Thực trạng tổ chức dạy học hợp tác mơn Vật lí với sự hỗ trợ của công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 46)

thơng tin ở trƣờng trung học phổ thơng

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức DHHT mơn Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT ở trường THPT, chúng tôi đã tổ chức tiến hành điều tra khảo sát thực trạng bằng cách phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh thuộc trường THPT Cao Phong và trường THPT Xuân Trường C thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Kết quả như sau:

1.5.1. Đối với giáo viên:

Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, trao đổi với 12 GV Vật lí, kết quả thu được với các nội dung như sau:

Bảng 1.4: Kết quả điều tra khảo sát GV tổ chức DHHT mơn Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT ở THPT

Nội dung điều tra Hình thức, mức độ Kết quả SL TL%

Trong dạy học vật lí, thầy (cô) thường sử dụng những hình thức nào sau đây để dạy học mơn vật lí nói chung, và chương "Chất khí" nói riêng? Trực quan 11 91.7 Vấn đáp 10 83.3 Thuyết trình 12 100 Dạy học theo dự án 3 25 Dạy học hợp tác 4 33.3 Quý thầy (cô) tự đánh giá khả năng

áp dụng các PPDH mới (Dạy học dự án, Dạy học hợp tác… ) như thế nào?

Áp dụng tốt 1 8.33

Còn hạn chế 10 83.3 Chưa được tập huấn 1 8.33

Khó khăn nào thầy (cơ) thường gặp phải khi dạy học mơn vật lí, cũng như chương “Chất khí”?

Kiến thức trừu tượng, học sinh

khó hiểu 9 75

Sử dụng các PPDH tích cực cịn

hạn chế 11 91.7

Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với mục tiêu dạy học

5 41.7

Có nên sử dụng PPDH HT trong quá trình dạy học mơn Vật lí khơng? Cần thiết 11 91.7 Không cần thiết 1 8.33 Tác dụng của việc vận dụng PP DHHT trong dạy học Vật lí.

Giúp học sinh nắm vững kiến

thức hơn 8 66.7

Giúp học sinh rèn luyện kỹ

năng tư duy và kỹ năng xã hội 12 100 Giúp học sinh u thích mơn

học , có ý thức tập thể hơn 10 83.3 Giúp HS tích cực , tự lực và

hứng thú trong học tập 11 91.7 PP DHHT có thể áp dụng cho đối

tượng học sinh nào?

Giỏi 12 100 Khá 12 100 Trung bình 1 8.33 Yếu, kém 0 0 Tất cả 4 33.3 Kĩ năng ứng dụng CNTT của GV Tốt 3 25 Trung bình 8 66.7 Yếu 2 16.7 Tần suất GV sử dụng CNTT hỗ trợ dạy học mơn Vật lí? Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 12 100

Chưa bao giờ 0 0

sử dụng trong quá trình dạy học Phần mềm dạy học 2 16.7 Bản đồ tư duy 3 25 Website dạy học 0 0 Phối hợp nhiều hình thức khác nhau 3 25 Có nên tổ chức DHHT với sự hỗ trợ của CNTT không?

Rất cần thiết, thuận lợi cho việc

tổ chức dạy học 1 8.33

Cần thiết nhưng khó thực hiện 10 83.3 Khơng cần thiết vì khơng có tác

dụng nhiều 1 8.33

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy mức độ GV sử dụng các PPDH là thuyết trình với 100% số GV thường xuyên sử dụng, trực quan là 91,7% và vấn đáp là 83,33% . Các PPDH mà hầu như rất ít GV sử dụng là các PPDH: dạy học theo dự án 75% GV chưa từng thực hiện, dạy học theo nhóm 3 , 3 3 % G V s ử d ụ n g .

