BĐTD thuyết động học phân tử chất khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 56)

2.2.1.3. Bản đồ tư duy trong hệ thống hóa kiến thức, củng cố kiến thức

- Sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức của chương

Việc sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức chương để củng cố ơn tập cho HS sau khi học hết chương sẽ giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học, đồng thời nắm chắc những kiến thức cơ bản và trọng tâm một cách tốt nhất.

Hình 2.5. BĐTD kiến thức chương “Chất khí” - Sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức của bài

Sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức bài nhằm củng cố kiến thức đã học của bài sẽ giúp HS nắm được toàn bộ nội dung đã được học, mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài.

Ví dụ: BĐTD bài " Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí":

Hình 2.6. BDTD kiến thức bài " Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí"

2.2.2. Sử dụng các video clip

Các video clip giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học, xố bỏ những hạn hẹp về mặt khơng gian của lớp học và thời gian của giờ học. Nhờ các video clip mà HS quan sát được hiện tượng, sự việc diễn ra với tốc độ mong muốn, thậm chí có thể dừng lại các hình ảnh để quan sát kĩ hơn.

Video clip ghi lại một đoạn phim thí nghiệm mơ tả các hiện tượng vật lí diễn ra trong thực tế hoặc một hiện tượng trong thực tế đời sống. Trong dạy học nhóm, video clip có thể được sử dụng trong giai đoạn tạo tình huống có vấn đề hoặc trong các thí nghiệm khảo sát, thí nghiệm mơ phỏng.

Ví dụ: Khi dạy bài " Q trình đẳng nhiệt. Định luật Bơi-lơ Ma-ri- ốt", GV cho các nhóm HS quan sát video clip về

trò chơi bắn súng xoan, yêu cầu HS nhận xét và giải thích hiện tượng đã xảy ra. Với kiến thức đã có, bước đầu HS chỉ giải thích được hiện tượng nhưng chưa nêu được tổng quát biểu thức toán học thể hiện sự phụ thuộc của áp suất vào

thể tích. GV u cầu HS tìm biểu thức tốn học này. Đứng trước vấn đề, HS sẽ tò mị hứng thú, GV u cầu các nhóm thảo luận và tìm cách để tìm ra biểu thức của định luật.

Hoặc khi dạy bài "Quá trình đẳng tích. Định luật Sac-lơ", GV cho nhóm HS quan sát video clip về thí nghiệm khảo sát định luật. Sau khi lấy được số liệu, GV yêu cầu HS xử lí theo 2 cách khác nhau: vẽ đồ thị và tính tốn định lượng trực tiếp, mỗi nhóm làm một cách. Sau khi xử lí xong, các nhóm đều đưa ra được một

kết quả là biểu thức định luật Sac-lơ. Hình 2.8. Video clip khảo sát định luật Sác-lơ

2.2.3. Sử dụng các phiếu học tập điện tử

- Phiếu dùng trong dạy bài mới

Loại phiếu này có nội dung rất cụ thể, rõ ràng, được sắp xếp theo một trình tự logic có thể kèm theo sự gợi ý của GV. Với việc sử dụng loại phiếu này trong dạy học, HS có thể phát huy được các kĩ năng cũng như vốn kiến thức của mình nhằm hồn thành phiếu trong thời gian ngắn nhất. Trong dạy học nhóm, sử dụng phiếu học tập giúp GV triển khai nhiệm vụ học tập cho các nhóm được dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng PHT trong dạy bài mới GV cần phải chú ý đến năng lực, trình độ của HS vì khơng phải HS nào cũng có thể hồn thành hết các nhiệm vụ trong phiếu. Do đó, GV phải phân cơng nhóm phù hợp với mức độ của câu hỏi trong PHT. Nội dung của một bài học thường bao gồm nhiều đề mục, do đó, khi dùng PHT trong giai đoạn này, GV nên lựa chọn những mục nào trọng tâm và có thể phát huy được tính tích cực của học sinh cũng như rèn luyện được cho HS các kĩ năng học tập cần thiết.

