Kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 100 - 102)

Nhóm Tổng số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 82 1 2 5 15 12 15 20 11 1 0 ĐC 80 1 3 4 14 15 17 18 7 1 0 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

Nhìn vào đa giác đồ chúng ta thấy đỉnh của hai đa giác đồ gần ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC ở các lớp là tương đương nhau.

3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.5.1. Kết quả định tính

Sau khi quan sát giờ học của các nhóm TN và ĐC, chúng tơi có những nhận xét chung như sau:

- Nhóm TN:

Khơng khí lớp học sơi nổi, thoải mái, tích cực, tự giác. HS có hứng thú và trách nhiệm hơn với nhiệm vụ học tập của bản thân. Nhờ có khơng khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những HS nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn, biết trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn, HS đã tự tin, hứng thú trong học tập, biết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, biết giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển. Đa số HS nắm vững nội dung bài học, HS đã có được những kiến thức, kỹ năng tư duy cần thiết để vận dụng vào giải bài tập. Tỉ lệ HS khơng chăm chú học, HS nói chuyện riêng, HS tỏ ra chán nản khi ngồi trong lớp học giảm hẳn.

GV rút ngắn thời gian diễn giải. Các phiếu học tập giúp HS nhận nhiệm vụ nhanh, triển khai hoạt động nhóm tốt hơn. HS hứng thú, tị mị, muốn tìm hiểu với các video clip.

Tuy nhiên, trong q trình quan sát, chúng tơi có phát hiện ra những nhược điểm khi tiến hành DHHT, cụ thể là:

+ Có những ý kiến của các nhóm quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau.

+ Có tiết học bị thiếu thời gian do thời gian hoạt động nhóm vượt quá so với kế hoạch đã đặt ra.

+ Khi tranh luận, có nhóm gây ồn ào, ảnh hưởng đến nhóm khác và lớp học khác

+ Còn tồn tại một số HS trong mỗi nhóm chưa tích cực làm việc, khơng có ý kiến cá nhân, bị phụ thuộc vào các HS tích cực khác.

- Nhóm ĐC: Chủ yếu GV là thuyết trình, giảng giải, bài tập trình bày mẫu, HS

thụ động lắng nghe, thông hiểu và ghi chép. Đa số HS đã nắm được nội dung bài học, tuy nhiên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự lực của HS trong việc tìm ra kiến thức mới. Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác của HS còn hạn chế, chủ yếu là vấn đáp của GV với HS. Một số HS ghi chép đầy đủ nhưng thờ ơ, không phản ứng và không suy nghĩ trước những câu hỏi của GV. Trong tiết học, chủ yếu HS khá tham gia hoạt động, cịn HS yếu hơn thường ít tập trung. Do đó giờ dạy học ở các nhóm ĐC chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp của HS trong quá trình học tập.

3.5.2. Kết quả định lượng.

Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính tốn và thu được các bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 100 - 102)