Qua khảo sát còn cho thấy việc thực hiện các PPDH theo các mơ hình dạy học mới thì hầu như GV tự đánh giá là 83,3% cịn hạn chế, chỉ có 8,33% GV đánh giá là sử dụng thành thạo, cịn lại là chưa có kĩ năng.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn GV về nguyên nhân của thực trạng thì được biết, đối với việc dạy chương chương "Chất khí" là một chương khá trừu tượng với HS nhưng đa số GV dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải, vấn đáp để xây dựng kiến thức, lí do hiện nay thiết bị thí nghiệm chưa được trang bị đầy đủ, kĩ năng làm thí nghiệm của GV và HS còn nhiều hạn chế. Việc sử sụng CNTT của GV chưa được tốt và ít có các phần mềm dạy học bản quyền, chủ yếu sử dụng các phần mềm, video clip, các thí nghiệm mơ phỏng download trên mạng internet nên dễ bị lỗi trong khi đó kĩ năng CNTT của GV chỉ ở mức bình thường. Hiện nay, tất cả GV thỉnh thoảng sử dụng CNTT trong dạy học, nhưng hầu như là chỉ áp dụng khi có thanh tra hoặc hội giảng, hình thức sử dụng là các video clip, hình ảnh thực cùng với trình chiếu Powerpoint, cịn các hình thức khác như BDTD, Website dạy học…thì hầu như rất ít sử dụng.

1.5.2. Đối với học sinh

Tiến hành phát phiếu điều tra cho 195 HS lớp 10 thuộc các trường THPT Cao Phong và trường THPT Xuân Trường C thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định về tổ chức HTHT với sự hỗ trợ của CNTT , kết quả thu được với các nội dung như sau:

Bảng 1.5: Kết quả điều tra khảo sát HTHT mơn Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT ở THPT đối với HS với sự hỗ trợ của CNTT ở THPT đối với HS

Nội dung Hình thức, mức độ Kết quả

SL TL%

Trong giờ học vật lí em thường hứng thú với cách học nào nhất?

Nghe thầy (cô) giảng bài và ghi chép 60 30.8 Thảo luận cùng các bạn 102 52.3 Tự nghiên cứu sách giáo khoa 17 8.72

Khơng có ý kiến 17 8.6

Giáo viên có thường xun tổ chức dạy học nhóm khơng?

Thường xuyên 45 23.1

Thỉnh thoảng 158 81

Chỉ khi có các giáo viên dự giờ 21 10.8

Chưa bao giờ 0 0

Trong q trình thảo luận theo nhóm em thường làm gì?

Tích cực thực hiện cơng việc mà

nhóm được phân cơng 129 66.2 Lắng nghe các bạn trong nhóm thảo

luận 50 25.8

Khơng làm gì vì có các bạn khác

trong nhóm làm 14 7.18

Giúp đỡ các thành viên khác trong

nhóm 29 15.1

GV thường sử dụng những hình thức phương tiện dạy học nào để hỗ trợ trong bài giảng trên lớp của em Thí nghiệm thực 73 37.4 Video clip 78 39.8 Hình ảnh 44 22.6 Bản đồ tư duy 19 9.68 Hình thức khác 35 17.9

GV có sử dụng CNTT hỗ trợ thì bản thân em thu được những kết quả gì?

học hơn

Giúp em tự học tốt hơn 34 17.2 Giúp ghi nhớ kiến thức lâu và kỹ hơn 55 28 Dễ hiểu bài và hiểu bài kỹ hơn 131 67.2 Cảm nhận của em về giờ học tổ chức học tập theo nhóm có hỗ trợ của CNTT ? Rất thích 78 40 Thích 67 34.4 Bình thường 44 22.6 Khơng thích 6 3.08

Một số học sinh vẫn thích hình thức học theo nhóm, được thảo luận cùng với bạn (52,3%), khi chúng tôi trao đổi với một số học sinh hỏi lí do tại sao thích học nhóm thì được biết câu trả lời là được học cùng bạn, được thảo luận những vấn đề yêu thích và được khám phá kiến thức, cảm thấy hứng thú trong học tập. Tuy nhiên có 52,3% HS trả lời thầy cơ thường xun tổ chức dạy học theo hướng cho học sinh thảo luận còn trên 38% HS vẫn trả lời thầy cơ dùng hình thức dạy học chủ yếu là thuyết trình, thầy đọc, trị chép.

