như sau:

+ Tìm hiểu vấn đề và đề xuất nhiệm vụ cần giải quyết.

+ Đặt vấn đề: Thu thập và xử lý những thơng tin có liên quan; tái hiện lại các khái niệm, định lý, công thức và cách thức giải quyết vấn đề; lựa chọn các phương án, các giải pháp xử lý tình huống, giải pháp đã lựa chọn, giải pháp tối ưu nhất.

+ Giải quyết vấn đề: Dựa vào vốn tri thức để lý giải, chứng minh tính đúng đắn của phương án, giải pháp đã chọn; đánh giá việc thực hiện.

+ Đánh giá và thử nghiệm giải pháp, ghi kết quả và cách nghiên cứu.

- Bước 3. Hợp tác với bạn trong nhóm HTHT

Kết quả ban đầu thực sự có giá trị với HS, vì nó là kết quả do chính bản thân tạo nên, tuy nhiên rất dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Nó cần được phân tích, đánh giá, sàng lọc và bổ sung của tập thể nhóm. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào HS cũng khơng thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm, mà tích cực, chủ động thể hiện các thao tác như sau:

+ Trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước nhóm. + Ghi lại các ý kiến của bạn theo cách hiểu của mình.

+ Đưa ra nhận xét của mình đối với phương án của bạn đưa ra. + Các TV trong nhóm thống nhất để đi đến kết quả chung.

- Bước 4. Hợp tác với các bạn trong lớp

Để giải quyết các tình huống của nhóm đã được sửa và bổ sung chỉnh lý. Tuy nhiên giữa các nhóm vẫn có thể có sự khác biệt, khi đó các nhóm trong lớp sẽ tiến hành thảo luận để thống nhất ý kiến.

Hoạt động của HS thực hiện như sau: + Đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ Tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm khác. + Bổ sung và điều chỉnh kết quả.

- Bước 5. Kiểm tra và đánh giá kết quả.

Sau khi đã tiến hành thảo luận trong lớp, GV đưa ra những phân tích, đánh giá và kết luận, căn cứ vào đó HS tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của mình. Ở bước này HS cần tiến hành như sau:

+ HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các TV trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. HS tự đánh giá nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự tham gia tích cực của các TV, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).

+ Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên KT, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể KT kết quả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 KT kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 KT kết quả làm việc của nhóm 4, nhóm 4 KT kết quả làm việc của nhóm 1, v.v....[7],[14],[15],[20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 25 - 30)