Ví dụ: Khi dạy bài “Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí” GV dùng phiếu học tập để HS tìm hiểu đặc điểm của các thể rắn, lỏng, khí. Đồng thời, HS có thể so sánh và giải thích được tại sao ba thể lại có đặc điểm như vậy.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:......Thành viên:............................................... Lớp:........... Thời gian: 10 phút

Câu hỏi: Thực hiện nhiệm vụ sau:

- Xem video về khả năng nén của các thể rắn, lỏng, khí:

- Quan sát video về sự sắp xếp và chuyển động của phân tử ở các thể rắn, lỏng, khí:

- Tìm hiểu SGK và dựa vào các video clip đã xem, hãy điền đầy đủ thông tin vào bảng sau: (làm theo đúng thứ tự u cầu)

Ví dụ: Khi dạy bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” GV dùng phiếu học tập để HS nhớ lại kiến thức của định luật Bôi –lơ Ma-ri-ốt và định luật Sác –lơ, viết biểu thức của định luật tương ứng, từ đó tìm ra phương trình trạng thái của khí lí tưởng. ĐẶC ĐIỂM NV1: Rắn NV 2: Lỏng NV 3: Khí Lực tương tác Chuyển động Hình dạng Thể tích

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:......Thành viên:............................................... Lớp:........... Thời gian: 10 phút

Câu 1. Lượng khí được chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 1’ bằng quá trình

nào? Hãy viết biểu thức liên hệ giữa p1, V1 và p’, V2?

..........................................................................................................................................

Câu 2. Lượng khí được chuyển từ trạng thái 1’ sang trạng thái 2 bằng quá trình

nào? Hãy viết biểu thức liên hệ giữa p’, T1 và p2, T2?

..........................................................................................................................................

Câu 3. Từ hai biểu thức ở câu 1 và 2, hãy tìm biểu thức thể hiện sự phụ thuộc

giữa p, V,T?

..........................................................................................................................................

Câu 4. Giả sử p’<p1<p2 và V1<V2 , hãy vẽ đồ thị p-V biểu diễn quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 1’ và từ trạng thái 1’ sang trạng thái 2?

.......................................................................................................................................... Ví dụ: Khi dạy bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” GV dùng phiếu học tập để HS tìm hiểu khái niệm quá trình đẳng áp và đường đẳng áp khi mà các bài trước HS đã biết về các đẳng quá trình và đường đẳng tương ứng. Từ đó, HS có thể nhận xét và vẽ được dạng đường đẳng áp.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:......Thành viên:............................................... Lớp:........... Thời gian: 10 phút

Câu 1. Tham khảo SGK và cho biết thế nào là quá trình đẳng áp?

...................................................................................................................................

Câu 2. Dựa vào phương trình trạng thái của khí lí tưởng, tìm biểu thức thể hiện

sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ trong quá trình đẳng áp?

...................................................................................................................................

Câu 3. Tham khảo SGK, nêu định nghĩa đường đẳng áp?

Dựa vào biểu thức trong quá trình đẳng áp, nhận xét dạng đường đẳng áp?

...................................................................................................................................

Câu 4. Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một

lượng khí có những đường đẳng áp khác nhau (hình vẽ). Hãy chứng minh: áp suất ứng với đường đẳng áp ở trên ( p1) nhỏ hơn áp suất ứng với đường đẳng áp ở dưới (p2)?

..................................................................................................................................

- Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống

Nội dung của phiếu u cầu HS giải thích các hiện tượng, các tình huống có vấn đề. Khi sử dụng loại phiếu này, để có thể đưa ra các tình huống có vấn đề, thường GV lựa chọn các thí nghiệm vui hay thí nghiệm đơn giản, địi hỏi ở HS khả năng quan sát, suy luận, phân tích…để rút ra những kết luận chính xác.

Trong dạy học nhóm loại phiếu này sẽ giúp HS phân tích hiện tượng, nêu được nguyên nhân của hiện tượng, chỉ ra được sự phù hợp quy luật diễn biến của hiện tượng với những quy tắc, định luật, mơ hình, thuyết VL...