Phần đa HS hứng thú hơn với PPDH có sự hỗ trợ của CNTT (71.8%), giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đồng thời qua giờ học giúp các em phát triển kỹ năng thu thập thông tin từ việc quan sát thí nghiệm, hình ảnh.

1.6. Kết luận chƣơng 1

Trong chương này chúng tơi đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức DHHT với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học Vật lí, cụ thể:

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về các vấn đề khái niệm về dạy học hợp tác ; cấu trúc của DHHT, quy trình tổ chức dạy học hợp tác. Đặc biệt quan tâm đến những kỹ năng của GV, HS cần có trong dạy-học hợp tác.

Đồng thời, đề tài đã tập trung nghiên cứu về tổ chức dạy học hợp tác với sự hỗ trợ của CNTT: nghiên cứu về xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay, khả năng hỗ trợ của CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng, đưa ra quy trình tổ chức DHHT với sự hỗ trợ của CNTT, sự kết hợp của hình thức

dạy học với các phần mềm dạy học, phương tiện trực quan...giúp cho tiến trình dạy học có hiệu quả nhất.

Tiến hành điều tra thực trạng của việc vận dung hình thức DHHT và ứng dụng CNTT trong q trình đó, bước đầu xác định được những khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của những thực trạng dạy học đổi mới hiện nay.

Qua phân tích ở trên cho thấy việc sử dụng phương pháp tổ chức DHHT với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học Vật lí cho HS THPT là hồn tồn hợp lí, phù hợp với các cơ sở lí luận cũng như cơ sở thực tiễn. Hình thức dạy học này đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của QTDH, tạo cho HS phát huy tính tích cực, tăng cường tính chủ động sáng tạo và tự lực nghiên cứu của HS trong q trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC CHƢƠNG " CHẤT KHÍ"- VẬT LÍ 10 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN

2.1. Đặc điểm chƣơng " Chất khí" Vật lí 10 THPT

2.1.1. Đặc điểm chung của phần Nhiệt học Vật lí 10 THPT

Nhiệt học là một phần có nội dung rất quan trọng trong chương trình vật lí THPT nói chung và của lớp 10 THPT nói riêng. Nhiệt học là một trong những bộ phận của Vật lí học có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến chuyển động và tương tác của các phân tử. Phần Nhiệt học bao gồm 3 chương: Chất khí, Cơ sở của nhiệt động lực học, Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Chương "Chất khí" nghiên cứu tính chất của chất khí và các q trình biến đổi trạng thái của chất khí. Chương này trình bày về cấu tạo chất, nội dung thuyết động học phân tử chất khí, đặc điểm của khí lý tưởng, q trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp đối với khí lí tưởng và các định luật thực nghiệm tương ứng, phương trình trạng thái khí lí tưởng. Ngồi ra, chương này còn đề cập đến nhiệt độ tuyệt đối. Sau khi học chương này, bước đầu HS có thể hiểu và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.

2.1.2. Nội dung chương " Chất khí" Vật lí 10 THPT

2.1.2.1. Cấu trúc chương

2.1.2.2. Nội dung kiến thức cơ bản

* Nội dung cơ bản của thuyết :

- Thuyết động học phân tử chất khí:

+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

+ Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình

* Nội dung cơ bản của các định luật :

- Định luật Bơi- lơ Ma-ri- ốt

+ Phát biểu: Trong q trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất

tỉ lệ nghịch với thể tích.

