Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học hợp tác môn Vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 39 - 43)

1.4. Dạy học hợp tác môn Vật lý với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

1.4.2. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học hợp tác môn Vật lý

1.4.2.1. Sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy số trong dạy học hợp tác:

Bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng BĐTD , tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- BĐTD số giúp HS học được phương pháp học:

Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn Vật lý, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thơng tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

- BĐTD số hỗ trợ HS lĩnh hội kiến thức tích cực và hiệu quả:

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.

- BĐTD số giúp HS ghi chép có hệ thống:

Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lơgic. Vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.

- BĐTD số giúp HS rèn luyện tư duy khái quát hóa, hệ thống hóa theo thiên hướng cá nhân:

BĐTD có ưu điểm là phát huy tối khả năng tư duy của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em u q, trân trọng “tác phẩm” của mình.

1.4.2.2. Sự hỗ trợ của Video clip trong dạy học hợp tác - Sử dụng Video clip như công cụ hỗ trợ giảng dạy:

GV có thể sử dụng Video clip đưa vào bài giảng để làm cho bài giảng sinh động hơn. Những hiện tượng khó quan sát, mang tính trừu tượng, những thí nghiệm khó quan sát do các lí do kỹ thuật (như sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí..), giáo viên có thể đưa các video clip mơ phỏng các hiện tượng đó để giúp học sinh tiếp cận vấn đề nhanh hơn.

Với việc dạy học nhóm trong dạy học Vật lí chương" Chất khí" là một chương khá quan trọng với những vấn đề trừu tượng khó diễn đạt kiến thức theo cách thơng thường thì Video clip là cơng cụ hỗ trợ trong tiến trình dạy học đó.

- Sử dụng Video clip như công cụ hỗ trợ học tập: Trong dạy học Vật lí, việc

mơ phỏng các hiện tượng diễn ra trong điều kiện khơng thể tiến hành thí nghiệm thực, hoặc là những hiện tượng khó diễn đạt, hoặc là thí nghiệm diễn ra quá lâu, hoặc do điều kiện nhà trường khơng đủ bộ thí nghiệm. Ví dụ: sự va chạm của các phân tử khí với nhau và va chạm vào thành bình, bộ thí nghiệm khảo sát định luật Bơi lơ Ma ri ốt....Mặc dù các Clip mơ phỏng, hoặc thí nghiệm ảo đó khơng thể thay thế hồn tồn việc quan sát và tiến hành thí nghiệm thực nhưng trong một chừng mực nào đó thì các Video clip tỏ ra có hiệu quả hơn. Do đó việc sử dụng các Video clip biểu diễn các thí nghiệm hoặc mơ phỏng các thí nghiệm, trong đó sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh để mơ phỏng các hiện tượng vật lí sẽ tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, và tăng tính trực quan hóa trong dạy học.

Hoạt động của nhóm HS sẽ diễn ra một cách tích cực nếu nhóm HS được đặt vào tình huống có vấn đề. Có nhiều cách tạo ra tình huống có vấn đề như: bằng một câu hỏi, một câu chuyện kể, nhưng thu hút hơn cả là các hiện tượng tượng hay thí

nghiệm mở đầu, những thí nghiệm thực thì u cầu về thời gian và độ chính xác khơng cho phép. Nhưng với việc sử dụng những đoạn phim hoặc thí nghiệm mơ phỏng , GV sẽ tạo ra được những tình huống kích thích được tính tị mị và nhu cầu học hỏi của nhóm HS.

1.4.2.3. Sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học trong dạy học hợp tác:

Với sự tham gia của CNTT môi trường dạy học sẽ thay đổi, CNTT có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học gồm: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Đối với Vật lí nói chung và chương "Chất khí" nói riêng thì CNTT đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, khơi dậy trong học sinh ý thức tự học, tự rèn luyện chiếm lĩnh tri thức.

- Hỗ trợ học sinh tìm hiểu sâu nội dung kiến thức: Khi sử dụng máy vi tính

như một phương tiện dạy học, vấn đề đặt ra là trong khi tổ chức dạy học chương "Chất khí" Vật lí 10 THPT có những vấn đề địi hỏi phải tư duy, nhưng cũng có những vấn đề địi hỏi về thời gian, sức lực mà có thể kết quả khơng chính xác ví dụ như vẽ đồ thị p-V. Giáo viên có thể lược bỏ yêu cầu rèn luyện các kỹ năng khơng địi hỏi tư duy đó bằng các phần mềm dạy học thích hợp. Khi học sinh được giải phóng khỏi các cơng việc đó thì khả năng tập trung tư duy vào chủ đề chính tốt hơn.

- Rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức: Hiện nay các phần mềm dạy

học đã trở nên rất phong phú, đa dạng trong đó có rất nhiều phần mềm có thể khai thác để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh.

- Hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học tăng lên rõ rệt: Dạy học chương "Chất khí" ln gặp khó khăn trong việc trình bày một số nội dung mang tính trừu tượng như sự chuyển động của các phân tử khí, hay thời gian có hạn để tiến hành các thí nghiệm thật. Vấn đề cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh của học sinh, giúp học sinh rèn luyện khả năng thực hành đã được đặt ra nhưng kết quả khơng như mong muốn, phương pháp thuyết trình vẫn cịn khá phổ biến, việc sử dụng những phương pháp dạy học mới rất khó hồn thành nội dung chương trình dạy hoc trong khn khổ thời lượng bị hạn chế. Vấn đề thu hút số đông HS yếu tham gia hoạt

động cũng gặp khơng ít khó khăn, kết quả là hiệu quả dạy học chẳng những không được nâng cao mà cịn giảm sút. Nhưng nhờ CNTT, GV có thể sử dụng các phần mềm dạy hoc, Video clip, các phiếu học tập điện tử để đặt vấn đề, triển khai nhiệm vụ cho HS nhanh hơn, giảm thiểu được thời gian dẫn dắt vấn đề, HS thực hiện quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Tăng khả năng kiểm sốt và đánh giá q trình học tập của học sinh: Với

sự trợ giúp của các phần mềm dạy học, quá trình học tập của từng HS được kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời việc đánh giá diễn ra liên tục, trong mọi thời điểm của quá trình học tập, mọi kết quả của quá trình đánh giá sẽ được lưu lại trong thời gian dài.

1.4.2.4. Sự hỗ trợ của các phiếu học tập điện tử trong dạy học hợp tác: - Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện

PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin và sự kiện cho HS. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện khơng có trong SGK nhưng có liên quan đến bài học. GV có thể cung cấp những thông tin này hoặc có thể giới thiệu cho HS cách tự tìm thơng tin, từ đó, u cầu HS phân tích để rút ra những tri thức cho bài học, hoặc để minh họa, làm sáng tỏ thêm kiến thức cho bài học.

Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy những bài có nội dung trừu tượng, phức tạp, khó hiểu hoặc những bài, mục trong sách giáo khoa viết quá ngắn, HS khó có thể tự hiểu nếu không bổ sung thêm thông tin.

- Phiếu học tập là cơng cụ hoạt động và giao tiếp

PHT có nội dung là những câu hỏi, bài tập, mệnh lệnh, yêu cầu... kèm theo những hướng dẫn, gợi ý để HS hoàn thành nhằm lĩnh hội tri thức của bài học. Có thể sử dụng phiếu học tập trong rất nhiều trường hợp khác nhau như kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, ôn tập.

Khi sử dụng loại phiếu học tập trong DH, GV chỉ phải làm ít, nói ít, cịn HS phải làm việc nhiều, điều này phù hợp với quan điểm DH lấy HS làm trung tâm. Vì vậy, những câu hỏi, yêu cầu được đưa ra phải đảm bảo cho tất cả HS đều hiểu được, điều đó địi hỏi cách trình bày phiếu phải hết sức khoa học, rõ ràng và chính xác.

- Dùng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng vật lý cho học sinh

Phiếu học tập có nội dung là những hiện tượng vật lí để HS giải thích hiện

hành thí nghiệm, giúp HS rèn luyện những kỹ năng như sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt dụng cụ, xử lý số liệu, nhận xét kết quả thí nghiệm. Hoặc có nội dung là những bài tập giao cho HS hoàn thành nhằm rèn luyện các kỹ năng giải bài tập vật lí, hình thành cho HS các kỹ năng như tóm tắt đề bài, phân tích dữ kiện bài tốn, nêu được các định luật và công thức liên quan, đổi đơn vị, sử dụng đúng các thuật ngữ vật lí để viết được những lời giải chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)