Ví dụ: Khi dạy bài “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” để tránh làm mất nhiều thời gian khi làm thí nghiệm tình huống thì GV dùng phiếu học tập để yêu cầu các nhóm HS nhận xét hiện tượng xảy ra thông qua việc xem video clip

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:......Thành viên:............................................... Lớp:........... Thời gian: 5 phút

Câu 1. Xem video clip khi cho quả bóng bàn bẹp vào nước nóng, nhận xét về hiện

tượng xảy ra?

.......................................................................................................................................

Câu 2. Trong hiện tượng trên, những thơng số trạng thái nào thay đổi? Ta có thể sử

dụng phương trình của định luật Bơi-lơ Ma-ri-ốt, định luật Sac-lơ để xác định mối liên hệ giữa các thông số p, V, T được không? Tại sao?

.......................................................................................................................................

- Phiếu dùng trong củng cố bài

Loại phiếu này được sử dụng sau khi đã học xong kiến thức bài mới. Thời gian dành cho phần củng cố cũng rất ngắn nên loại phiếu này thường là những câu hỏi trắc nghiệm nhằm củng cố phần kiến thức về lí thuyết, các câu hỏi mang tính chất thực tế và các bài tập vận dụng áp dụng nhanh các công thức vừa học. Việc dùng PHT trong phần này sẽ giúp HS tổng quát, hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học, giúp HS hiểu, nắm vững bài học hơn.

Ví dụ: Sau khi học xong bài " Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí", GV sử dụng phiếu học tập để các nhóm HS thảo luận, nhằm củng cố kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:......Thành viên:............................................... Lớp:........... Thời gian: 7 phút

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng B. Giữa các phân tử có khoảng cách C. Có lúc đứng yên,có lúc chuyển động

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

Câu 2. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ, thì giữa các phân tử:

A. chỉ có lực hút B. chỉ có lực đẩy

C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút

Câu 3. Vận dụng thuyết động học phân tử để giải thích hiện tượng “Tại sao khi

ta xịt một chút nước hoa ở góc phịng, một lúc sau nước hoa sẽ lan tỏa ra khắp phịng?”. Nó mang tính chất nào của chất khí ?

.....................................................................................................................................

Câu 4. Đọc phần “ Em có biết” trang 155 SGK và hãy nêu những hiểu biết của

em về “ plasma”?

...................................................................................................................................

2.3. Những vấn đề cần lƣu ý khi dạy học hợp tác chƣơng “Chất khí” Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của CNTT.

. Khi dạy học chương “Chất khí’, HS thường dễ mắc các sai lầm khi bỏ qua các dữ kiện quan trọng của bài dẫn tới sai lầm trong các bước giải bài tập. Do vậy GV phải định hướng cho HS tránh những sai lầm thường gặp. Ví dụ: khi dạy GV cần lưu ý cho HS là đầu tiên ta cần có một lượng khí xác định (nhốt trong bình kín, xilanh…), muốn đo được thơng số nào thì ta cần dụng cụ đo tương ứng, khi làm bài tập thì yêu cầu HS đọc kĩ đề bài để biết đẳng quá trình gì, đổi đơn vị cho đồng nhất, đặc biệt là đơn vị của nhiệt độ tuyệt đối.

Trong một lớp học, chúng ta có thể phân loại thành nhiều đối tượng HS, phân loại theo trình độ nhận thức có HS giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Nếu chúng ta dạy theo cách truyền thống là truyền thụ kiến thức cho HS, nhiều HS sẽ không hiểu hết được kiến thức và thường mắc sai lầm trong quá trình nhận thức. Do vậy nếu sử dụng các PPDH tích cực như dạy học hợp tác sẽ giúp HS tự tin trong học tập đặc biệt là trong nhóm học tập, nhờ nhóm học tập, HS giỏi có thể thay cho một GV hướng dẫn thêm cho HS yếu kém như vậy sẽ giúp cho khả năng lĩnh hội kiến thức của HS tốt hơn.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học hợp tác cũng cần lưu ý, không nên lạm dụng việc áp dụng CNTT mà làm mất đi kĩ năng tính tốn của HS. Ví dụ: xử lí số liệu trong bài “ Định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt” sau khi để HS xử lí theo cách thơng thường, GV trình chiếu TNMP để HS quan sát và đối chiếu với đồ thị tự vẽ của bản thân.