+ Biểu thức: p.V = hằng số

Trong đó : p là áp suất của khí (Pa, atm…). V là thể tích bình chứa khí (lít, cm3…)

- Định luật Sac- lơ

+ Phát biểu: Trong q trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất

tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

+ Biểu thức : p/T = hằng số

Trong đó : p là áp suất của khí ( Pa, atm…) T là nhiệt độ tuyệt đối (K)

- Định luật Gay Luy-sac

+ Phát biểu: Trong q trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ

lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

+ Biểu thức : V/T = hằng số

Trong đó : V là thể tích của khí (lít, cm3…) T là nhiệt độ tuyệt đối (K)

* Các khái niệm:

- Khí lí tưởng: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ

- Khí thực: Chất khí trong đó tn theo gần đúng các định luật Bơi – lơ Ma-

ri-ốt và Sác- lơ.

- Thơng số trạng thái của một lượng khí: ba thơng số trạng thái: áp suất p, thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T.

- Quá trình biến đổi trạng thái: Lượng khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng quá trình biến đổi trạng thái.

- Đẳng quá trình: Là quá trình biến đổi trạng thái trong đó có hai thơng số

biến đổi, cịn một thơng số khơng đổi.

- Quá trình đẳng nhiệt: Là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ khơng đổi

- Q trình đẳng tích: Là q trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được

giữ khơng đổi

- Q trình đẳng áp: Là quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ khơng đổi

- Đường đẳng nhiệt: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích

khi nhiệt độ khơng đổi.

- Đường đẳng tích: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích khơng đổi.

- Đường đẳng áp: Đường biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ theo thể tích

khi áp suất khơng đổi.

2.2. Khai thác một số ứng dụng của công nghệ thông tin hỗ trợ tổ chức dạy học hợp tác chƣơng "Chất khí" Vật lí 10 THPT hợp tác chƣơng "Chất khí" Vật lí 10 THPT

2.2.1. Sử dụng bản đồ tư duy số

2.2.1.1. Phương tiện vẽ Bản đồ tư duy

Có thể sử dụng phần mềm Edraw Mindmap 7.9 để tạo BĐTD trên máy vi tính. Việc sử dụng các phần mềm Mindmap sẽ làm cho công việc lập BĐTD dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời đáp ứng yêu cầu về ứng dụng CNTT trong dạy trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.

Khi sử dụng bản đồ tư duy, học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian,

tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của kiến thức.

2.2.1.2. Bản đồ tư duy trong bài học xây dựng kiến thức mới - Sử dụng BĐTD tóm tắt nội dung định luật vật lý:

Dùng BĐTD để tóm tắt nội dung một định luật vật lý được dùng trong dạy học các định luật vật lý. Một định luật vật lý bao gồm các yếu tố: nội dung và biểu thức định luật, ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong biểu thức, phạm vi vận dụng định luật vào thực tiễn.

Hình 2.2: BĐTD định luật Bơi-lơ Ma-ri-ốt

Hình 2.3: BĐTD định luật Sac - lơ - Sử dụng BĐTD tóm tắt nội dung thuyết vật lý: - Sử dụng BĐTD tóm tắt nội dung thuyết vật lý:

Trong dạy học các thuyết vật lý, GV có thể tổ chức cho HS lập BĐTD về nội dung của thuyết vật lý:

Hình 2.4. BĐTD thuyết động học phân tử chất khí 2.2.1.3. Bản đồ tư duy trong hệ thống hóa kiến thức, củng cố kiến thức 2.2.1.3. Bản đồ tư duy trong hệ thống hóa kiến thức, củng cố kiến thức

- Sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức của chương

Việc sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức chương để củng cố ơn tập cho HS sau khi học hết chương sẽ giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học, đồng thời nắm chắc những kiến thức cơ bản và trọng tâm một cách tốt nhất.

Hình 2.5. BĐTD kiến thức chương “Chất khí” - Sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức của bài

Sử dụng BĐTD tóm tắt kiến thức bài nhằm củng cố kiến thức đã học của bài sẽ giúp HS nắm được toàn bộ nội dung đã được học, mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài.

Ví dụ: BĐTD bài " Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí":

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)