Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 39)

1.4. Dạy học hợp tác môn Vật lý với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

1.4.1. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học

1.4.1. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học học

1.4.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

- Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh: Trong việc đổi mới PPDH, ta không phủ định vai

trò của các PPDH truyền thống, tuy nhiên ta sẽ sử dụng các phương pháp đó theo tinh thần mới. Giáo viên phải lựa chọn PPDH theo một chiến lược nhằm phát huy được ở mức độ tốt nhất tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong những tình huống cụ thể.

- Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên sang tổ chức

cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng: Vai trị chính yếu

của giáo viên là tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của HS, sao cho HS có thể tự lực chiếm lĩnh được kiến thức và kĩ năng mới. Đó là vì các kiến thức, kĩ năng và thái độ ứng xử chỉ có thể hình thành được ở mỗi con người bằng những hoạt động tìm tịi, khám phá, nghiền ngẫm, trao đổi và giao tiếp của chính người đó.

- Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp tác: Các hình thức tổ chức học tập cá nhân, theo nhóm và theo lớp là các hình thức

học tập vẫn được áp dụng trong những PPDH truyền thống. Hình thức học tập cá nhân lâu nay vẫn được coi là hình thức học tập cơ bản nhất và có hiệu quả nhất. Các hình thức học tập theo nhóm và theo lớp là các hình thức học tập hỗ trợ.

Theo tinh thần của các PPDH tích cực, hình thức học tập cá nhân vẫn là hình thức học tập cơ bản. Tuy nhiên, giáo viên phải tìm cách kích thích được hứng thú học tập, làm cho HS học tập một cách tự giác, chủ động, từ đó phát huy được tính sáng tạo của mỗi cá thể trong học tập. Các hình thức học tập hợp tác khơng những góp phần làm cho việc học tập cá nhân có hiệu quả hơn mà cịn có tác dụng rèn luyện cho HS tinh thần hợp tác trong lao động, thái độ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm trong công việc chung.

- Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học: Một đặc trưng quan trọng

của xã hội hiện đại là sự bùng nổ thông tin. Những ứng dụng kĩ thuật là rất hiện đại của ngày hơm nay thì đã trở nên rất lạc hậu trong một tương lai khơng xa. Vì những

hiểu biết của chúng ta rất mau chóng trở thành lạc hậu, nên mỗi con người sống trong xã hội hiện đại phải biết cách cập nhật thông tin, một trong những cách khả dĩ là phải biết tự học.

Mặt khác, dù là học ở trên lớp hay học ở nhà, mỗi HS phải thực sự động não để tiếp thu những điều cần học. Vì vậy, trong những hoạt động cá nhân của tiết học, giáo viên phải có chiến lược bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. Chẳng hạn, giáo viên có thể huấn luyện cho HS cách nắm bắt nội dung chính của một phần tài liệu, tập cho các em cách suy nghĩ và hành động để giải quyết một vấn đề, rèn cho các em thói quen tra cứu tài liệu, biểu bảng...

- Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức:

Những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và lao động của con người trong xã hội hiện đại đang càng ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Những kiến thức và kĩ năng đưa vào chương trình phổ thơng tuy đã được chọn lọc cẩn thận nhưng khơng tránh khỏi tình trạng một số sẽ trở thành lạc hậu và một số bị thiếu hụt so với yêu cầu của cuộc sống. Trong nhà trường, chúng ta chỉ dạy cho HS những nguyên tắc đại cương. Khi vào đời, HS sẽ gặp phải những tình huống thực tế vơ cùng phong phú, đa dạng. Tất cả những thực tế đó đã đặt cho chúng ta nhiệm vụ phải bồi dưỡng cho HS những kĩ năng sống cần thiết, bên cạnh việc truyền thụ hệ thống kiến thức. Trong số những kĩ năng cần rèn luyện cho HS, người ta đặc biệt chú ý tới các kĩ năng thực hiện các tiến trình khoa học. Đó là các kĩ năng thu thập thơng tin, xử lí thơng tin và truyền đạt thơng tin.

1.4.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học:

+ Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh,... Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn thơng tin, nâng cao việc trực quan hố tài liệu dạy học.

+ Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các q trình thơng tin :

Dưới góc độ điều khiển học thì q trình dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Với một chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của HS trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thơng tin

ngược, xử lí thơng tin và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của HS đạt kết quả cao.

+ Đáp ứng tính lặp lại trong dạy học: Khác với GV, máy tính có thể lưu trữ

thơng tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho đến khi HS đạt được mục đích sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể HS trong quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá thể hố trong q trình dạy học.

+ Khả năng mơ hình hố các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của

máy tính. Nó có thể mơ hình hố các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, so sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng khơng thể truyền tải được bởi các mơ hình thơng thường. Chẳng hạn, dịng chuyển dời có hướng của các e- trong kim loại, các quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra trong xilanh của động cơ đốt trong, từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyển động của điện tử xung quanh hạt nhân,... trong khi đó máy tính hồn tồn có thể mơ phỏng chúng.

+ Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngồi có dung lượng

như hiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép thành lập các ngân hàng dữ liệu. Các máy tính cịn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thơng tin tồn cầu internet. Đó chính là những tiền đề giúp GV và HS dễ dàng chia sẻ và khai thác thơng tin cũng như xử lí chúng có hiệu quả.

- Ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của q trình dạy học. Vì vậy, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máy thay thế một số cơng việc của người GV.... Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của HS, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hố q trình học tập.

Nền giáo dục nước ta hiện nay đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong dạy và học, kết hợp với đổi mới PPDH một cách toàn diện, xây dựng thư viện điện tử, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, sử dụng các phương tiện hiện đại, sử dụng

mutimedia... trong dạy học đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt về chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học hợp tác chương chất khí – vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 39)