cho học sinh
Trước mỗi tiết học tư duy của học sinh ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, trước hết thầy giáo phải định hướng hoạt động nhận thức của học sinh nhằm vạch ra trước mắt học sinh lý do của việc học và giúp các em xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy nhằm đưa học sinh vào trạng thái sẵn sàng học tập, lơi kéo học sinh vào khơng khí dạy học. Khởi động tư duy chỉ là bước đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì khơng khí dạy học trong suốt giờ học. Học sinh càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của các em càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý tới tạo các tình huống có vấn đề nhằm gây sự xung đột tâm lí của học sinh. Điều này rất cần thiết và cũng rất khó khăn, nó địi hỏi sự cố gắng nỗ lực và năng lực sư phạm của giáo viên.
Việc định hướng hoạt động nhận thức của học sinh có sự hỗ trợ của Átlát lịch sử. Giáo viên có thể dựa vào những sơ đồ tóm tắt kiến thức trong Átlát để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Ví dụ: trước khi vào bài 11 mục 3: giáo viên có thể sử dụng sơ đồ: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở các nước tư bản trong Átlát, giáo viên giới thiệu như sau: “Từ khi ra đời, Chủ nghĩa tư bản đã chịu tác động bởi quy luật phát triển khơng đều. Quy luật đó tạo ra những bước phát triển thăng trầm khác nhau, gây nên những cuộc khủng hoảng có tính chu kì. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế thừa kéo dài nhất, toàn diện nhất, tàn phá nặng nề nhất, và gây nên những hậu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nghiêm trọng nhất trong lịch sử CNTB. Vậy thì vì sao có cuộc khủng hoảng đó? Cuộc khủng hoảng đó diễn ra như thế nào? Nó gây nên những hậu quả nghiêm trọng ra sao về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế?”
Học sinh chỉ cần nhìn vào sơ đồ là có thể thấy được những nội dung kiến thức cần tìm hiểu về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933: nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả. Từ đó, giáo viên có thể chia cả lớp thành 3 nhóm, mỗi
nhóm tìm hiểu một vấn đề. Việc định hướng nhận thức cho học sinh được hoàn thành nhờ kết hợp sử dụng Átlát với trình bày nêu vấn đề.