Khi dạy học bằng trình chiếu powerpoint cần đảm bảo việc ghi chép của HS được đầy đủ và chính xác những nội dung cơ bản.

GV và HS nên hiểu rõ các phương pháp làm việc hợp tác để GV không bị mất nhiều thời gian khi tổ chức hoạt động theo nhóm cho HS. Trong một bài học, để đáp ứng về thời gian và tránh gây nhiễu hay phân tán kiến thức của HS, GV cũng không nên tổ chức quá nhiều phương pháp DHHT khác nhau.

2.4. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác mơn Vật lý với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

2.4.1. Xác định mục tiêu bài học:

Mục tiêu bài học là những gì học sinh cần phải hiểu rõ, nắm vững và đạt được sau mỗi bài học về cả ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Giáo viên cần nghiên cứu chương trình SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, kết hợp với tài liệu tham khảo để hiểu nội dung của từng mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục, trên cơ sở đó xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2.4.2. Xác định kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học:

Nội dung được quy định trong chương trình và SGK mặc dù đã được chọn lọc một cách khoa học, cẩn thận, đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục và tính phổ thơng, nhưng trong những điều kiện cụ thể với những mâu thuẫn tất yếu như:

- Còn tồn tại những HS yếu kém về kiến thức và ý thức. GV gặp nhiều khó khăn khi dạy kiến thức mới khi HS còn chưa nắm vững kiến thức cơ bản đã học ở THCS, cịn HS chưa tích cực phối hợp khi được GV tổ chức học tập theo nhóm.

- Khối lượng tri thức phong phú, đa diện với thời lượng bị đóng khung trong từng tiết học trên lớp;

- Yêu cầu giữa tính khoa học, độ khó của các tri thức khoa học với năng lực tiếp nhận hạn chế của học sinh;

- Áp lực căng thẳng của công việc với quỹ thời gian eo hẹp của giáo viên; - Nhu cầu giảng dạy theo hướng đổi mới với cơ sở vật chất lạc hậu nghèo nàn, thiếu sự đồng bộ, không phù hợp.

Vì vậy, giáo viên phải có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh, phát huy tính tích cực và chủ động của HS, tránh hiện tượng ôm đồm kiến thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh.

2.4.3. Lựa chọn kiến thức phù hợp có thể tổ chức dạy học hợp tác:

Việc xác định kiến thức phù hợp để dạy học hợp tác với sự hỗ trợ của CNTT là cần thiết vì khơng phải kiến thức nào cũng có thể tổ chức DHHT, cũng khơng nên sử dụng quá nhiều hình thức DHHT trong một tiết học để đảm bảo thời gian và sự tập trung của HS, vì vậy địi hỏi người giáo viên phải lựa chọn phương án hỗ trợ của CNTT sao cho hiệu quả nhất. Xác định những nội dung nào cần sử dụng Video clip để tạo tình huống có vấn đề, dùng Mindmap để hệ thống hóa kiến thức, định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề, dùng phiếu học tập để giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh và từng thành viên của nhóm...

2.4.4. Lựa chọn các phương án hỗ trợ của CNTT:

Khi đã xác định mục tiêu, nội dung cơ bản và kiến thức phù hợp với DHHT có sự hỗ trợ của CNTT, GV cần đầu tư tìm kiếm các phương án hỗ trợ cho bài dạy một cách hợp lí và có chọn lọc.

Việc lựa chọn phương án phối hợp cần dựa trên nguyên tắc lựa chọn phương án nào dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao, và đảm bảo trả lời các câu hỏi:

- Với kiến thức đã chọn, cần sử dụng hình thức nhóm nào là phù hợp?

- Với hình thức nhóm đã lựa chọn, cần sử dụng hình thức CNTT nào để đạt hiệu quả?

- Sự hỗ trợ của CNTT với hình thức tổ chức DHHT sẽ giúp GV giải quyết được vấn đề gì và HS nhận thức được vấn đề gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)