Vị trí, mục tiêu của chương II: các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) trong lịch sử thế giới lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 34 - 36)

cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) trong lịch sử thế giới lớp 11 THPT (chương trình chuẩn)

* Vị trí

Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế

giới (1918- 1939) nằm trong hệ thống chung của chương trình LSTG hiện đại

lớp 11). Chương này trình bày những vấn đề của các nước tư bản trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị và xã hội trong giai đoạn 1918 đến 1939.

Nội dung cơ bản của CNTB thời kì 1918- 1939 phát triển qua 3 giai đoạn chính sau:

- 5 năm đầu sau chiến tranh: 1918- 1923: khủng hoảng kinh tế, chính trị sau chiến tranh, cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu.

- 5 năm tiếp sau (1924- 1929) phục hồi và phát triển nhanh chóng về kinh tế, ổn định về chính trị.

- 10 năm cuối (1929- 1939): đại khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bùng nổ đã chấm dứt thời kì ổn định ngắn ngủi, đe dọa sự tồn tại và tác động mạnh mẽ tới xu hướng phát triển của CNTB. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản chủ nghĩa phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Nếu như các nước Anh, Pháp và điển hình là Mỹ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để thích nghi với tình hình mới, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của CNTB thì các nước Đức, Italia và Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để đàn áp phong trào cách mạng trong nước và gây chiến tranh xâm lược thuộc địa. Để

làm rõ những nội dung khái qt chung đó, học sinh sẽ tìm hiểu cụ thể về Mỹ và Đức, Nhật Bản.

Trong bối cảnh hiện nay khi giảng dạy về CNTB, cần trình bày một cách khách quan, khoa học về những thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật mà CNTB đạt được. Tuy nhiên cũng chỉ rõ những mâu thuẫn thuộc về bản chất, những mặt trái không thể khắc phục được của CNTB. Cần làm rõ tính chất phản động của chủ nghĩa phát xít và những tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra với nhân loại.

* Mục đích

Về nhận thức:

Chương 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế

giới (1918-1939) có nội dung phong phú, nối tiếp lịch sử của chủ nghĩa tư bản

thời cận đại, trong thời kì đầu của thời hiện đại, các nước tư bản có nhiều biến động lớn, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước tư bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Dạy học phần chương 2: “Chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)”, phải giúp học sinh nhận thức được:

- Những chuyển biến quan trọng trong sản xuất của nhân loại.

- Chủ nghĩa tư bản khơng cịn là hệ thống duy nhất trên thế giới, phải trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động.

- Các giai đoạn phát triển của các nước tư bản từ năm 1918 đến năm 1939, nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ở mỗi giai đoạn.

- Sự hình thành chủ nghĩa phát xít dẫn tới nguy cơ chiến tranh thế giới nổ ra. Những khái niệm mà học sinh cần nắm vững: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, quân phiệt, khủng hoảng kinh tế thừa, lạm phát…Nắm vững thuật ngữ khái niệm trên, học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn nội dung lịch sử phần này, làm cơ sở cho nhận thức vững chắc ở giai đoạn sau.

Về giáo dục: Qua những sự kiện lịch sử cụ thể, sinh động nhằm giáo dục cho

- Trân trọng những thành tựu trong xây dựng kinh tế, bảo vệ của cải vật chất của xã hội tạo ra.

- Thấy được mặt trái của chủ nghĩa tư bản trong việc bóc lột người lao động, tư hữu tài sản, bất cơng xã hội, phân hóa giàu nghèo, phân biệt chủng tộc…

- Bênh vực cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và những người lao động ở các nước tư bản đòi quyền lợi.

- Thể hiện thái độ và hành động đúng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh nổ ra.

Về phát triển: Đây là giai đoạn có nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử nên có

thể rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng học tập bộ môn như:

Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp học tập lịch sử thơng qua việc phát huy tính tích cực học tập của bản thân để nắm vững kiến thức cơ bản, tìm hiểu mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại. Phát triển cao hơn kĩ năng thực hành bộ mơn, hồn thành tốt việc kiểm tra đánh giá; trên cơ sở đó, bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w