Những yêu cầu của việc xây dựng Átlat giáo khoa lịch sử

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 38 - 42)

Việc xây dựng và sử dụng Átlát giáo khoa lịch sử trong dạy học lịch sử nếu được thực hiện một cách đúng đắn, khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn, đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc xây dựng Átlát giáo khoa lịch sử không thể tiến hành một cách tùy tiện mà nó cần phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất: Átlát lịch sử phải gắn với chương trình, sách giáo khoa

Việc xây dựng thiết bị dạy học nói chung và Átlát lịch sử nói riêng phải tùy thuộc vào ý tưởng chủ đạo của từng bài thậm chí từng mục của bài, của chương hay của khóa trình. Việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong dạy học

lịch sử được cụ thể hóa trong các giờ học cụ thể. Do đó, việc xây dựng Átlát lịch sử phải bám sát nội dung, phạm vi, yêu cầu của chương trình sách giáo khoa góp phần cùng với các bài học thực hiện tốt mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển bộ môn.

Phải xác định những kiến thức cơ bản của bài học cần được thể hiện trong Átlát lịch sử nhằm đảm bảo việc xây dựng và sử dụng Átlát có tác dụng tích cực trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Thứ hai: xây dựng Átlát lịch sử phải phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy trí thơng minh, sáng tạo, có tác dụng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho học sinh.

Những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng về sự quá tải trong nội dung giáo dục. Đó là sự mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức vô cùng lớn mà thời đại thơng tin mang đến với trình độ và khả năng nhận thức có hạn của học sinh. Do vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện cải cách sửa đổi nội dung chương trình, sách giáo khoa để nhằm khắc phục tình trạng trên nhưng cịn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Mọi sự đổi mới về nội dung, phương pháp đều nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ học, bài học. Song xét cho cùng, mọi cố gắng của giáo viên sẽ trở nên vơ ích nếu ta đưa một tài liệu khơng vừa sức học sinh.

Đề cập đến tính vừa sức, là phải nói tới sự phù hợp giữa nội dung Átlát với đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Nếu chỉ dừng lại như vậy sẽ khơng hiểu đúng rằng tính vừa sức chỉ tồn tại ở dạng tĩnh, ổn định. Theo lí luận giáo dục hiện đại “dạy học phải hướng vào vùng phát triển gần

nhất” [30; 12] của học sinh. Vì thế, quan niệm về tính vừa sức phải đồng

nghĩa với sự “phát triển”. Nó chứa đựng nhân tố kích thích sự nỗ lực lĩnh hội, tính tích cực tư duy và hoạt động của chủ thể nhận thức. Khi nhìn nhận “sức” của học sinh, ta phải nhìn ở tính biến đổi, ở sự vận động của nó, tức là nói đến cái sẽ có.

Đảm bảo tính vừa sức là một trong những nguyên nhân quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng vì “Tính vừa sức làm cho học sinh hứng thú học tập, học tập có kết quả, tạo điều kiện cho học kém vươn lên ngang trình độ chương trình, giáo dục học sinh khá, giỏi vươn lên trong phạm vi trình độ quy định” [26, 333].

Thứ ba: xây dựng Átlát phải đảm bảo tính chính xác về nội dung và tính hiệu quả.

Trong q trình giáo dục, dạy học, mọi con đường, biện pháp, hình thức đều phải đạt đến sự chính xác về nội dung, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư tưởng, thái độ, tình cảm, hình thành nhân cách người học. Sử dụng Átlát lịch sử thiết kế khơng nằm ngồi mục đích đó. Đó là nhằm định hướng cho học sinh giải quyết một hoặc một số vấn đề nào đó trong nội dung bài học, chương trình mơn học cung cấp và củng cố q trình nhận thức của các em. Do đó, Átlát lịch sử cần thiết kế trên cơ sở những sự kiện cơ bản, chính xác nhất, rõ ràng nhất để tạo biểu tượng chân thực nhất làm cơ sở cho sự hiểu biết lịch sử của học sinh.

Khi xây dựng Átlát lịch sử phải đảm bảo tính hiệu quả, tức là nó vừa được ứng dụng rộng rãi, vừa có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và vững chắc, trong dạy học lịch sử cịn hình thành cho học sinh những kĩ năng quan trọng, như kĩ năng quan sát, nhận xét, tư duy lơ gíc hiểu bản chất vấn đề, đọc và làm việc với bản đồ, sơ đồ, biểu đồ…

Thứ tư: phải đảm bảo tính thực tiễn.

Việc xây dựng Átlát lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử phải dựa vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, làm sao cho nó vừa phải phù hợp với những đặc điểm, nội dung, điều kiện, yêu cầu của giáo dục phổ thơng, vừa có thể áp dụng rộng rãi ở các vùng miền và tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học bộ mơn.

Để đạt được mục đích đó, việc thiết kế Átlát lịch sử cần chú ý mấy điểm chủ yếu sau:

- Phù hợp với nội dung chương trình mơn sử ở trường THPT.

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ở trường THPT nói chung, và mơn lịch sử nói riêng.

- Phù hợp với năng lực chuyên môn của đông đảo giáo viên THPT, phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của trường, có khả năng triển khai, ứng dụng rộng rãi trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT.

- Átlát lịch sử phải bám sát nội dung học tập, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, khơi gợi hứng thú và có tính “thách thức” đối với các em.

Thứ năm: Átlát lịch sử phải được thiết kế dễ sử dụng và có tính thẩm mĩ.

Átlát lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh trong việc kết hợp với các phương tiện dạy học khác (bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa…) nhằm tổ chức tốt các hoạt động trên lớp theo kế hoạch dạy học đã định trước (giáo án). Giáo viên có thể kết hợp Átlát lịch sử với các đồ dùng trực quan khác làm sao cùng với trình bày miệng của thầy, học sinh tập trung chú ý và huy động nhiều cơ quan cảm giác để tiếp thu kiến thức một cách sinh động, cụ thể, vì rằng “Sự tập trung một số lớn các cơ quan cảm

giác vào việc tiếp thu kiến thức cũng góp phần vào việc phát huy tính tích cực của hoạt động nhận thức của học sinh” [16; 76]. Trong đó, theo kết quả

nghiên cứu khoa học thì 90% tri thức thu nhận qua mắt nhìn và 10% qua tai. Để tiết kiệm thời gian, cơng sức của thầy và trị trong xây dựng đồ dùng dạy học thường ngày, phải thiết kế Átlát lịch sử phần chương II Các

nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) làm

sao vẫn có thể dùng để dạy các bài trong chương II này từ bài 11 đến bài 14 lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn).

Để tạo điều kiện cho việc sử dụng của thầy và trò, đồ dùng phải được xây dựng với nhiều cơng dụng đa dạng, có thể dùng trong bài cung cấp kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra, thực hành ngoại khóa…

Cuối cùng, tương tự như hình thức của Átlát địa lí, thì Átlát lịch sử cần được thiết kế thành một tập kích cỡ 22.5x32.5cm, trong đó có bản đồ là chính, ngồi ra cần có sơ đồ, niên biểu, hình ảnh, đồ thị....Đảm bảo tính hấp dẫn của hình ảnh màu sắc phong phú, thu hút sự chú ý của học sinh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ÁTLÁT GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w